Các đặc điểm của thị trường điện và điều tiết điện lực tại Na Uy và khu vực Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài chính khi hình thành thị trường điện ứng dụng trong tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 43 - 49)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.9. Tìm hiểu về thị trường điện Nauy

2.9.2. Các đặc điểm của thị trường điện và điều tiết điện lực tại Na Uy và khu vực Bắc

vực Bắc Âu

a) Quá trình cải tổ ngành điện và xây dựng thị trường điện:

Ngành điện của Na Uy đã phát triển ở mức độ rất cao, có cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại. Hệ thống điện được liên kết với các nước trong khu vực Bắc Âu (Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan), là nền tảng cho sự hình thành và phát triển của thị trường khu vực Nord-Pool.

Quá trình cải tổ ngành điện và phát triển thị trường điện tại Na Uy và các nước trong khu vực được tóm tắt qua những mốc thời gian quan trọng như sau:

- 1990 - 1991: Thông qua Đạo luật Năng lượng (Energy Act), có hiệu lực từ tháng 01/1991 với các mục tiêu nâng cao mức khai thác các nguồn thuỷ điện, nâng cao hiệu quả, tăng cường chất lượng cân bằng cung cầu và giảm sự khác biệt về giá điện giữa các vùng miền. Nội dung chính của Đạo luật này là chia tách công ty Statkraft SF thành 2 đơn vị độc lập, Statkraft quản lý nguồn điện và Statnett quản lý và vận hành hệ thống truyền tải điện. Đạo luật cũng quy định cơ chế tiếp cận mở cho tất cả các khách hàng có nhu cầu đấu nối vào hệ thống lưới điện (Open access).

- 5/1992: Hình thành thị trường điện spot-market tại Na Uy.

- 6/1995: Đạo luật cải tổ ngành điện tương tự của Phần Lan có hiệu lực. - 01/1996: Đạo luật cải tổ ngành điện tương tự của Thụy Điển có hiệu lực. Thị trường Nord-Pool thành lập cho 2 nước Na Uy và Thụy Điển.

- 01/1997: Phần Lan tham gia thị trường Nord-Pool.

- 1999 - 2000: Các khu vực Tây và Đông Đan Mạch tham gia Nord-Pool. - 2002: Áp dụng thị trường cân bằng cho cả khu vực.

- 2005: Mở thị trường liên kết mua điện khu vực với Đức. - 2008: Thị trường tài chính được bán cho NASDAQ OMX.

- 2009: Liên kết điện với thị trường 11 nước châu Âu EMCC (European Market Coupling Company).

- 2010: N2EX vận hành thị trường giao ngay Nord-Pool. Mở thị trường liên kết mua điện với Estonia.

- 2012: Tất cả các tiêu chuẩn/chứng chỉ chung của Na Uy đã thống nhất đồng bộ với Thụy Điển. Mở thị trường liên kết mua điện với Lithunia.

- 2013: Mở thị trường liên kết mua điện với Latvia và tất cả các nước vùng Baltic.

Từ khi chính thức bắt đầu hoạt động đến nay thị trường điện tại Na Uy và khu vực Bắc Âu đã hoàn toàn cạnh tranh đến khâu bán lẻ, bất kỳ khách hàng nào (không phân biệt quy mô sử dụng điện) cũng có quyền lựa chọn người cung cấp điện cho mình. Người tiêu dùng có thể trực tiếp hoặc thơng qua đơn vị giao dịch (trader) mua điện từ thị trường Nord-Pool (day-ahead spot market), hoặc có thể mua điện từ các nhà phân phối (suppliers).

b) Các đặc điểm về quy mô hệ thống điện của Na Uy:

- Nguồn điện: Trong năm 2016, tổng cơng suất đặt tồn hệ thống điện Na Uy

là 33.200 MW bao gồm thủy điện, gió và nhiệt điện, trong đó cơng suất đặt thuỷ điện chiếm 96% công suất đặt. Điện sản xuất 148,8 TWh/năm, điện tiêu thụ (thương phẩm) là 132,6 TWh và điện xuất khẩu là 16,5 TWh. Sở hữu nhà nước (chính quyền Trung ương và các chính quyền địa phương) là chủ đạo, trong đó cơng ty nhà nước Statkraft là đơn vị phát điện lớn nhất, chiếm khoảng 30% nguồn tại Na Uy.

