Năng lực trí tuệ của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 29 - 77)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. KẾT LUẬN

1.3. Năng lực trí tuệ của học sinh

1.3.1. Khái quát về trí tuệ

Theo tiếng Latinh, trí tuệ (intellectus) có nghĩa là hiểu biết thông tuệ. Theo từ điển tiếng Việt [51], trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Trí tuệ là khả năng hoạt động trí óc đặc trưng cho con người. Trí tuệ là một phẩm chất quan trọng trong hoạt động của con người, liên quan đến cả phẩm chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy việc nghiên cứu trí tuệ được coi là một lĩnh vực liên ngành, đòi hỏi sự kết hợp của các nhà sinh lý học, tâm lý học, điều khiển học và các ngành khoa học khác. Cho đến nay vẫn cịn nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ.

L. Terman coi chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm [26]. Theo Huarte J. trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét, đánh giá và sáng tạo. Hệ thống những thuộc tính trí tuệ là những

năng lực chung đảm bảo cho sự lĩnh hội tri thức một cách rõ ràng và có hiệu quả [41]. Wechsler [57] lại cho rằng trí tuệ là năng lực chung của nhân cách, được thể hiện trong hoạt động có mục đích, trong sự phỏng đốn thơng hiểu và làm cho mơi trường thích nghi với khả năng của mình. Piaget J. lại coi trí tuệ là hình thái nhất định của sự cân bằng, hình thành trên cơ sở tri giác, kỹ xảo. Ngồi ra, năng lực trí tuệ cịn được biểu hiện ở các phẩm chất khác nhau như sự tò mò, lịng say mê, sự hứng thú, sự kiên trì và miệt mài. Năng lực trí tuệ cịn được thể hiện ra hành động như nhanh trí, tháo vát, linh hoạt hay thể hiện ra khả năng tưởng tượng... Như vậy, có thể nói năng lực trí tuệ biểu hiện cả hai mặt nhận thức lẫn hành động [45].

Trong ba quan điểm về năng lực trí tuệ. Quan điểm thứ nhất cho rằng trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học tập của cá nhân. Quan điểm thứ hai cho rằng trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng và quan điểm thứ ba cho rằng trí tuệ là năng lực thích nghi của con người đối với thế giới xung quanh. Trong ba quan điểm về năng lực trí tuệ này thì quan điểm thứ ba là phổ biến hơn cả, thu hút nhiều nhà nghiên cứu lớn.

Cả ba quan điểm trên không mâu thuẫn nhau mà cùng song song tồn tại, mỗi quan điểm đều xuất phát từ một dấu hiệu nào đó được cho là quan trọng. Sự tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và mỗi khái niệm chỉ nêu được một số mặt của nó chứng tỏ hoạt động trí tuệ là hoạt động phức tạp của con người. Năng lực trí tuệ biểu hiện ở nhiều mặt, nhiều mức độ khác nhau liên quan đến các hiện tượng tâm sinh lý khác nhau [12].

1.3.2. Những nghiên cứu về trí tuệ ở thế giới và Việt Nam

Trên thế giới, vào đầu thế kỷ XVII - F.J Gall là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “não tướng học” và cho rằng chức năng trí tuệ tập trung vào các vùng chuyên biệt của não nên có thể nên có thể đánh giá trí tuệ con người qua

đường nét và đo sọ não người. Tuy nhiên hạn chế của ông là đồng nhất giữa cấu tạo với chức năng của não [39].

Đến năm 1905, nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet đã đưa ra khái niệm “tuổi trí khơn”, là đại lượng đầu tiên thể hiện ý tưởng đo lường trí tuệ trẻ em. Ông cùng với bác sĩ T.Simon thực hiện một loạt các thực nghiệm nghiên cứu năng lực trí tuệ của trẻ em ở những lứa tuổi khác nhau. Thang đo lường trí tuệ Binet – Simon đã ra đời, đây là trắc nghiệm được tiêu chuẩn hóa đầu tiên khơng chỉ về sự thống nhất hóa các bài tập và thủ tục thể hiện chúng mà cả về việc đánh giá các tài liệu thu được [46].

Tiếp theo đó, năm 1912 nhà triết học và tâm lý học người Đức William Stern [35], lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm “hệ số thông minh” (Intelligence Quotient) viết tắt là IQ. Đó là chỉ số của nhịp độ phát triển trí tuệ đặc trưng cho một đứa trẻ nào đó và cách tính chỉ số thơng minh IQ.

