4.1. Kết quả nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu nhận biết các đặc điểm của thị trường điện Việt Nam trong tương lai, cụ thể là sự thay đổi trong cơng tác quản lý tài chính khi cơ cấu tổ chức thay đổi và các hoạt động tài chính liên quan thay đổi theo yêu cầu mới.
4.1.1. Hoạt động kế toán sau khi hạch tốn chi phí để tách bạch khâu phân phối điện và khâu bán lẻ điện, các yêu tố chi phí đang cấu thành hiện nay tại từng khâu và những kết quả ghi nhận được
• Chi phí truyền tải và phân phối điện:
Chi phí phân phối hiện chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu do giá trị tài sản hình thành trong khấu truyền tải và phân phối điện chiếm tỷ trọng 41% trong tổng chi phí và được xác định ở tỷ trọng cao 47% trong tổng chi phí phân phối điện. Chi phí này có xu hướng cố định và tăng theo nhu cầu phát triển lưới điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Xu hướng chi phí khâu đo đếm sẽ được tách khỏi chi phí truyền tải và phân phối điện và chuyển ra ngoài, hoạt động độc lập. Đây là khâu thực hiện chức năng thu thập và quản lý thiết bị đo đến điện năng tiêu thụ của khách hàng, việc hoạt động độc lập giúp nâng cao tính khách quan và phù hợp với quá trình hoạt động của thị trường điện. Chi phí khâu đo đếm hằng năm đã tham gia phân bổ hằng năm theo kế hoạch vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngành điện.
• Chi phí bán lẻ điện:
Hiện nay chi phí bán lẻ sau tách bạch của EVNHCM còn thấp và chưa thể hiện đầy đủ các yếu tố chi phí trong q trình hoạt động. Nguyên nhân do yếu tố “độc quyền” trong cung cấp điện hiện nay tại thị trường Việt Nam nên các hoạt động mang tính dịch vụ, chăm sóc khách hàng dùng điện chưa được quan tâm đủ và đúng theo sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Cụ thể, các yếu tố chi phí như mơi trường chưa được tính đủ, sự tham gia nguồn năng lượng tái theo xu hướng xanh, sạch và hiệu quả đang cạnh tranh với các nguồn điện hiện hữa do EVN khai thác (năng lượng mặt trời, điện gió,…) chưa được EVN tính đủ. Bên cạnh yếu tố chi phí
tư vấn mơi giới trong cung ứng điện trong tương lai khi thị trường bán lẻ điện hình thành sẽ góp phần làm tăng tỷ trọng chi phí bán lẻ điện cuối cùng đến tay khách hàng.
4.1.2. Sự cần thiết quản trị rủi ro hoạt động tài chính
Các sản phẩm tài chính hình thành, các giao dịch có tính chất tài chính, bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác chứa đựng rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanh khoản, tín dụng,… làm ảnh hưởng kế hoạch lợi nhuận.
4.2. Kiến nghị
Bài nghiên cứu hỗ trợ cho các đối tượng liên quan hiểu sự thay đổi khi hình thành VWEM và các nội dung mà EVNHCMC cần chuẩn bị và nghiên cứu:
(1) Trên cơ sở mơ hình cơ cấu tổ chức mới, cần xem xét sự cần thiết của việc điều chỉnh hệ thống tài khoản kế tốn tài chính. Xây dựng các quy định để thực hiện song song với việc điều chỉnh về cơ cấu tổ chức;
(2) Căn cứ các báo cáo tài chính trên cơ sở kết quả của việc điều chỉnh hệ thống tài chính kế tốn để kiểm tra, đối chiếu hoặc điều chỉnh việc phân bổ chi phí và đánh giá ảnh hưởng đến chi phí lưới phân phối điện;
(3) Việc thực hiện phân bổ chi phí cho hoạt động bán lẻ điện, phân phối điện hiện đã được thực hiện thí điểm tại một số đơn vị trong EVN. Cần nghiên cứu thêm tác động của sự ảnh hưởng các nguồn năng lượng tái tạo khi tham gia vào thị trường để cơng tác dự báo phụ tải được chính xác, đảm bảo doanh thu bán điện và chi phí điện mua được phù hợp;
(4) Tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản là đường dây, trạm biến thế và nhà cửa, đất đai là trạm điện, phòng biến điện, kho bãi,… trước khi thực hiện tách bạch hoạt động;
(5) Xây dựng bộ máy quản lý hợp đồng và quản trị rủi ro; Củng cố nhân sự cho hoạt động phân phối điện để có nguồn lực được đào tạo đầy đủ các kỹ năng cần thiết như: đàm phán, ký kết hợp đồng với đơn vị phát điện, chiến lược quản lý rủi ro, kỹ năng tính tốn và xây dựng biểu giá bán lẻ điện, chăm sóc khách hàng và phát triển khách hàng mới,…
(6) Trách nhiệm tài chính của PC trong VWEM khi là đơn vị bán lẻ điện phải: Đăng ký tham gia thị trường dưới hình thức đơn vị mua điện; Tham gia giao dịch trên thị trường giao ngay; Thực hiện các giao dịch song phương thơng qua các hợp đồng có thời hạn, không thời hạn, hợp đồng vesting; Hoạt động đấu thầu hợp đồng, hoạt động thanh toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt:
Don M. Chance, Robert Brooks, 2012. Sản phẩm phái sinh và quản trị rủi ro tài chính. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc
Trang và Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2015. Singapore: Cengega Learning Asia Pte LTd.
