PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quy trình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phần thưởng và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự động viên nhân viên tại công ty TNHH công nghệ d c (Trang 39 - 49)

Quy trình nghiên cứu:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả đề xuất

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Đề xuất mơ hình nghiên cứu

Thang đo sơ bộ

Thảo luận nhóm

Thang đo chính thức

Chọn mẫu & Thu thập dữ liệu

Kiểm định Cronbach’s

Đánh giá EFA

Kiểm định hồi quy

Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm theo biến định tính

Kết luận và kiến nghị

28

Để đáp ứng được mục tiêu của đề tài, quy trình nghiên cứu tác giả đã thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Tác giả tiến hành hệ thống lại các lý thuyết liên quan đến đề tài gồm: Sự

động viên nhân viên, phần thưởng, CSR, mối quan hệ giữa CSR và sự động viên nhân viên, mối quan hệ giữa phần thưởng và sự động viên nhân viên. Tiếp đến Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính với một nhóm gồm 6 chun gia là những quản lý của từng phịng ban cơng ty họ cũng là các quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, CSR để xác định các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó, Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu của đề tài.

Bước 2: Tác giả tham khảo các thang đo từ những nghiên cứu trước để kế thừa

và đưa ra thang đo sơ bộ.

Bước 3: Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo và đưa ra

thang đo chính thức.

Bước 4: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu.

Bước 5: Tác giả thực hiện xử lý các dữ liệu thu thập được qua các công cụ định

lượng (kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, kiểm định sự khác biệt).

Bước 6: dựa trên kết quả nghiên cứu, Tác giả bình luận và đề xuất các hàm ý

quản trị

Thang đo

Dựa trên thang đo của Aroosa Khan & ctg (2014), Tác giả tiến hành Việt hóa thành thang đo sơ bộ. Sau đó, Tác giả tiến hành phỏng vấn định tính 10 người là nhân viên đang làm việc tại công ty TNHH Công Nghệ D.C (tương đồng với đối tượng khảo sát) với câu hỏi sau:

Anh/Chị hãy đọc và cho biết các câu hỏi sau anh chị có thấy khó hiểu khơng? Nếu câu hỏi khó hiểu, theo anh/chị nên sửa lại như thế nào cho dễ hiểu và đầy đủ ý hơn?

Kết quả sau khi thảo luận và điều chỉnh các câu hỏi được thể hiện dưới đây:

29

Thang đo CSR bên trong:

Câu 1: 6/10 chuyên gia được hỏi đề nghị điều chỉnh cụm từ “trả lương” vì chưa thể hiện hết những nội dung người lao động nhận được từ công ty. Sau khi thảo luận, 10/10 chuyên gia đồng ý chuyển cụm từ “trả lương” thành “trả cơng”. Câu hỏi gốc là “Cơng ty của anh/chị có chính sách chống phân biệt đối xử trong việc thăng tiến và trả lương cho người lao động” được chuyển thành “Cơng ty của anh/chị có chính sách chống phân biệt đối xử trong việc thăng tiến và trả công cho người lao động”.

Câu 2: 7/10 chuyên gia đề nghị cần làm rõ hơn cụm từ “hành vi sai trái của người khác trong công việc”. Sau khi thảo luận, 10/10 chuyên gia đồng ý bổ sung thêm ví dụ như sau: “(vi phạm bảo mật thông tin, không trung thực…)”. Câu hỏi gốc là “Cơng ty của anh/chị có quy trình để bảo vệ cho người lao động nếu họ tố cáo hành vi sai trái của người khác trong công việc” được chuyển thành “Công ty của anh/chị có quy trình để bảo vệ cho người lao động nếu họ tố cáo hành vi sai trái của người khác trong công việc (vi phạm bảo mật thông tin, không trung thực…)

Câu 3: Câu 2: 8/10 chuyên gia đề nghị cần làm rõ hơn cụm từ “hoạt động”. Sau khi thảo luận, 10/10 chuyên gia đồng ý bổ sung thêm ví dụ như sau: “(hoạt động tập

thể thường xuyên…)”. Câu hỏi gốc là “Công ty D.C có hoạt động nhằm giúp nhân

viên cải thiện thể chất” được chuyển thành “Cơng ty D.C có hoạt động tập thể nhằm giúp nhân viên gắn kết hơn trong công việc”

Câu 4: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần thay đổi

Thang đo CSR bên ngoài (liên quan đến khách hàng):

Câu 1: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần thay đổi Câu 2: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần thay đổi

Câu 3: 7/10 chuyên gia u cầu bỏ vì khơng phù hợp với mơ hình công ty Câu 4: 8/10 chuyên gia yêu cầu bổ sung câu hỏi để gia tăng trách nhiệm với khách hàng và cùng đưa thảo luận, kết quả khơng có câu hỏi gốc nhưng 10/10 đã đồng ý bổ sung “Công ty D.C luôn công khai minh bạch về thông tin chất lượng sản phẩm”

