CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được sử dụng trong nghiên cứu này để ước lượng mức sẵn lòng chi trả để cải thiện dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp này được tiến hành bằng cách hỏi các hộ gia đình về mức sẵn lịng chi trả của họ cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường và các mức này được thu thập thông qua phiếu điều tra.
Các bước tiến hành nghiên cứu cụ thể như sau:
(1) Mục đích điều tra
Điều tra các thơng tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình trong tại thành phố Hà Nội; các thơng tin liên quan đến hoạt động thu gom, quản lý chất thải rắn để tìm hiểu mức sẵn lịng chi trả.
(2) Thiết lập điều tra, phỏng vấn
Dung lượng mẫu điều tra đại diện cho toàn bộ người dân sống trong khu vực nghiên cứu theo các tiêu thức: đặc điểm kinh tế - xã hội hộ gia đình người được phỏng vấn; hoạt động thải chất thải, thành phần của chất thải; mức sẵn lòng chi trả cho việc thu gom và xử lý chất thải; các hình thức chi trả và mục đích của mức sẵn lịng chi trả đối với việc thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xây dựng kịch bản CVM tại thành phố Hà Nội:
Hiện nay, Luật bảo vệ môi trường 2020 đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Luật yêu cầu hộ gia đình phân loại CTRSH tại nguồn thành các loại là chất thải rắn có khả năng tái chế, chất thải có thành phần nguy hại (thực hiện EPR), và CTRSH thơng thường khác. Luật có quy định mới tại khoản 1 Điều 79 về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, theo đó Phí chất thải rắn sinh hoạt tính tốn dựa trên khối lượng/thể tích chất thải đã đươc phân loại. Việc không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 55/2021/NĐ-CP. Theo đó, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Trong khi hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội CTRSH do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) là đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển
26
và xử lý; chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội; là đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên, hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải trên địa bàn chưa được phủ kín. Đặc biệt là hiện trạng nhiều nơi, người dân chưa tích cực tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn. Phần lớn CTRSH chưa được phân loại tại nguồn; việc phí thu gom CTRSH thu theo hộ gia đình hoặc theo nhân khẩu dẫn đến việc khơng khuyến khích người dân giảm lượng chất thải phát sinh và phải xử lý.
Mặc dù, công tác quản lý chất thải rắn đang được chính quyền UBND thành phố Hà Nội hết sức quan tâm và nỗ lực giải quyết các vấn đề môi trường. Tuy nhiên lượng CTRSH ngày càng nhiều nên sự tham gia của người dân đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình xử lý CTRSH và nâng cao chất lượng mơi trường. Từ đó thu thập thơng tin về mức sẵn lịng chi trả của các hộ gia đình, lý do và cơ chế chi trả.
(3) Hoàn thiện phiếu điều tra sau khi phỏng vấn thử và tiến hành điều tra chính thức
Sau khi điều tra phỏng vấn thử 20 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề tài tiến hành điều tra chính thức chủ hộ hoặc người có thu nhập trong hộ gia đình tại thành phố Hà Nội bằng hình thức online và trực tiếp. Quy mơ cỡ mẫu được tính theo công thức (2.3) [6]:
n = N
1+Ne2 (2.3) Trong đó:
n: là cỡ mẫu
N: là tổng số hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu e: là sai số tiêu chuẩn (sai số cho phép: ±10%)
Theo niên giám thống kê 2020, tổng số hộ dân thành phố Hà Nội là 2.224.107 hộ (2020), từ đó tác giả tính tốn được kết quả như sau:
n = 2.224.107
1+2.224.107x0,052 ≈ 400
Cỡ mẫu n ≈ 400. Vì vậy, nghiên cứu đã thực hiện với cỡ mẫu là 405 phiếu điều tra. Mỗi khu vực thành thị, nông thôn và miền núi lấy 135 phiếu để có thể đánh giá chung trên địa bàn thành phố Hà Nội
27
Kết quả từ cuộc điều tra thử thu được các mức giá 3 mức giá người dân tự phát biểu sẵn lịng chi trả đó là các mức giá: 650 đồng/kg, 900 đồng/kg, 1500 đồng/kg. Mơ hình 2 mức giá (mơ hình 2 mức giá – double bounced) được mơ tả trong hình 2.2.
