TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 54)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH

3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo tuổi và giới tính

Kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường THPT Lê Hoàn giai đoạn từ 16 – 18 tuổi được thể hiện trong bảng 3.7:

Bảng 3.7 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Giới tính n Tình trạng dinh dưỡng Thiếu cân Bình thường

Nguy cơ béo phì Béo phì n % n % n % n % 16 Nam 167 37 22,16 123 73,65 5 2,99 2 1,2 Nữ 208 30 14,42 167 80,29 9 4,33 2 0,96 Chung 375 67 17,87 290 77,33 14 3,73 4 1,07 17 Nam 153 15 9,8 133 86,93 3 1,96 2 1,31 Nữ 197 18 9,14 173 87,82 3 1,52 3 1,52 Chung 350 33 9,43 306 87,43 6 1,71 5 1,43 18 Nam 142 13 9,15 124 87,33 4 2,82 1 0,70 Nữ 184 15 8,15 166 90,22 2 1,09 1 0,54 Chung 326 28 8,59 290 88,96 6 1,84 2 0,61 Tổng Số Nam 462 65 14,07 380 82,25 12 2,60 5 1,08 Nữ 589 63 10,70 506 85,90 14 2,38 6 1,02 Chung 1051 128 12,18 886 84,30 26 2,47 11 1,05 Kết quả bảng 3.7 cho thấy, tình trạng dinh dưỡng của học sinh có sự thay đổi theo lứa tuổi. Cụ thể ở lứa tuổi 16, học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường là 77,33 %; mức thiếu cân chiếm 17,87%; mức nguy cơ béo phì là 3,73%; mức béo phì là 1,07%. Sang tuổi 17, học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường tăng lên 87,43%; mức thiếu cân giảm xuống còn 9,43%; mức nguy cơ béo phì giảm cịn 1,71%; mức béo phì tăng lên 1,43%. Đến 18 tuổi, học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường tăng lên và đạt cao nhất là

88,96%; mức thiếu cân tiếp tục giảm xuống còn 8,59%; mức nguy cơ béo phì tăng lên 1,84%; mức béo phì thì lại giảm xuống thấp nhất cịn 0,64%.

Như vậy, trung bình chung ở cả ba lứa tuổi tình trạng dinh dưỡng của học sinh tập trung chủ yếu ở mức bình thường (84,30%) và thiếu cân (12,18%). Học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức nguy cơ béo phì và mức béo phì chiếm tỉ lệ nhỏ (2,47 % và 1,05 %). Kết quả này cho thấy tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường THPT Lê Hồn ở tình trạng bình thường và được thể hiện qua biểu đồ 3.4 và đồ thị 3.1 dưới đây:

Biểu đồ 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo tuổi

Tỉ lệ %

Đồ thị 3.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo tuổi

Xét theo giới tính, tình trạng dinh dưỡng của học sinh nam và nữ có sự khác nhau. Cụ thể ở lứa tuổi 16, học sinh nam có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường là 73,66 %; mức thiếu cân chiếm 22,16%; mức nguy cơ béo phì là 2,99%; mức béo phì là 1,2%. Sang tuổi 17, các em có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường tăng lên 86,93%; mức thiếu cân giảm xuống còn 9,8%; mức nguy cơ béo phì giảm cịn 1,96%; mức béo phì tăng lên 1,31%. Đến 18 tuổi thì tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường tăng lên và đạt cao nhất là 87,33%; mức thiếu cân tiếp tục giảm xuống cịn 9,15%; mức nguy cơ béo phì tăng lên 2,82%; mức béo phì thì lại giảm xuống thấp nhất cịn 0,7%. Đối với học sinh nữ, ở tuổi 16 thì tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường là 80,29%; mức thiếu cân chiếm 14,42%; mức nguy cơ béo phì là 4,33%; mức béo phì là 0,96%. Sang tuổi 17, các em có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường tăng lên 87,82%; mức thiếu cân giảm xuống còn 9,14%; mức nguy cơ béo phì giảm cịn 1,52%; mức béo phì tăng lên 1,52%. Đến 18 tuổi thì tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường tăng lên và đạt cao nhất là 90,22%; mức thiếu cân tiếp tục giảm xuống cịn 8,15%; mức nguy cơ béo phì giảm cịn 1,09%; mức béo phì giảm xuống thấp nhất cịn 0,54%.

