Chiến lược kinh doanh trong thị trường điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài chính khi hình thành thị trường điện ứng dụng trong tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.8. Tìm hiểu thị trường điện Úc

2.8.5. Chiến lược kinh doanh trong thị trường điện

a) Giao dịch trong thị trường bán buôn:

- Các công ty bán lẻ điện (Retailers) khi tham gia mua điện trên thị trường bán buôn sẽ tách bạch 2 thành phần giao dịch như sau:

+ Giao dịch mua bán điện năng trên thị trường giao ngay (thông qua 01 sàn giao dịch tập trung): AEMO là đơn vị trung gian quản lý sàn giao dịch tập trung này, thực hiện thu tiền từ các đơn vị mua điện và thanh toán cho các đơn vị phát điện.

+ Giao dịch hợp đồng tài chính: Hợp đồng tài chính ký kết giữa bên mua và bên bán là công cụ để quản lý rủi ro về biến động giá và giảm thiểu thiệt hại của các bên trong giao dịch thị trường. Bên mua và bên bán có thể trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng tài chính, hoặc thực hiện hợp đồng thông qua các đơn vị trung gian (sàn giao dịch thứ cấp).

- Các hợp đồng giao dịch trong sàn giao dịch tập trung là các hợp đồng đã được chuẩn hóa cho các bên tham gia thị trường điện để quản lý rủi ro trước các biến động của thị trường điện giao ngay.

- Tại Úc, thông thường các đơn vị chỉ ký hợp đồng với thời hạn hiệu lực trong vòng 1-2 năm, hoặc để giảm thiểu rủi ro hơn nữa, một số hợp đồng có thể thực hiện theo tháng/q. Sau đó tùy theo tình hình thực tế, kết quả và định hướng phát triển nhu cầu phụ tải, các đơn vị sẽ xem xét để tiếp tục gia hạn hoặc ký mới hợp đồng. Cơ chế quản lý hợp đồng tại Úc cho phép 1 đơn vị MWh có thể được mua đi bán lại nhiều lần.

b) Thiết lập mơ hình quản trị kinh doanh trong thị trường điện:

Mơ hình kinh doanh, quy trình, phương thức kiểm sốt và báo cáo là những thành tố cốt lõi để tạo dựng khung quản lý và quản trị hiệu quả của tổ chức. Để đảm bảo được điều đó, một đơn vị khi tham gia thị trường điện cần có sự chuẩn bị, xây dựng và thiết lập các bộ phận chuyên trách, đảm bảo năng lực trong: Đàm phán, giao dịch thị trường (Authority to trade); Hoạch định chiến lược (Strategy); Quản lý rủi ro (Risk management); Báo cáo tổng hợp, phân tích dữ liệu (Reporting position).

- Đàm phán, giao dịch thị trường (Authority to trade): Nắm vững quyền hạn,

trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức; phạm vi ủy quyền; quy định về sản phẩm và giá cả trong giao dịch; điều khoản thỏa thuận hợp đồng; các đối tác tham gia giao dịch; chính sách, quy trình của tổ chức; chiến lược kinh doanh;…

- Hoạch định chiến lược (Strategy): Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu

và chiến lược phát triển công ty trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn cần bám sát chiến lược phát triển chung của tổ chức, và quan trọng là phải tính đến các yếu tố rủi ro khi tham gia thị trường điện.

- Quản lý rủi ro (Risk management): Một quy trình quản lý rủi ro thông

thường gồm đầy đủ các bước: Lập kế hoạch, điều hành, thực hiện, theo dõi, đánh giá, báo cáo. Bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro cần nắm chắc quy định của pháp luật, chính sách, quy trình, hiểu rõ cơ cấu tổ chức, nhận biết và đo lường được mức độ rủi ro, hệ thống hóa thơng tin dữ liệu,…Từ đó đề ra hướng phân tích, xử lý đề ra các phương án nhằm giảm thiểu và kiểm soát rủi ro, quản lý, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện.

- Báo cáo tổng hợp, phân tích dữ liệu (Reporting position): Hệ thống thông

tin, dữ liệu của đơn vị cần đầy đủ, chính xác, ln ln được cập nhật kịp thời, phản ánh đầy đủ các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị thế tổ chức, thông tin về giá, sự biến động thị trường, các nguồn phát điện, chi phí, bảo hiểm, tổn thất, độ tin cậy lưới điện,…

- Các thông tin cần phản ánh chân thực biến động thị trường, tập hợp đầy đủ kho dữ liệu quá khứ, hiện tại, tương lai, là nền tảng cơ sở để có thể phân tích, đánh giá, đề xuất phương hướng hoạt động của đơn vị.

- Sự chuẩn bị đầy đủ về hệ thống thông tin dữ liệu, cơ cấu tổ chức, hệ thống quy trình quản lý là nền tảng cơ sở giúp nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của đơn vị khi tham gia thị trường điện.

c) Các nguyên tắc cơ bản trong đàm phán giao dịch thị trường:

- Xây dựng mẫu và chuẩn hóa hợp đồng: Các hợp đồng cần phải được chuẩn

hóa, xây dựng mẫu riêng cho từng loại giao dịch, từng đối tượng khách hàng. Tại Úc, hợp đồng được chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế ISDA, khi tham gia giao dịch, các bên chỉ cần thỏa thuận thêm các điều khoản liên quan đến giá, yếu tố về môi trường, sự thay đổi của một số luật, nghị định,…

- Thẩm quyền giao dịch của các bên: Chỉ người có thẩm quyền, được ủy

quyền mới được phép thực hiện giao dịch. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, chữ ký của người thực hiện giao dịch phải được quy định rõ. Cần kiểm soát chặt chẽ quyền hạn, pháp lý của đối tác. Giá và giới hạn sản lượng giao dịch phải được xác định, kiểm tra, kiểm duyệt, xác minh và thể hiện rõ trong hợp đồng.

- Ký kết và thống nhất thỏa thuận hợp đồng: Ở các nước phát triển thị trường

điện, để đi đến thống nhất một thỏa thuận (ví dụ thỏa thuận về giá mua/bán điện, sản lượng giao dịch), chính phủ cho phép có thể thực hiện thỏa thuận này thông qua điện thoại, fax, email,… thay vì các quy trình mang nặng văn bản hành chính thơng thường. Nguyên nhân là do quy định thời gian đàm phán cho một thỏa thuận không nhiều (thường là khoảng 2-5 ngày), do đó các quy trình khơng cần thiết sẽ được cắt

giảm để đi đến chốt lại thỏa thuận nhanh nhất, tránh kéo dài thời gian sẽ gây thiệt hại cho các bên.

Tại Úc, với giá điện năng biến đổi theo chu kỳ 5 phút, việc đi đến một thỏa thuận tốt trong thời gian ngắn là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài chính khi hình thành thị trường điện ứng dụng trong tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)