Cách thực hiện: Chúng tôi cố định các thông số khác, thay đổi thông số cần xác định để chọn điều kiện tối ưu thích hợp nhất. Sau đó chúng tôi sẽ cố định thông số vừa tìm được và tiếp tục chọn thông số tiếp theo.
2.2.4.1. Xác định nhiệt độ nấu chiết fucoidan:
Mục đích: nhằm đưa ra kết quả về nhiệt độ nấu chiết tách fucoidan hợp lý và khả thi nhất, bởi ở mỗi nhiệt độ khác nhau thì sẽ thu được một lượng fucoidan khác nhau. Tìm ra được nhiệt độ mà thu được lượng fucoidan nhiều nhất và đảm bảo tính khả thi về kinh tế là một công việc quan trọng.
Thực hiện: Cân 150g bột rong nâu Sargassum polycystum đã đồng nhất mẫu. Tiến hành cho 1500ml nước vào và nấu chiết thu fucoidan với 3.75ml H2O2 trong môi trường KOH với thể tích là 7.5ml, với các nhiệt độ khác nhau lần lượt là: nhiệt độ phòng, 500C, 700C, 900C và 1000C. Dịch lọc thu được đem bổ sung 15g CaCl2 vào để kết tủa loại Alginate. Sau đó lọc dịch lần lượt qua vải, cột cát và than hoạt tính, và cuối cùng là qua cột nhựa trao đổi ion. Lúc này dịch lọc được đem đi kết tủa bằng cồn 90%, để lắng tách kết tủa, hút chân không và sấy thu fucoidan. Cuối cùng cân lượng kết tủa thu được của từng thí nghiệm với nhiệt độ khác nhau, so sánh, đánh giá và chọn nhiệt độ thích hợp.
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ nấu chiết fucoidan
Nấu chiết ở các nhiệt độ khác nhau (0C)
t0p 50 70 90 100
Dịch chiết
Bổ sung CaCl2
Lọc qua cát và than hoạt tính
Lọc qua hạt nhựa trao đổi ion
Kết tủa
Sấy kết tủa
Chọn nhiệt độ nấu thích hợp Bột rong đã được khuấy trộn với H2O,
KOH và H2O2
Lọc qua vải
Fucoidan
2.2.4.2. Xác định thời gian nấu chiết fucoidan:
Mục đích của việc khảo sát này nhằm đưa ra kết quả về thời gian nấu cho hợp lý nhất. Thời gian nấu phải đảm bảo và có khả thi.
Thực hiện: Cân 150g bột rong nâu sau khi đã đồng nhất mẫu. Tiến hành cho nước vào và khuấy đều. Rong được chiết trong môi trường KOH/ H2O2 ở nhiệt độ 700C trong các khoảng thời gian khác nhau lần lượt là: 30 phút, 45 phút, 60 phút, 75 phút, 90 phút. Tiến hành thí nghiệm tương tự như thí nghiệm trên. Dịch lọc thu được cũng được đem bổ sung CaCl2 vào để kết tủa loại Alginate. Tỉ lệ KOH, H2O2 và CaCl2 bổ sung vào tương tự như thí nghiệm trên. Sau đó lọc dịch lần lượt qua vải, cột cát và than hoạt tính, và cuối cùng là qua cột nhựa trao đổi ion. Lúc này dịch lọc được đem đi kết tủa bằng cồn 90%, để lắng tách kết tủa, hút chân không và sấy thu fucoidan. Cuối cùng cân lượng kết tủa thu được của từng thí nghiệm với nhiệt độ khác nhau, đánh giá và chọn thời gian thích hợp.
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian nấu chiết fucoidan
Nấu chiết ở 700C với thời gian khác nhau (phút)
30 45 60 75 90
Dịch chiết
Bổ sung CaCl2
Lọc qua cát và than hoạt tính
Lọc qua hạt nhựa trao đổi ion
Kết tủa
Sấy kết tủa
Chọn thời gian nấu thích hợp Bột rong đã được khuấy trộn với H2O,
KOH và H2O2
Lọc qua vải
Fucoidan
2.2.4.3. Xác định tỉ lệ cồn trong quá trình kết tủa
Mục đích: tìm ra tỉ lệ cồn thích hợp để kết tủa triệt để lượng fucoidan trong rong đồng thời mang lại lợi ích về kinh tế, đảm bảo cho việc giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Thực hiện: 150g bột rong nâu sau khi đã tiến hành nấu chiết ở nhiệt độ 700C trong thời gian là 45 phút và bổ sung CaCl2 để kết tủa loại alginate thì tiến hành lọc qua vải thô, qua cột cát và than hoạt tính và qua cột nhựa trao đổi ion.
Dịch chiết sau đó được đem đi kết tủa bằng cồn 90%. Lần lượt làm thí nghiệm với 3 mẫu thí nghiệm ở các tỉ lệ cồn/dịch chiết khác nhau là: 1/2, 1/1, 2/1. Kết tủa thu được đem tách, hút chân không và sấy khô kết tủa, cuối cùng là cân lượng kết tủa thu được. Đánh giá hàm lượng fucoidan thu được và chọn ra tỉ lệ cồn / dịch chiết thích hợp.
Hình 2.7. Sơ đồ bố trí xác định tỉ lệ cồn cho kết tủa
Dịch chiết sau khi lọc
Hòa cồn và dịch lọc với tỉ lệ cồn/dịch 1/1 1/2 2/1 Kết tủa Đánh giá Sấy kết tủa Fucoidan Chọn tỉ lệ cồn thích hợp