30

Câu 5: 7/10 chuyên gia yêu cầu bổ sung câu hỏi để gia tăng trách nhiệm với khách hàng và cùng đưa thảo luận, kết quả khơng có câu hỏi gốc nhưng 10/10 đã đồng ý bổ sung “Công ty D.C luôn tuân thủ những điều khoản đã cam kết với khách hàng”

Thang đo CSR bên ngoài (liên quan đến cộng đồng địa phương):

Câu 1: 10/10 chuyên gia đề nghị làm rõ lại ảnh hưởng của công ty đối với cộng đồng địa phương. Sau khi thảo luận, 10/10 chuyên gia đồng ý sửa từ câu hỏi gốc là “Lãnh đạo cấp cao của công ty anh/chị luôn theo dõi những ảnh hưởng từ hoạt động của công ty đến cộng đồng” thành “Lãnh đạo cấp cao của công ty anh/chị luôn “quan

tâm đến” những ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động của công ty đến cộng đồng”.

Câu 2: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần thay đổi Câu 3: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần thay đổi

Câu 4: 8/10 chuyên gia yêu cầu bỏ vì khơng phù hợp với mơ hình cơng ty

Thang đo CSR bên ngoài (liên quan đến đối tác):

Câu 1: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần thay đổi

Câu 2: 8/10 chuyên gia thảo luận yêu cầu tách từ câu hỏi bản gốc “Tại công ty

D.C sự công bằng với đồng nghiệp và đối với đối tác là tiêu chí khơng thể thiếu trong đánh giá người lao động” thành 2 câu hỏi câu 2: “Tại công ty D.C sự cơng

bằng với đồng nghiệp là tiêu chí khơng thể thiếu trong đánh giá người lao động “ Và câu 3 “Tại công ty D.C sự công bằng với đối tác là tiêu chí khơng thể thiếu trong đánh giá người lao động”

Câu 3: 9/10 chun gia u cầu bỏ vì khơng phù hợp với mơ hình cơng ty Câu 4: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần thay đổi

Thang đo phần thưởng bên ngoài:

Câu 1: 4/10 chuyên gia đề nghị sửa cho rõ nghĩa hơn. Sau khi thảo luận, 10/10 chuyên gia đồng ý sửa từ câu hỏi gốc là “Công ty trả lương tương xứng với nỗ lực làm việc, vị trí cơng tác, kinh nghiệm và bằng cấp của anh/chị” thành “Anh/chị được

công ty trả lương tương xứng với nỗ lực làm việc, vị trí cơng tác, kinh nghiệm và bằng cấp của mình”.

Đối với các câu hỏi 2, 3, 4, 6: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần chỉnh sửa

31

Câu 5: 7/10 chuyên gia yêu cầu bỏ vì khơng phù hợp với mơ hình cơng ty

Thang đo phần thưởng nội tại

Đối với các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần chỉnh sửa Câu 6: 9/10 chun gia u cầu bỏ vì khơng phù hợp với mơ hình cơng ty

Thang đo động viên nhân viên

Đối với các câu hỏi 1, 2, 4, 6: 10/10 chuyên gia đồng ý không cần chỉnh sửa Câu 3: chuyên gia u cầu bỏ vì khơng phù hợp với mơ hình cơng ty

Câu 5: 6/10 chuyên gia đề nghị sửa cho rõ nghĩa hơn. Sau khi thảo luận, 10/10 chuyên gia đồng ý sửa từ câu hỏi gốc là “Tơi muốn có cảm giác đã hồn thành tốt cơng việc khi nhìn lại một ngày làm việc của mình” thành “Tơi cảm thấy rất vui khi

tơi hồn thành tốt cơng việc của mình mỗi ngày”.

Chi tiết thang đo sơ bộ và thang đo chính thức sau khi hiệu chỉnh xin xem tại phụ lục 3

Cách thức chọn mẫu và thu thập dữ liệu

3.3.1. Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua các bước sau:

Xác định kích thước mẫu tối thiểu: số quan sát = số thang đo x 5 = 30 x 5 = 150 Tác giả đã phát đi 180 phiếu khảo sát và thu về được 165 phiếu (tỷ lệ 92%), trong đó có 150 phiếu hợp lệ (tỷ lệ 83%)

3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát thông qua bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho các nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH Công Nghệ D.C.

Phương pháp xử lý dữ liệu

Trình tự phân tích dữ liệu được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1 – Chuẩn bị thông tin: Tác giả thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa các thơng tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập và kiểm tra dữ liệu.

Bước 2 – Thống kê: Tác giả tiến hành thống kê mô tả mẫu thu thập được. Bước 3 – Đánh giá độ tin cậy: Tác giả tiến hành đánh giá thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha.