Ở mức dinh dưỡng bình thường thì học sinh nam có tỉ lệ thấp hơn nữ (nam là 82,25%, nữ là 85,90%). Nhưng ở các mức dinh dưỡng còn lại (thiếu cân; nguy cơ béo phì; béo phì) thì học sinh nam lại chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nữ (nam chiếm tỉ lệ lần lượt là 14,07%; 2,60% và 1,08%; nữ là 10,70%; 2,38% và 1,02%).

Như vậy, tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo giới tính có sự thay đổi theo hướng tích cực, đó là tình trạng dinh dưỡng của học sinh nam và nữ tập trung chủ yếu ở mức bình thường (nam đạt 82,25% cịn nữ đạt 85,90%), sau đó là ở mức thiếu cân (nam chiếm 14,07%, nữ chiếm 10,70%). Các em có tình trạng dinh dưỡng ở mức nguy cơ béo phì và mức béo phì chiếm tỉ lệ nhỏ (mức nguy cơ béo phì thì nam là 2,60 % và nữ là 2,38 %; mức béo phì thì nam là

1,08% còn nữ là 1,02%). Chúng ta cần quan tâm, giám sát chặt chẽ đến tình trạng suy dinh dưỡng (thiếu cân), nguy cơ béo phì và béo phì.

Sự biến đổi tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo giới tính được thể hiện qua đồ thị 3.2:

Tỉ lệ %

Đồ thị 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo giới tính

3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo thành phần gia đình

Kết quả nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng theo thành phần gia đình được thể hiện trong bảng 3.8:

Bảng 3.8. Tình trạng dinh dưỡng theo thành phần gia đình

Thành phần gia đình Tình trạng dinh dưỡng Làm nông (n = 595) Công nhân (n = 208) Cán bộ (n = 177) Tiểu thương (n = 71) Chung (n = 1051) Thiếu cân n 85 20 16 7 128 % 14,29 9,62 9,04 9,86 12,18 Bình thường n 492 181 155 58 886 % 82,69 87,02 87,57 81,69 84,30 Nguy cơ béo phì n 13 5 4 4 26 % 2,18 2,40 2,26 5,63 2,47 Béo phì n 5 2 2 2 11 % 0,84 0,96 1,13 2,82 1,05 download by : skknchat@gmail.com

Kết quả bảng 3.8 cho thấy, tình trạng dinh dưỡng của học sinh có sự thay đổi theo thành phần gia đình. Cụ thể ở học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng thì tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường là 82,69 %; mức thiếu cân chiếm 14,29%; mức nguy cơ béo phì là 2,18%; mức béo phì là 0,84%.

Ở học sinh thuộc thành phần gia đình cơng nhân thì tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường là 87,02 %; mức thiếu cân chiếm 9,62%; mức nguy cơ béo phì là 2,4%; mức béo phì là 0,96%.

Ở học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ thì tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường đạt 87,57 %; mức thiếu cân chiếm 9,04%; mức nguy cơ béo phì là 2,26%; mức béo phì là 1,13%.

Đối với học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương thì tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường là 81,69 %; mức thiếu cân chiếm 9,86%; mức nguy cơ béo phì là 5,63%; mức béo phì là 2,82%. Tỉ lệ chung ở học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường là 84,30 %; mức thiếu cân chiếm 12,18%; mức nguy cơ béo phì là 2,47%; mức béo phì là 1,05%.

Như vậy, học sinh thuộc các thành phần gia đình khác nhau thì tình trạng dinh dưỡng của học sinh cũng tập trung chủ yếu ở mức bình thường và thiếu cân. Trong đó, học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường là thấp nhất (chỉ đạt 81,69% so với tỉ lệ chung là 84,30%, thấp hơn 2,61%), còn học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường đạt cao nhất (đạt 87,57% so với tỉ lệ chung là 84,30%, cao hơn 3,27%).

Ở mức thiếu cân thì học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 14,46% so với tỉ lệ chung là 12,18%, cao hơn 2,28%), cịn học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ có tỉ lệ thấp nhất (chỉ chiếm 9,04% so với tỉ lệ chung là 12,18%, thấp hơn 3,14%). Học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức nguy cơ béo phì và mức béo phì chiếm tỉ lệ nhỏ (2,47 % và 1,05 %),

trong đó ở mức nguy cơ béo phì và béo phì thì học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương lại chiếm tỉ lệ cao nhất (mức nguy cơ béo phì chiếm 5,63% so với tỉ lệ chung là 2,47%, cao hơn 3,16%; mức béo phì chiếm 2,82% so với tỉ lệ chung là 1,05%, cao hơn 1,77%).