- Truyền tải và phân phối: Hệ thống lưới điện truyền tải được chia thành lưới

truyền tải chính/quốc gia (cấp điện áp 132, 400 kV) và lưới truyền tải vùng (33-132 kV). Na Uy có khoảng 135 đơn vị quản lý lưới điện phân phối (22 - 0,23kV). Các đơn vị quản lý lưới có thể là các cơng ty độc lập hoặc là một phần của các công ty phân phối (bán lẻ) hay các công ty liên kết dọc (sản xuất, quản lý lưới, bán lẻ). Trong trường hợp liên kết, hoạt động quản lý lưới điện phân phối phải được tách bạch với hoạt động bán lẻ điện.

c) Về vận hành thị trường điện:

Giao dịch mua bán điện tại Na Uy được thực hiện dưới hai dạng, giao dịch điện năng (vật lý) và giao dịch tài chính. Có 3 hình thức giao dịch vật lý bao gồm thị trường ngày tới (day-ahead market), thị trường trong ngày (Intraday market) và

thị trường cân bằng thời gian thực (Balancing market). Trong khi đó, thị trường tài chính (Financial market) là các giao dịch thứ cấp trong đó có sản phẩm điện, hoạt

động hoàn toàn độc lập với các giao dịch điện năng vật lý. Thị trường tài chính bao gồm các Thị trường song phương (Bilateral Market), Thị trường kỳ hạn (Forward Market) và Thị trường tương lai (Future Market). Các hợp đồng có thời hạn tới 10 năm, bao gồm các hợp đồng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Các đơn vị quản lý điều hành các giao dịch thị trường bao gồm Nord-Pool AS đối với thị trường ngày tới và trong ngày, TSOs các nước đối với thị trường cân bằng và Nasdaq đối với thị trường tài chính.

(1) Thị trường day-ahead market (thị trường ngày tới):

Nord-Pool Spot market là dạng thị trường cân bằng ngày tới, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện và tự điều độ. Các thành viên thị trường bao gồm các đơn vị phát điện, các đơn vị phân phối, các khách hành trực tiếp và các đơn vị giao dịch traders (hiện tại có khoảng 360 thành viên). Hàng ngày, các đơn vị này thực hiện việc chào mức công suất mua và bán theo từng mức giá cho từng giờ của ngày tới, thời điểm đóng cửa thị trường day ahead market là 12h00. Trong khi lập bản chào, từng thành viên thị trường phải đảm bảo được việc mua bán của mình là cân bằng, có tính đến nghĩa vụ trong của các hợp đồng song phương và các cam kết khác. Nord-Pool AS sau đó sẽ tổng hợp các bản chào và đưa ra giá cân bằng cho toàn hệ thống (12h42 hoặc muộn hơn), giá này được sử dụng làm giá tham chiếu trên thị trường tài chính cũng như cho các hợp đồng song phương và bán lẻ trong thị trường. Nord Pool AS sẽ thông báo cho các thành viên thị trường về sản lượng mua bán cho mỗi giờ trong ngày tới để các đơn vị xác định được là họ sẽ phải sản xuất, tiêu thụ, mua hoặc bán bao nhiêu trong thị trường ngày tới, sản lượng này cũng được công bố cho các TSOs của các nước trong khu vực.

Như vậy, tại thời điểm đóng cửa thị trường (12h00), từng thành viên đã đạt được mức cân bằng tạm thời (preliminary balance), vì vậy cả hệ thống cũng đạt được mức cân bằng tạm thời. Vào ngày giao dịch thực tế (ngày tới), các đơn vị phát

điện tự điều độ theo kế hoạch của mình. Chênh lệch cung cầu thời gian thực so với kế hoạch sẽ được TSOs xử lý theo cơ chế thị trường cân bằng (balancing market).

Việc xử lý nghẽn mạch truyền tải cũng được thực hiện trong thị trường ngày tới. Phụ thuộc vào yếu tố mùa, thị trường Nord-Pool được chia thành 15 vùng chào giá (price/bid areas). Vào 10h hàng ngày, Statnett và các công ty truyền tải các nước cịn lại cơng bố cho Nord-Pool AS và các thành viên thị trường khả năng truyền tải của các mạch truyền tải liên vùng. Nếu khơng có nghẽn mạch, giá cân bằng hệ thống sẽ áp dụng cho tất cả các vùng. Nếu có nghẽn mạch, giá của các vùng sẽ được điều chỉnh tăng giảm so với giá hệ thống dựa trên khả năng truyền tải thực tế.

