Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 38 - 42)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái - thể lực - tình trạng dinh dưỡng

+ Chiều cao đứng:

Đơn vị đo là cm, dụng cụ đo là thước đo chiều cao y tế có độ chính xác đến 1mm. Theo phương pháp đo cổ điển của Martin (ba điểm nhơ ra nhất về phía sau

của lưng, mông, vai chạm thước; đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ vai trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vng góc với trục cơ thể). Người được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, không mang dép, hai gót chân sát nhau sao cho 4 điểm chân, lưng, mơng, gót chạm vào thước  26 .

+ Cân nặng:

Được xác định bằng cân y tế có độ chính xác đến 0,1kg. Cân được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, các đối tượng đo mặc quần áo mỏng, đứng thẳng sao cho trọng tâm cơ thể rơi vào điểm giữa cân, đo xa bữa ăn  26 .

+ Chỉ số BMI:

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, BMI dành cho trẻ thuộc châu Á từ 2 – 20 tuổi được phân loại theo bảng 2.2 dựa theo tiêu chuẩn của CDC dùng cho trẻ từ

2 đến 20 tuổi thể hiện ở biểu đồ 2.1 và 2.2 theo tuổi và theo giới tính.

Cơng thức tính của BMI = M2

h

Trong đó M là cân nặng (kg); h là chiều cao đứng (m). + Tình trạng dinh dưỡng:

Được xác định theo BMI: Chúng tơi phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là BMI dành cho trẻ thuộc châu Á từ 2 – 20 tuổi.

Bảng 2.2 BMI dành cho trẻ thuộc châu Á từ 2 – 20 tuổi

STT BMI Phân loại

1 BMI < 16,5 Thiếu cân

2 16,5 ≤ BMI ≤ 24,9 Bình thường

3 25 ≤ BMI ≤ 28,9 Nguy cơ béo phì

4 BMI ≥ 29 Béo phì

Biểu đồ 2.1. BMI từ 2 -20 tuổi đối với nam

Biểu đồ 2.2. BMI từ 2 -20 tuổi đối với nữ

+ Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th), tương đương với chỉ số BMI < 16,5.

+ Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 85, tương đương với chỉ số BMI nằm trong khoảng 16,5 ≤ BMI ≤ 24,9. + Nguy cơ béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 95, tương đương với chỉ số BMI nằm trong khoảng 25 ≤ BMI ≤ 28,9.

+ Béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95, tương đương với chỉ số BMI ≥ 29.

2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số đánh giá về năng lực trí tuệ

+ Trí tuệ:

Được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm và sử dụng test Raven. Test Raven gồm 5 bộ A, B, C, D, E với 60 khn hình có cấu trúc theo ngun tắc phức tạp dần từ khn hình 1 đến khn hình 12. Từ bộ A đến bộ E cũng phức tạp dần như vậy. Từng bộ A, B, C, D, E có nội dung riêng, cụ thể:

Bộ A – thể hiện tính tồn vẹn, tính liên tục của cấu trúc. Bộ B – thể hiện sự giống nhau giữa các cặp hình.

Bộ C – thể hiện những thay đổi trong cấu trúc. Bộ D – thể hiện sự thay đổi chổ của các hình.

Bộ E – thể hiện sự phân giải sự hình thành các cấu hình.

Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời, sau khi nghe hướng dẫn sẽ làm bài độc lập với thời gian không hạn chế. Thực tế khoảng 45 phút.

Cứ mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm, chỉ có bài tập nào có độ biến thiên cho phép thì mới được tính, nếu khơng đáp ứng được nhu cầu đó sẽ bị loại và phải làm lại

Sau khi có điểm test Raven, tính chỉ số IQ theo cơng thức: IQ =  15100

SD X X

Trong đó: IQ - là chỉ số thơng minh; X – điểm trắc nghiệm cá nhân;

X - điểm trắc nghiệm trung bình của nhóm người cùng độ tuổi; SD – độ lệch chuẩn.

Sau đó đối chiếu với chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại hệ số thông minh của D. Wechsler 1955  57 để tính sự phân bố trẻ theo các mức trí tuệ

Bảng 2.3. Phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ của D. Wechsler.

STT Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí tuệ

1 I > 130 Rất xuất sắc

2 II 120 – 129 Xuất sắc

3 III 110- 119 Thông minh

4 IV 90 – 109 Trung bình

5 V 80 – 89 Tầm thường

6 VI 70 – 79 Kém

7 VII <70 Ngu đần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 38 - 42)