Chúng ta có thể thấy học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng có hồn cảnh khó khăn hơn so với các em còn lại nên điều kiện ăn uống và quan tâm chăm sóc khơng được đầy đủ, ngồi ra các em sau khi đi học về còn phải phụ giúp gia đình nhiều việc nên tình trạng dinh dưỡng ở mức thiếu cân còn cao.

Học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ vì có bố mẹ đều là cơng chức viên chức nhà nước nên có tiền lương ổn định, có điều kiện và thời gian cũng như kiến thức về chăm sóc con cái tốt hơn do đó tình trạng dinh dưỡng ở mức thiếu cân chiếm tỉ lệ thấp nhất (9,04% so với tỉ lệ chung là 12,18%, thấp hơn 3,14%) và mức bình thường đạt tỉ lệ cao nhất (87,57% so với tỉ lệ chung là 84,30%, cao hơn 3,27%).

Học sinh thuộc thành phần gia đình cơng nhân có tình trạng dinh dưỡng tương đối tốt vì thu nhập ổn định, có điều kiện và thời gian chăm sóc con cái tốt hơn (mức bình thường đạt 87,02% cao hơn 2,72% so với tỉ lệ chung, mức thiếu cân chỉ chiếm 9,62% thấp hơn 2,56% so với tỉ lệ chung, mức nguy cơ béo phì chỉ chiếm 2,26% thấp hơn 0,21% so với tỉ lệ chung, và mức béo phì chỉ chiếm 0,96% thấp hơn 0,09% so với tỉ lệ chung).

Học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương có tình trạng dinh dưỡng khơng tốt vì có thể gia đình có điều kiện tốt nhưng vì thời gian khơng có nhiều nên chưa chăm lo nhiều được cho con cái vì vậy các mức dinh dưỡng chưa tốt (mức bình thường đạt thấp nhất trong 4 nhóm, mức thiếu cân chỉ thấp hơn so với học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng và cao hơn 2 nhóm cịn lại, mức nguy cơ béo phì và béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất trong 4 nhóm).

Tuy nhiên theo đánh giá chung thì học sinh trường THPT Lê Hồn trên địa bàn huyện đang ở tình trạng dinh dưỡng bình thường, cần quan tâm giám sát chặt chẽ tình trạng suy dinh dưỡng (thiếu cân), nguy cơ béo phì và béo phì.

Sự biến đổi tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo thành phần gia đình được thể hiện qua đồ thị 3.3:

Đồ thị 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo thành phần gia đình.

3.3. HOẠT ĐỘNG SINH LÝ THẦN KINH CỦA HỌC SINH 3.3.1. Chỉ số IQ của học sinh

Kết quả nghiên cứu chỉ số IQ của học sinh trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai theo tuổi và giới tính được thể hiện trong bảng 3.9:

Bảng 3.9. Chỉ số IQ của học sinh theo tuổi và giới tính

TUỔI CHỈ SỐ IQ THEO GIỚI TÍNH NAM (1) NỮ (2) CHUNG 1 X - 2 X P (1-2)

n X SD Tăng n X SD Tăng n X SD Tăng

16 152 97,11 15,20 - 174 97,76 17,28 - 326 97,45 16,35 - -0,65 >0,05

17 135 98,24 13,75 1,13 156 100,26 13,05 2,5 291 99,33 13,42 1,88 -2,02 >0,05

18 124 104,95 15,24 6,71 165 102,48 13,32 2,22 289 103,54 14,23 4,21 2,47 >0,05

Trung bình tăng /năm 3,92 2,36 3,045

Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, chỉ số IQ tăng lên theo lứa tuổi. Cụ thể, lúc 16 tuổi, chỉ số IQ đạt 97,45 ± 16,35 điểm; lên 17 tuổi, chỉ số IQ đạt 99,33 ±

13,42 điểm tăng 1,88 điểm; đến 18 tuổi thì chỉ số IQ tăng đạt 103,54 ± 14,23 điểm tăng 4,21 điểm. Như vậy, chỉ số IQ của học sinh có mức độ tăng khơng đồng đều và đạt cao nhất ở tuổi 18.