(2) Thị trường intraday market (thị trường trong ngày):

Thị trường trong ngày mở cửa 03 giờ sau khi thị trường Day-Ahead đóng cửa. Thị trường này cũng được điều hành bởi Nord Pool AS, nhưng khác với Day- Ahead, thị trường trong ngày có giao dịch liên tục. Thị trường trong ngày bổ sung thị trường hàng ngày để giúp đảm bảo sự cân bằng cần thiết giữa cung và cầu trên thị trường điện cho khu vực Bắc Âu. Vào 14h00, công suất khả dụng cho giao dịch thị trường intraday market sẽ được Nord Pool công bố. Đây là một thị trường liên tục và các thành viên thị trường có thể chào mua hoặc bán trước 01 giờ trước chu kỳ giao dịch. Giá được thiết lập dựa trên nguyên tắc "first-come, first-served principle". Ngày nay thị trường trong ngày càng trở nên quan trọng vì điện gió và điện mặt trời đấu nối vào lưới điện ngày càng nhiều (do đây là nguồn năng lượng khó dự đốn chính xác sản lượng gây ra sự mất cân đối giữa cung và cầu).

(3) Thị trường cân bằng (balancing market):

- Là thị trường gắn với vận hành hệ thống điện thời gian thực. Thị trường cân bằng Bắc Âu (Nordic balancing market) là thị trường thống nhất giữa các nước Na- uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, vận hành bởi chức năng điều độ (TSO- Transmission System Operation) thuộc các Công ty truyền tải điện các nước Bắc Âu.

-Việc vận hành thị trường cân bằng chung Bắc Âu được thực hiện đồng thời tại các nước Bắc Âu do có sự phối hợp giữa 4 cơng ty truyền tải điện, dựa trên nền tảng phần mềm NOIS (Nordic Operational Information System – Hệ thống Thông

tin Vận hành Bắc Âu), do Công ty Energinet (Đan Mạch) chịu trách nhiệm phát triển.

- Thị trường cân bằng vận hành nhằm xử lý những bất thường không theo kế hoạch thị trường trước đó (ví dụ nhà máy khơng phát đúng cơng suất thị trường đã dự kiến – có thể cao hoặc thấp hơn, khách hàng sử dụng khác với cơng suất đăng ký, có sự cố bất ngờ phía nhà máy điện – phụ tải – hoặc hệ thống truyền tải).

- Các TSO các nước Bắc Âu xử lý các trường hợp bất thường này bằng cách huy động/ngừng các các tổ máy phát điện/phụ tải đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ với TSO. Tại thị trường Bắc Âu có các loại dịch vụ phụ trợ sau:

+ Dự phòng Ngăn chặn Tần số (FCR – Frequency Containment Reserve): tương đương với điều tần cấp 1. Một lượng công suất sẽ được tự động huy động tăng/giảm nhằm ngăn chặn sự thay đổi của tần số. Công suất điều tần FCR chỉ được huy động trong thời gian 15-30 giây. Lượng công suất FCR của mỗi nước được TSO nước đó tính tốn và quy định riêng.

+ Dự phòng Phục hồi tần số tự động (aFRR – automatic Frequency Restoration Reserve): tương đương với điều tần cấp 2. Một lượng công suất sẽ được tự động huy động tăng/giảm nhằm phục hồi sự thay đổi của tần số. Công suất điều tần aFRR chỉ được huy động trong thời gian từ sau 30 giây và duy trì khoảng 15 phút.

+ Dự phòng Phục hồi tần số thủ công (mFRR – manual Frequency Restoration Reserve): tương đương với điều tần cấp 3. Đây chính là can thiệp của TSO nhằm huy động công suất trên thị trường cân bằng để đảm bảo tần số duy trì trong giới hạn cho phép, thay thế cho công suất aFRR chỉ duy trì trong 15 phút.

- Cơ chế vận hành của thị trường cân bằng như sau:

+ Các thành viên tham gia thị trường cân bằng (được gọi là Đối tác Trách nhiệm Cân bằng - Balance Responsible Party) chào lượng công suất tăng hoặc giảm cho từng chu kỳ giờ. Công suất tối thiểu chào là 5 MW. Thị trường đóng cửa 45 phút trước giờ vận hành. Tất cả các bản chào được thể hiện trên danh sách NOIS để tất cả các TSO có thể xem. Bản chào có thể được huy động bất kỳ lúc nào trong chu kỳ giờ vận hành và phải đáp ứng trong 15 phút từ khi được huy động. Các thành

viên tham gia thị trường cân bằng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ với TSO nước họ trước khi được phép tham gia thị trường.

