Thành phần hóa học của rong nâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tách chiết fucoidan từ rong sargassum polycystum khánh hòa (Trang 25 - 26)

Sắc tố:

Sắc tố trong rong Nâu là diệp lục tố (chlorophyl), sắc tố màu nâu (fucoxanthin), sắc tố đỏ (caroten). Tùy theo tỉ lệ các loại sắc tố mà rong có màu từ nâu – vàng nâu – nâu đậm – vàng lục. Nhìn chung sắc tố của rong Nâu khá bền.

Gluxit:

* Monosaccarit:

Monosaccarit quan trọng của rong Nâu là đường Mannitol được Stenhouds phát hiện ra năm 1884 sau đó được Kylin chứng minh thêm (1913). Monosaccarit tan được trong Alcol, dễ tan trong nước, có vị ngọt.

* Polysaccarit: bao gồm các hợp chất sau đây:

o Alginic: là một polysaccarit tập trung ở giữa vách tế bào, là thành phần chủ yếu tạo nên tầng phía ngoài của màng tế bào rong nâu.

o Fucoidan: Fucoidan là một polysacarit sulfat được tách chiết từ rong nâu, có cấu tạo gồm mạch chính có mặt -L-fucose sulfat, ngoài ra có thể có D-galactose, D-mannose, D-xylose, L-rhamnose, D-glucose, D-uronic axít và có thể có phân bố ngẫu nhiên của các gốc acetyl.

màu, không mùi và có hai loại là loại hòa tan trong nước và loại không hòa tan trong nước.

o Cellulose : là thành phần tạo nên vỏ cây rong. Hàm lượng này của rong nâu nhiều hơn so với rong đỏ.

Protein:

Protein của rong nâu không cao lắm nhưng khá hoàn hảo, do vậy rong Nâu có thể sử dụng làm thực phẩm.

Chất khoáng:

Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong rong nâu thường lớn hơn nước biển. Hàm lượng khoáng của loài rong nâu tại vùng biển Nha Trang luôn dao động phụ thuộc vào mùa vụ và thời kỳ sinh trưởng.

Sau đây là cấu tạo của màng tế bào rong nâu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tách chiết fucoidan từ rong sargassum polycystum khánh hòa (Trang 25 - 26)