Hệ thống phân loại Sargassum trên thế giới rất phức tạp, năm 1753 ba loài
thuộc chi Fucus: Fucus natans, F. acinarius và F. lendigerus do Linnaeus mô tả lần đầu tiên nay được thay thế bằng chi Sargassum. Giữa những năm 1808 đến 1819,
36 loài rong thuộc chi Fucus được mô tả ngày nay cũng được chuyển sang chi
Sargassum, năm 1820 J.Agardh giới thiệu chi Sargassum với số loài lúc này là 62
loài. Sau thời gian đó rất nhiều tác giả khác tiếp tục giới thiệu về Sargassum như
Yendo (1907), Reinbold (1913), Grunow (1915, 1916) và Setchell (1931). Số loài
sargassum lên đến 230. Năm 1954 Womersley công bố hệ thống phân loại sargassum của mình ở Úc, cùng với các tác giả đương thời ở nhiều vùng khác nhau
trên thế giới như Phạm Hoàng Hộ của Việt Nam, Chou, Chiang của Taiwan và Ang, Trono của Philippin, đến nay tổng số loài của chi Sargassum đã lên đến hơn 500.
Sargassum tại Việt Nam hiện nay có khoảng 70 loài (thực vật chí Việt Nam), với
sản lượng khai thác ước tính đạt trên 10.000 tấn khô/năm, tương đương với 400 đến 100 tấn fucoidan thô.
Số lượng loài Sargassum phân bố trên các nước luôn thay đổi theo các
nghiên cứu gần đây nên khó có thể kết luận hiện nay Sargassum phân bố nhiều nhất ở nước nào. Riêng tính đến 1998 thì nhiều nhất là ở Ấn Độ, Philippin và Việt Nam [phụ lục 1.1].
Rong sargassum polycystum mọc thành bụi to có khi dài 2 m. Đĩa bám hình nón to cỡ 1cm, có các rễ bò phân nhánh, phát triển nhiều. Trục chính hình trụ dài 0.5 – 1 cm, mang theo 3 – 5 nhánh chính hình trụ to 1 – 2 mm có nhiều gai nhỏ, đơn hay kép, đầu thường phù ra, các nhánh bên mọc dày. Lá hình bầu dục dài 2 – 4 cm, nhánh và lá rất dày. Phao nhiều, hình cầu to 2 mm, phao luôn luôn có cánh nhỏ, cánh này nhiều khi chỉ là một mũi nhỏ ở đầu hay nhiều gai nhỏ. Rong khô có màu nâu. Đây là loài rong gặp phổ biến khắp nơi, thích nghi rộng ngoại trừ những nơi có sóng mạnh, chúng có khả năng mọc gần cửa sông. Chúng bao phủ các vùng san hô chết từ phía trên mực thủy triều cho đến nhiều mét sâu hơn. Các cá thể ở vùng trên thường bị bày khô nhiều giờ khi triều xuống. Rong trưởng thành phóng thích giao tử vào tháng 4. Vào lúc phần lớn các loài rong biển hay rong Mơ khác tàn lụi (tháng 9, 10), ta vẫn gặp các quần thể S. polycystum. Nhờ hệ thống rễ bò phát triển, chúng có thể sinh sản sinh dưỡng. Các rễ này như những nhánh có mang các lá nhỏ, ở các nách lá này sẽ nãy chồi cho ra cây mầm và đĩa bám, bám vào vật bám cho ra cây mới.
Hình 1.5. Ronng nâu sargassum polycystum