Theo tác giả IQ = MA

CA ×100

Trong đó: MA (Mental Age) là tuổi trí tuệ, tính bằng tháng, quy từ điểm trắc nghiệm; CA (Chronological Age) là tuổi thực tế tính bằng tháng, theo thời gian sinh trưởng của mỗi người. Tuy nhiên cách tính này đã gặp một số hạn chế không đại diện được cho mọi lứa tuổi và mọi hình thái trí tuệ phức tạp của con người.

Đến năm 1936, J.C. Raven đã xây dựng nên bộ trắc nghiệm khn hình tiếp diễn và test Raven được xây dựng trên cơ sở tri giác hình thể của tâm lý học Gestal và thuyết tân phát sinh của Spearman. Test Raven được công bố lần đầu tiên vào năm 1936, sau 2 lần chuẩn hóa vào năm 1954 và năm 1956. Test Raven đã được UNESCO cơng nhận và chính thức đưa vào sử dụng để chuẩn đốn trí tuệ của con người vào những năm 1960 [1], [57].

Năm 1939, nhà tâm lý học người Mỹ David Wechsler [42], [57], cho rằng sự phát triển trí tuệ diễn ra trong suốt đời người không đồng đều nên một

đại lượng như vậy không thể đánh giá được sự phát triển của trí tuệ và khơng phải là chỉ số thơng minh. Trong các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em và người lớn D. Wechsler đã sử dụng điểm IQ chuyển hóa, để chuyển đổi từ điểm số bài trắc nghiệm của một người sang loại thang đo tiêu chuẩn, dựa trên lý thuyết cho rằng những điểm số trắc nghiệm của một dân số người được phân bố bình thường và thang này có điểm trung bình là 100, độ lệch tiêu chuẩn là 15.

Ơng hệ thống IQ bằng cơng thức: IQ =100 + 15Z.

Với Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức

X X Z

SD

 Trong đó: X là điểm trắc nghiệm cá nhân;

X là điểm trắc nghiệm

trung bình; SD là độ lệch chuẩn các bài của nhóm trong quần thể người nghiên cứu.

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu trí tuệ mới được tiến hành trong vài chục năm trở lại đây. Trước năm 1975, cơng trình nghiên cứu trí tuệ của con người chưa được quan tâm nhiều. Một vài cơng trình do cán bộ ngành y sử dụng để chuẩn đốn trí tuệ của bệnh nhân tâm thần ở bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện nhi Thụy Điển [40]. Cuối những năm 1980 đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều các cơng cơng trình nghiên cứu về trí tuệ của học sinh, sinh viên trên nhiều địa bàn khác nhau của đất nước. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình [14], [22], [40]… đã chứng tỏ chuẩn đốn khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm.

Năm 1989, Trần Trọng Thủy [40], tác giả đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ ở học sinh Việt Nam bằng test Raven. Ông đã xác định được chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh đồng thời xác định được mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và thể lực của học sinh. Kết quả nghiên cứu của ông đã chứng minh được sự phân bố học

sinh theo chỉ số IQ gần giống với phân phối chuẩn, có sự khác biệt về chỉ số IQ của học sinh thành thị và nông thôn.

Năm 1991, Ngô Cơng Hồn [14] đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh phổ thông ở Huế và Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự chênh lệch mức độ phát triển trí tuệ giữa học sinh bình thường và học sinh chuyên toán.

Năm 1993, Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng [36] đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh từ 10 đến 14 tuổi ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển trí tuệ tăng theo lứa tuổi và có sự phân hóa từ 11 tuổi trở đi, trí tuệ của nam có xu hướng cao hơn nữ.

Năm 1995, Tạ Thúy Lan - Võ Văn Toàn [22] bước đầu nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh cấp II ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh phát triển theo tuổi và có mối tương quan thuận với kết quả học tập.

Năm 1995 - 1996, Tạ Thúy Lan – Trần Thị Loan [20], [21] nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh bằng test Raven. Kết quả cho thấy, điểm trí tuệ của học sinh tăng theo tuổi với tốc độ tăng không đều. Ở cùng độ tuổi học sinh nơng thơn có điểm trí tuệ thấp hơn so với điểm chuẩn, học sinh ở Hà Nội có điểm trí tuệ cao hơn so với điểm chuẩn. Chỉ số IQ của học sinh nam và nữ khơng có sự khác biệt rõ rệt. Tác giả khẳng định rằng hoạt động trí tuệ của học sinh khơng phụ thuộc vào giới tính.