Jeff Madura, 2014. Thị trường tài chính. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2015. Singapore: Cengega Learning Asia Pte LTd.
Stephen Ross , Randolph Westerfield, 2013. Tài chính doanh nghiệp. Dịch
từ tiếng Anh. Người dịch Vũ Việt Quảng, Trần Thị Hải Lý, Nguyễn Thị Liên Hoa, Dương Kha, Từ Thị Kim Thoa, 2017. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
Các tài liệu về thị trường điện tại EVNHCMC.
Tài liệu Tiếng Anh:
Edward J Anderson and Xinmin Hu, 2007, Forward Contracts in Electricity
Markets: the Australian Experience. Australia: University of New South Wales,
Sydney, NSW 2052.
Roesfiansjah Rasjidin*, Arun Kumar, 2012. A system dynamics conceptual model on retail electricity supply and demand system to minimize retailer's cost in eastern Australia. Australia: Procedia Engineering 49 ( 2012 ) 330 – 337 Elsevier.
S.J. Denga 1, S.S. Orenb, 2006. Electricity derivatives and risk management. USA: Energy 31 (2006) 940-953 Elsevier.
Torstein Bye and Einar Hope, 2005. Deregulation of electricity markets—
The Norwegian experience. Norway: Discussion Papers No. 433, September 2005
Statistics Norway, Research Department
Worthington, AC, Kay-Spratley, A and Higgs, H, 2005. Transmission of prices and price volatility in Australian electricity spot markets: A multivariate GARCH analysis. Australia: University of Wollongong Elsevier
PHỤ LỤC
VĂN BẢN PHÁP LÝ TRIỄN KHAI QUA TỪNG THỜI KỲ
1. Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 và Luật số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 28/2004/QH11.
2. Nghị định số 32/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định quy định lĩnh vực “quản lý lưới điện phân phối” là một trong các lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc quyền tự nhiên, do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Nghị định số 94/2017/NĐ-CP ngày 10/8/2017 của Chính phủ về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.
4. Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam (Quyết định 63)
Theo Quyết định 63, lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam như sau:
- Đến hết 2014: Tiếp tục thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh.
- Từ năm 2015 đến năm 2016: Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm;
- Từ năm 2017 đến năm 2021: Thực hiện thị trường bán bn điện cạnh tranh hồn chỉnh;
- Từ năm 2021 đến năm 2023: Thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh thí điểm; - Từ sau năm 2023: Thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh;
Về cơ cấu tổ chức của các TCTĐL để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, Quyết định 63 quy định như sau:
+ Giai đoạn bán bn thí điểm: các TCTĐL, CTĐL được lựa chọn tham gia phải tách bạch cả bộ máy và hạch toán phân phối và bán lẻ điện.
+ Giai đoạn bán bn chính thức: CTĐL thuộc các TCTĐL được tổ chức thành đơn vị hạch toán độc lập, phải tách bạch cả tổ chức bộ máy và hạch toán của các bộ phận phân phối và bán lẻ điện.
+ Giai đoạn cạnh tranh bán lẻ thí điểm: Bộ phận bán lẻ thuộc các CTĐL lựa chọn được tách thành đơn vị bán lẻ điện hạch toán độc lập.
+ Giai đoạn cạnh tranh bán lẻ hoàn chỉnh: Bộ phận bán lẻ thuộc các CTĐL được tách thành đơn vị bán lẻ điện hạch toán độc lập.
5. Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 07/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 (Quyết định 168).
Theo Quyết định 168, trong giai đoạn 2016-2020, các TCTĐL tiếp tục duy trì mơ hình tổ chức theo hình thức Cơng ty TNHH MTV do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ; thực hiện tách bạch chi phí phân phối điện và bán lẻ điện của TCTĐL. Thực hiện cổ phần hóa các TCTĐL trong giai đoạn sau năm 2020 (giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh).
6. Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 58).
Theo tiêu chí tại Quyết định 58 thì lĩnh vực Quản lý lưới điện phân phối sẽ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; lĩnh vực Kinh doanh bán lẻ điện sẽ được cổ phần hóa phù hợp với lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực, Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Đồng thời, trong danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020, 05 TCTĐL thuộc EVN nằm trong đối tượng doanh nghiệp khi CPH, Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ.
7. Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 14/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017- 2020 (Quyết định 852).
Theo Quyết định 852, trong giai đoạn 2017-2020, các TCTĐL tiếp tục duy trì mơ hình tổ chức theo hình thức Cơng ty TNHH MTV do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ.
8. Quyết định số 6463/QĐ-BCT ngày 22/7/2014 của Bộ Công Thương phê duyệt Thiết kế tổng thể Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Quyết định 6463)
Theo Quyết định 6463 của Bộ Công Thương phê duyệt Thiết kế tổng thể Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (VWEM), lộ trình thị trường bán bn có sự thay đổi so với Quyết định 63, cụ thể: giai đoạn VWEM thí điểm sẽ thực hiện từ 2015-2019 (thay vì giai đoạn 2015 đến hết năm 2016); chính thức từ 2019 đến năm 2021.
Về tổ chức, đơn vị tham gia VWEM là các TCTĐL, không phải là các CTĐL như quy định tại Quyết định 63. Đồng thời, Bộ Công Thương giao EVN lập phương án và trình Bộ Cơng Thương phương án tách bạch về tổ chức và tách bạch về hạch tốn chi phí của các bộ phận phân phối điện và bán lẻ điện của các TCTĐL.
Ngày 22/5/2015, EVN có Tờ trình số 126/TTr-EVN trình Bộ Cơng Thương về phương án tách bạch về tổ chức và tách bạch về hạch toán chi phí của các bộ phận phân phối điện và bán lẻ điện của các TCTĐL, trong đó đề xuất theo hướng tách bạch hạch tốn chi phí giữa 02 khâu phân phối và bán lẻ. Ngày 31/12/2015, Bộ Cơng Thương có Cơng văn số 13710/BCT-ĐTĐL về việc xây dựng phương án tách bạch về tổ chức hạch toán chi phí khâu phân phối điện, bán lẻ điện của các TCTĐL.
9. Quyết định số 8266/QĐ-BCT ngày 10/8/2015 của Bộ Công Thương phê duyệt Thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Quyết định 8266)
Theo Quyết định 8266, Bộ Công Thương giao Cục Điều tiết Điện lực nghiên cứu xây dựng cơ chế bù chéo giữa các Tổng công ty Điện lực, cơ chế tách bạch chi phí
(giá) phân phối điện trong hoạt động phân phối, bán lẻ điện của các Tổng công ty Điện lực.
10. Thông báo số 60/TB-VPCP ngày 06/02/2017 của Văn phịng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của EVN (Thông báo 60)
Theo Thông báo 60, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho EVN thực hiện tốt công tác tái cơ cấu EVN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; trong đó thực hiện đổi mới, sắp xếp khối phân phối và bán lẻ điện, bảo đảm đưa thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào hoạt động hiệu quả theo kế hoạch, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh; EVN nắm giữ lưới điện phân phối, cịn lại cổ phần hố khâu bán lẻ và dịch vụ.
11. Quyết định số 3409/QĐ-BCT ngày 20/9/2018 của Bộ Công Thương về việc thực hiện tách bạch khâu phân phối điện và khâu kinh doanh bán lẻ điện của Tổng cơng ty Điện lực thuộc Tập đồn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025 (Quyết định 3409)
Theo Quyết định 3409, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ: - Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020:
+ Tiếp tục triển khai thực hiện tách bạch chi phí phân phối điện và chi phí kinh doanh bán lẻ điện. TCTĐL thực hiện các giải pháp sắp xếp tổ chức theo hướng tách bạch giữa hai khâu phân phối điện và khâu kinh doanh bán lẻ điện;
+ Xây dựng phương án và thí điểm thành lập Cơng ty kinh doanh bán lẻ điện thuộc EVNHCMC; xây dựng phương án và thí điểm thành lập 01 đơn vị kinh doanh bán lẻ điện tại CTĐL tỉnh trực thuộc TCTĐL miền.
- Định hướng đến năm 2025: Nghiên cứu, xây dựng mơ hình tổ chức khâu phân phối điện và khâu kinh doanh bán lẻ điện phù hợp với thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, cơ chế giá điện./.