Nâng cao năng lực Marketing

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp file word) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình (Trang 60 - 63)

6. cấu Kết của khóa luận tốt nghiệp

3.2. Các đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần phân lân

3.2.4. Nâng cao năng lực Marketing

a, Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố cơ bản tạo nên NLCT của sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chính là nâng cao NLCT của cơng ty. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của HEM được thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quản lý các yếu tố đầu vào. Có làm tốt cơng tác

này thì cơng ty mới biết được loại hàng, số lượng, chất lượng ra sao. Từ đó sẽ chủ động hơn trong cơng tác tìm kiếm, đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác kinh doanh. Tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng chủ yếu hiện nay cho cơng ty. Bên cạnh đó cần phải cải tiến cơng tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào một cách nghiêm ngặt, vì nguyên liệu đầu vào sẽ quyết định căn bản đến chất lượng đầu ra của công ty.

Thứ hai, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm của cơng ty rất đa dạng

về chủng loại, hai dịng sản phẩm chủ yếu của Cơng ty là phân lân nung chảy và các loại phân đa dinh dưỡng NPK. Trong cơ cấu sản lượng sản xuất, phân lân nung chảy là mặt hàng chủ đạo thường chiếm 70-80% tổng sản lượng sản xuất. Về Mỗi loại có chức năng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó cơng ty cần phải sản xuất nhiều sản phẩm khác theo nhu cầu thị hiếu của thị trường và để cạnh tranh được với hàng Trung Quốc hiện nay.

Thực hiện tốt giải pháp trên thì NFC sẽ ln đảm bảo sản phẩm mà mình cung cấp đến tay khách hàng ln có chất lượng cao cũng như nâng cao uy tín và NLCT của mình.

b, Xây dựng chính sách giá cả hợp lý

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì giá cả là yếu tố cạnh tranh rất hữu hiệu. Do vậy cơng ty cần phải tìm cách đưa ra mức giá hợp lý để nâng cao NLCT. Cơng ty có thể giảm giá bán với những mặt hàng tương tự của những đối thủ cạnh tranh nhưng có thể giữ giá cao với những nhóm mặt hàng mà cơng có thế mạnh hoặc có thể chấp nhận lời ít bán giá thấp hơn nhưng bù lại số lượng bán ra sẽ nhiều hơn và kết quả vẫn thu được nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó cơng ty có thể sử dụng thêm biện pháp đưa ra hình thức khuyến mại về giá khi mua với số lượng lớn để kích thích tiêu thụ, đảm bảo ổn định và mở rộng thị trường cũng như tối đa hóa lợi nhuận.

Với những thị trường mà sản phẩm của công ty mới xâm nhập nên có chính sách khuyến mại, giá bán thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mặc dù chấp nhận chịu lỗ. Sau khi củng cố thị trường này có thể tăng dần giá trong những năm tiếp theo.

Các sản phẩm của công ty hiện đang cung cấp cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Khi vận chuyển càng xa thì chi phí càng lớn, giá thành cao. Do vậy cơng ty cần có biện pháp hỗ trợ về giá để mức giá bán giữa các khu vực chênh lệch khơng lớn, từ đó vươn xa hơn ra các thị trường.

Khi công ty thực hiện tốt các biện pháp đưa ra ở trên thì cơng ty sẽ có mức giá hợp lý, từ đó nâng cao NLCT của mình, cũng như góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nâng cao NLCT bằng các biện pháp hạ giá thành nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ suất lợi nhuận theo đúng kế hoạch đề ra.

c, Nghiên cứu và khai thác tốt thị trường

Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường tại NFC là các hoạt động bao gồm tìm hiểu về nhu cầu của thị trường, những thay đổi mới trên thị trường để đáp ứng kịp thời, những sản phẩm, chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để từ đó đề ra phương hướng và các biện pháp đúng đắn để mở rộng và phát triển thị trường một cách thích hợp.

Nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước: Không chỉ dừng lại ở giữ vững mà công ty cần phải mở rộng khai thác thêm thị trường này, địi hỏi cơng ty phải tăng cường thâm nhập sâu, tìm hiểu nhu cầu gốc rễ của khách hàng để thực hiện sản xuất phù hợp nhất. Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của NFC nên tạo mối quan hệ nhiều hơn với các nhà máy và tìm kiến bạn hàng mới tại thị trường trong nước. Khai thác có hiệu quả thị trường xuất khẩu: Hiện nay công ty đã xuất khẩu ra thị trường Lào và Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Do đó, cần phải ln duy trì mối quan hệ với thị trường này. Muốn vậy công ty cần phải thường xuyên liên hệ với đối tác để nắm bắt được những đòi hỏi của họ về sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách đầy đủ nhất và kịp thời nhất, đặc biệt phải nắm bắt được các thông tin về thị trường, giá cả, thị hiếu tiêu dùng và truyền thống văn hóa của các nước xuất khẩu.

d, Phát triển hệ thống kênh phân phối.

Công ty cần quan tâm phát triển cả hai hệ thống kênh phân phối là bán sỉ và bán lẻ tại thị trường nội địa, đồng thời cũng thúc đẩy cơng tác xuất khẩu ra nước ngồi. Kênh bán sỉ: Đây là kênh phân phối có thể bán được nhiều hàng, tuy nhiên giá bán thường thấp và giá bán được định giá tùy theo từng điều kiện cụ thể. Kênh bán lẻ: Đây là một kênh phân phối quan trọng của NFC, bao gồm các hình thức như: bán hàng trực tiếp, bán hàng thông qua các đại lý, bán hàng thông qua trung gian môi giới giới thiệu, thiết lập hệ thống bán hàng qua mạng,...

Công ty cần phải thiết lập kênh phân phối hợp lý nhằm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty, đồng thời giảm tối đa thời gian đưa sản phẩm tới tay khách hàng và tiết kiệm chi phí. Có được kênh phân phối tốt làm cho vịng quay của vốn nhanh, rút ngắn thời gian thu hồi vốn cho công ty.

e, Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

Việc chỉ dừng lại ở triển lãm, hội chợ là chưa đủ cho việc nhận dạng và nhận biết thương hiệu. Do đó NFC cần phải có bước tiến xa hơn nữa trong việc xúc tiến quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Cụ thể như việc đầu tư quảng cáo qua mạng Facebook cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cả về nội dung, chất lượng hình ảnh và chi phí chạy quảng cáo; Hay việc quảng cáo qua tivi, TVC, google adwords cần được chú trọng hơn,...Do đó nếu NFC làm tốt hoạt động xúc tiến thương mại thì thương hiệu NFC sẽ được ghi dấu trong tâm trí của khách hàng để khi nhắc đến các sản phẩm thiết bị điện, khách hàng liên tưởng đến NFC ngay lập tức.

Nhận thức được tình hình hoạt động xúc tiến chưa được tối ưu, lãnh đạo cơng ty đã có những chiến lược Marketing như sau:

Chiến lược kéo: Quảng cáo trực quan qua hệ thống biển quảng cáo tại hệ thống nhà phân phối trên khắp cả nước; Sử dụng phương tiện truyền thông (Tham gia các sự kiện, hội chợ, quảng cáo trên mạng internet, clip giới thiệu trên youtube, google); Vật phẩm quảng cáo (Catalogue, lịch, Thiếp chúc Tết, Tờ rơi nhận biết hàng gia, Quà lưu niệm in logo Công ty,...).

Chiến lược đây là chiến lược marketing tác động các cấp trung gian nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng: Nhân viên hỗ trợ bán hàng, giám sát, quản lý khu vực; Hỗ trợ biển bảng, kệ hàng; Hỗ trợ vật dụng quảng cáo cho các chi nhánh, nhà phân phối; Tổ chức hội nghị khách hàng; Chính sách chiết khấu, cơng nợ, thưởng doanh số.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp file word) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w