32

Bước 4 – Phân tích nhân tố khám phá: Tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

Bước 5 – Phân tích tương quan và hồi quy: Tác giả thực hiện phân tích tương quan, hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết của mơ hình với mức ý nghĩa là 5%

3.4.1. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo gồm:

 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Trong nghiên cứu này, Tác giả chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6.

 Hệ số tương quan biến - tổng: thang đo được chấp nhận khi các biến quan sát có tương quan biến-tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu

 Thực hiện các thống kê mô tả để xem mức độ phù hợp của mẫu

3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

 Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá EFA: Tác giả sử dụng phương pháp trích nhân tố là phương pháp Principle Component Analysis (PCA) với phép quay vng góc Varimax. Bên cạnh đó, Tác giả sử dụng tiêu chí eigenvalue để xác định số lượng nhân tố.

 Điều kiện để phân tích EFA:

 Kiểm định Barlett: Nếu phép kiểm định Barlett có p<5%, chúng ta kết luận các biến có quan hệ với nhau.

 Kiểm định KMO: Nếu KMO trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu.

 Kích thước mẫu: Kích thước mẫu là 150 quan sát

3.4.3. Phân tích tương quan và hồi quy

Dựa trên mơ hình nghiên cứu đề xuất ở chương 2, Tác giả đã giả định mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến tương ứng với các khái niệm qua các mơ hình hồi quy sau:

Biến phụ thuộc: sự động viên nhân viên: BT_NV Các biến độc lập:

 CSR bên trong (liên quan đến nhân viên): BN_NV

33

 CSR bên ngoài (liên quan đến khách hàng): BN_KH

 CSR bên ngoài (liên quan đến đối tác): BN_DT

 CSR bên ngoài (liên quan đến cộng đồng địa phương): BN_DP

 Phần thưởng bên ngoài: BN_PT

 Phần thưởng nội tại: BT_PT

Mơ hình hồi quy bội được biểu diễn ở dạng sau

BT_NV =β0+β1 BN_NV + β2 BN_KH + β3 BN_DT + β4 BN_DP + β5 BN_PT + β6 BT_PT + εi

Trong đó:

β0 là hằng số hồi quy; β1, β2, ... là trọng số hồi quy; εi là sai số tại quan sát thứ i

Phân tích tương quan

Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính là xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến. Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson. Phân tích tương quan Pearson – kiểm định 2 chiều được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa chúng hay giữa các biến độc lập với nhau mà mối tương quan chặt chẽ giữa chúng có thể gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân tích hồi quy

Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mơ hình hóa mối quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nghiên cứu thực hiện hồi quy bội theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.

Kiểm định giả thuyết

Quá trình kiểm định giả thuyết được thực hiện theo các bước sau:

Bước một, Tác giả đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy bội thông qua R2 và

R2 hiệu chỉnh. R2 là thơng số đo lường độ thích hợp của đường hồi quy theo quy tắc

34

R2 càng gần 1 thì mơ hình xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mơ hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu. R2 còn một ý nghĩa khác, nó là hệ số đo lường mối tương quan giữa giá trị quan sát Yi của biến phụ thuộc và giá trị dự đốn Ŷi (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bước hai, Tác giả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng

thể (phân tích phương sai) thơng qua đại lượng F. Ta đặt giả thuyết hệ số Rsquare của tổng thể R2pop= 0. Nếu xác suất F nhỏ thì giả thiết R2pop= 0 bị bác bỏ (Hoàng Trọng

và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bước ba, Tác giả kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành

phần mơ hình tổng thể β1, β2, βk… Giả thuyết kiểm định là H0: β0=0. Trị thống kê dùng để kiểm định là t. Phân phối của đại lượng thống kê này là Student với N-2 bậc tự do. Nếu xác suất của t nhỏ thì chứng tỏ giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ, nghĩa là có mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến phụ thuộc và độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bước bốn, Tác giả dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến

tính gồm:

 Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư) thông qua đại lượng dùng để kiểm định là Durbin-Watson (d). Đại lượng này sẽ kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư = 0. Đại lượng d có giá trị biến thiên từ 0-4. Nếu các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d gần bằng 2. Giá trị d thấp (và nhỏ hơn 2) có nghĩa là các phần dư gần nhau có tương quan thuận. Giá trị d lớn hơn 2 (và gần 4) có nghĩa là các phần dư có tương quan nghịch. (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

 Kiểm tra giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường hiện tượng đa cộng tuyến) thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) đối với mơ hình hồi quy tuyến tính bội. Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương

35

quan chặt chẽ với nhau. Hiệu ứng khác của sự tương quan này là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng. Nếu VIF của một biến độc lập nào đó > 10 thì biến này hầu như khơng có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mơ hình phân tích hồi quy (Hair và cộng sự, 2006; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2012).

36

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm các nội dung: quy trình nghiên cứu, thang đo, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng.

Về quy trình nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu qua các bước như xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phần thưởng và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự động viên nhân viên tại công ty TNHH công nghệ d c (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)