(Nguồn: Hanneman và cộng sự, 1991)
Hình 2.2 Mơ hình hai mức giá (double bounced)
Trong mơ hình 2 mức giá, người được phỏng vấn sẽ được hỏi có đồng ý với mức giá WTP khởi điểm có sẵn lịng hay khơng. Nếu có, hỏi sẵn lịng trả cho mức giá cao hơn cho đến khi tìm được mức WTP cao nhất. Nếu khơng sẽ được hỏi với mức giá thấp hơn, sau đó hỏi về mức sẵn lịng chi trả cao nhất
(4) Xử lý số liệu
- Kiểm tra kết quả điều tra để loại bỏ những phiếu điều tra không hợp lệ.
- Thống kê các thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội chủ hộ gia đình được điều tra, những đánh giá về công tác thu gom, quản lý chất thải thời điểm hiện tại.
- Thiết kế biến giả cho các yếu tố ảnh hưởng, sử dụng công cụ phân tích trên Microsoft Excel để phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố đó tới mức sẵn lịng chi trả.
Ước lượng mơ hình hồi quy
Trong nghiên cứu này, sử dụng mơ hình kinh tế lượng hồi quy đa biến để xác định những yếu tố tác động đến mức sẵn lòng trả về dịch vụ thu gom và xử lý chất thải của các hộ gia đình tại thành phố Hà Nội, như: tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, Mức giá cao nhất mà ơng/bà có thể chi trả, để nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom CTRSH tại địa phương là bao nhiêu? ............. (đồng/người/tháng)
𝑩𝒊𝒏 y 𝑩𝒊 𝑩𝒊𝒅 Hỏi tiếp Dừng lại Hỏi tiếp Dừng lại Giá khởi điểm Giá lần 2
y
y
n
n n
28
giới tính, nhân khẩu gia đình,… Các biến cụ thể đưa vào những mơ hình kinh tế lượng này được diễn giải cụ thể dưới đây.
Mơ hình hồi quy đa biến được xác định có các dạng như sau [9]:
WTPi = βo+β1 Inc +β2 Edu+β3 Gen +β4 Age+β5 Members +β6 D+ β7K
Trong đó:
WTP: Mức sẵn lịng chi trả (đơn vị nghìn đồng)
βo: Hệ số chặn hay hệ số tự do của mơ hình (Intercept) β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: Hệ số hồi quy (Coefficients)
Inc: Thu nhập. Để thực hiện mơ hình tương quan nghiên cứu sử dụng biến giả với mã hóa biến thu nhập như sau: bằng 1 nếu Dưới 5 triệu VNĐ/tháng, bằng 2 nếu từ 5 – 10 triệu VNĐ/tháng, bằng 3 nếu từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng, bằng 4 nếu từ 15 – 20 triệu VNĐ/tháng , bằng 5 nếu từ 20 – 25 triệu VNĐ/tháng, bằng 6 nếu từ 25 – 30 triệu VNĐ/tháng, bằng 7 nếu từ 30 – 35 triệu VNĐ/tháng, bằng 8 nếu Trên 35 triệu VNĐ/tháng
Edu: Trình độ học vấn. Để thực hiện mơ hình tương quan nghiên cứu sử dụng biến giả với mã hóa biến trình độ học vấn như sau: bằng 0 nếu Khơng có bằng cấp, bằng 12 nếu Trung học phổ thơng, bằng 16 nếu Đại học/ Cao đẳng/Trung cấp, bằng 18 nếu Trên Đại học.
Gen: Giới tính. Để thực hiện mơ hình tương quan nghiên cứu sử dụng biến giả với mã hóa biến thu nhập như sau: bằng 1 nếu là Nam, bằng 0 nếu là Nữ.
Age: Tuổi. Để thực hiện mơ hình tương quan nghiên cứu sử dụng biến giả với mã hóa biến tuổi như sau: bằng 1 nếu Dưới 18 tuổi, bằng 2 nếu Từ 18-24 tuổi, bằng 3 nếu Từ 24-55 tuổi, bằng 4 nếu Trên 55 tuổi.
Members: Số nhân khẩu.
D: Nghề nghiệp. Để thực hiện mơ hình tương quan nghiên cứu sử dụng biến giả với mã hóa biến nghề nghiệp như sau: bằng 1 nếu là CBVC nhà nước, bằng 2 nếu kinh doanh tự do, bằng 3 nếu Học sinh/Sinh viên, bằng 4 nếu là công nhân, bằng 5 nếu nội trợ/nghỉ hưu, bằng 6 nếu làm các ngành nghề khác.
29