+ Một TSO (thường là Na Uy hoặc Thụy Điển, đổi vai trị hàng tuần) sẽ tính tốn mức cơng suất điều tần cần thiết và công bố.

+ Căn cứ danh sách NOIS và mức công suất điều tần, một danh sách các bản chào sẽ được huy động. Mỗi TSO sẽ chịu trách nhiệm huy động công suất từ các bản chào thuộc nước mình trong danh sách được huy động.

+ Giá của bản chào cao nhất được huy động sẽ là giá dịch vụ phụ trợ cho thị trường cân bằng giờ đó, được sử dụng để thanh toán cho tất cả các bản chào được huy động.

- Việc thanh toán cho thị trường cân bằng như sau:

+ Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ FCR và aFRR: được thanh toán chi phí cơng suất theo hợp đồng dịch vụ phụ trợ đã ký.

+ Đối với các Đối tác Trách nhiệm Cân bằng có bản chào được huy động theo yêu cầu của TSO (dịch vụ mFRR): được thanh toán theo điện năng huy động với giá thanh tốn của thị trường cân bằng giờ đó.

- Đối với các trường hợp Đối tác Trách nhiệm Cân bằng có cơng suất khác với kế hoạch thị trường, họ sẽ được thanh toán/phạt như sau:

+ Nếu Đối tác Trách nhiệm Cân bằng phát công suất cao hơn kế hoạch (phần cao hơn được tính là bán cho TSO) khi hệ thống cần giảm công suất: phần công suất trong kế hoạch được thanh toán giá thị trường ngày tới (DAM), phần ngoài kế hoạch được thanh toán giá thị trường cân bằng điều chỉnh giảm.

+ Nếu Đối tác Trách nhiệm Cân bằng phát công suất cao hơn kế hoạch (phần cao hơn được tính là bán cho TSO) khi hệ thống cần tăng công suất: cả phần trong và ngồi kế hoạch đều được thanh tốn giá thị trường ngày tới (DAM).

+ Nếu Đối tác Trách nhiệm Cân bằng phát công suất thấp hơn kế hoạch (phần thiếu được tính là mua của TSO) khi hệ thống cần giảm công suất: phần trong kế hoạch được thanh toán giá thị trường ngày tới (DAM), phần thiếu phải trả giá thị trường ngày tới (-DAM).

+ Nếu Đối tác Trách nhiệm Cân bằng phát công suất thấp hơn kế hoạch (phần thiếu được tính là mua của TSO) khi hệ thống cần tăng cơng suất: phần trong kế hoạch được thanh tốn giá thị trường ngày tới (DAM), phần thiếu phải trả cả giá thị trường ngày tới (DAM) cộng với giá thị trường cân bằng điều chỉnh tăng.

(4) Thị trường tài chính:

Thị trường tài chính phái sinh (Exchange for financial power derivatives) gắn với thị trường điện Nord Pool được thực hiện bởi Nasdaq Commodities nhằm thực hiện cơ chế bảo đảm tài chính (Hedging) để làm giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro xảy đến đối với giá thị trường và giá hợp đồng. Thị trường tài chính phái sinh Nasdaq chịu sự quản lý, điều tiết của Bộ Tài chính của các nước.

Trong thị trường Nasdaq, hợp đồng giữa người bán và người mua (Euro/MWh) được giao dịch trên thị trường nhưng hoạt động giao nhận tài chính (financial delivery) được thực hiện trong tương lai (tối đa là 10 năm). Trong đó "financial delivery" được hiểu là khoản bù đắp cho phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá hợp đồng trong tương lai. Như vậy, với sự tham gia của thị trường Nasdaq, phần giao định trên thị trường Nordic gồm 2 phần: phần 1 thực hiện mua/bán trên thị trường vật lý (Nord Pool) theo giá thị trường; phần 2 thực hiện bù trừ trên thị trường Nasdaq (dương hoặc âm) nhằm thực hiện bảo đảm (Hedging) cho phần rủi ro về biến động giá trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài chính khi hình thành thị trường điện ứng dụng trong tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 43 - 49)