Xét về giới tính, chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh nữ có sự khác nhau. Cụ thể, lúc 16 tuổi chỉ số IQ của học sinh nam là 97,11 ± 15,20 điểm, ở nữ là 97,76 ± 17,28 điểm, nữ cao hơn nam 0,65 điểm, tuy nhiên sự chênh lệch này rất thấp khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Lúc 17 tuổi, chỉ số IQ ở học sinh nam đạt 98,24 ± 13,75 điểm, ở nữ là 100,26 ± 13,05 điểm, nữ cao hơn nam 2,02 điểm và sự khác biệt này cũng khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Sang tuổi 18 thì chỉ số IQ của học sinh nam lại tăng cao hơn so với học sinh nữ, ở nam là 104,95 ± 15,24 điểm, ở nữ là 102,48 ± 13,32 điểm, mức chênh lệch 2,47 điểm, tuy nhiên sự khác nhau cũng khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Như vậy, ở độ tuổi 16 - 18 chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt nhưng mức chênh lệch là rất thấp (từ 2,02 đến 2,47 điểm) và đều khơng có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ IQ của học sinh không phụ thuộc vào giới tính. Kết quả này thể hiện rõ qua biểu đồ 3.5:

Chỉ số IQ

Biểu đồ 3.5. Chỉ số IQ của học sinh theo tuổi và theo giới tính

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tơi thấy cũng có sự khác nhau, kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.10:

Bảng 3.10. Chỉ số IQ của học sinh theo kết quả của các tác giả khác nhau Giới tính Tuổi Nguyễn Ngọc Châu (2009) Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) Nguyễn Thị Hồng (2017) Trần Thị Ngọc (2019) Nam 16 100,53 95,93 99,42 97,11 17 101,98 97,39 101,43 98,24 18 102,51 106,93 100,68 104,95 Nữ 16 99,89 94,99 95,02 97,76 17 100,93 96,90 96,84 100,26 18 101,79 104,55 97,66 102,48

So với số liệu của Nguyễn Ngọc Châu [4], Nguyễn Thị Ngọc Phú [31], Nguyễn Thị Hồng [10] thì chỉ số IQ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tơi có sự khác biệt nhưng mức độ chênh lệch khơng nhiều. Điều này có thể lý giải trong những năm gần đây kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, tinh thần của con người ngày càng được chú trọng, mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và giáo dục cho trẻ em ngày càng được quan tâm, điều này đã phần nào tác động đến IQ của học sinh.

Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những học sinh ở vùng biên giới khó khăn, đầu vào khơng qua tuyển chọn vì số lượng học sinh tuyển vào thường thấp hơn so với nhu cầu nên gần như em nào nộp hồ sơ thì đều trúng tuyển. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đối với học sinh ở độ tuổi 18 có phần thấp hơn so với tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phú [31] khi nghiên cứu học sinh ở khu vực thành phố Pleiku, Gia Lai.

Tóm lại, chỉ số IQ của học sinh trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai tăng dần theo tuổi và tốc độ tăng cao nhất là từ 17 – 18 tuổi (đạt 4,21 điểm). IQ của cả học sinh nam và học sinh nữ đều tăng dần theo lứa tuổi, nhưng ở lứa tuổi 16 và 17 thì IQ của học sinh nam thấp hơn học sinh nữ còn

sang lứa tuổi 18 thì IQ của học sinh nam lại cao hơn so với học sinh nữ. IQ của học sinh khơng có sự khác biệt theo giới tính.

3.3.2. Sự phân bố chỉ số IQ theo các mức trí tuệ

Kết quả nghiên cứu về sự phân bố chỉ số IQ theo các mức trí tuệ ở các lứa tuổi và giới tính được thể hiện trong bảng 3.11:

Bảng 3.11. Sự phân bố IQ của học sinh theo mức trí tuệ ở các lứa tuổi

Tuổi Giới tính n CHỈ SỐ IQ THEO MỨC TRÍ TUỆ Rất xuất sắc Xuất sắc Thơng minh Trung bình Tầm thường Kém Ngu đần n % n % n % n % n % n % n % 16 Nam 152 0 0,00 2 1,32 31 20,39 79 51,97 24 15,78 10 6,60 6 3,94 Nữ 174 0 0,00 4 2,3 34 19,54 99 56,90 17 9,77 7 4,02 13 7,47 Chung 326 0 0,00 6 1,84 35 19,94 178 54,60 41 12,58 17 5,21 19 5,83 17 Nam 135 0 0,00 5 3,7 26 19,26 71 52,60 20 14,81 9 6,67 4 2,96 Nữ 156 0 0,00 3 1,92 35 22,44 94 60,26 10 6,41 8 5,13 6 3,84

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)