Đến năm 1998, Tạ Thúy Lan – Mai Văn Hưng [18] đã tiếp tục nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh ở Thanh Hóa, Trần Thị Loan (2002) [25] nghiên cứu thể lực và trí tuệ học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại quận Cầu Giấy Hà Nội cũng cho kết quả tương tự rằng q trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và khơng phụ thuộc vào giới tính.

Từ năm 1985 đến nay, Khoa Sinh – KTNN, Trường Đại Học Quy Nhơn đã tiến hành rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái, sinh lý và hoạt động thần kinh ở học sinh nhiều cấp từ mầm non, tiểu học, THCS và đến THPT trên nhiều tỉnh khác nhau trên cả nước đã góp phần làm phong phú thêm về các chỉ số hình thái, sinh lý và năng lực trí tuệ của người Việt Nam. Tiêu biểu là các tác giả gần đây như Nguyễn Thị Ngọc Phú (2014) [3 1], Vũ Ngọc Uyên Phương [32], Phạm Thị Bích Tuyền [46], Nguyễn Thị Hồng (2017) [10], … Kết quả nghiên cứu đều thể hiện chỉ số IQ của học sinh đều tăng dần theo lứa tuổi và IQ của Nam đều cao hơn nữ. Chỉ số IQ trung bình của học sinh khơng phụ thuộc vào số con và thứ tự con trong gia đình. Chỉ số IQ không chịu ảnh hưởng của thứ tự sinh.

1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH Ở ĐỘ TUỔI TỪ 16 - 18 TỪ 16 - 18

Học sinh ở độ tuổi từ 16 – 18 gọi là tuổi học sinh THPT là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. Tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn, tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi.

Ở lứa tuổi này thể hiện tính chất phức tạp, nó được giới hạn ở hai mặt sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì khơng phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Ngày nay do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước. Do đó mà tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em học sinh kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm.

Về khả năng hoạt động trí tuệ, lứa tuổi THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.

Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngơn ngữ. Cịn trí nhớ của các em ở lứa tuổi này cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ.

Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đốn và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh.

1.5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TỈNH GIA LAI

Huyện Đức Cơ là một trong ba huyện biên giới, nằm ở phía Tây của tỉnh Gia Lai và được thành lập từ năm 1991. Dân cư ở đây chủ yếu là dân góp đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau để làm ăn và sinh sống. Thị trấn Chư Ty, trung tâm của huyện, cách thành phố Pleiku khoảng 50 km về phía Tây. Tuyến giao

thông quan trọng nhất của huyện là quốc lộ 19 nối dài (hay còn gọi là đường

19 Tây) nối quốc lộ 14 - tuyến quốc lộ quan trọng nhất của Tây Nguyên - tại dốc Hàm Rồng với quốc lộ 80 của Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (thuộc xã Ia Dom). Tuyến đường này đã được trải nhựa hoàn toàn. Quốc lộ 14C gắn với tuyến hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia. Ngoài ra, Đức Cơ cịn có 50,4 km đường liên huyện, liên xã. Đến nay, Đức Cơ có 81,07 km đường nhựa và 37,32 km đường cấp phối. Tất cả 10 xã và thị trấn của huyện đã có đường ơ tô trải nhựa đến trung tâm. Cách thành phố Pleiku 50km, án ngữ trên những quốc lộ quan trọng, lại có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh nối với nước bạn Campuchia, Đức Cơ có vị trí địa chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phòng đặc biệt quan trọng đối với Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung.

Với đặc điểm của một huyện phát triển về nông nghiệp, lao động tập trung vào khu vực này chiếm đến 85%, trong khi khu vực công nghiệp - xây

dựng chiếm tỷ trọng nhỏ chiếm 1,69%, lao động trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ chiếm 13,31%. Hiện nay, cơ cấu lao động đang chuyển dịch từ khối ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhưng tốc độ cịn chậm. Thu nhập bình qn đầu người tăng lên hàng năm nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp (năm 2018 đạt 33,1 triệu đồng, thấp hơn 12,26 triệu đồng so với thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Gia Lai là 45,36 triệu đồng) [9].

Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì chính quyền các cấp luôn quan tâm đến việc chăm lo cho đời sống của nhân dân, đó là xây dựng hệ thống giáo dục, y tế, cơng trình cơng cộng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Bản đồ hành chính huyện Đức Cơ

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học sinh của trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai ở độ tuổi 16 - 18. Sự phân bố đối tượng theo tuổi và giới tính được trình bày trong bảng 2.1:

Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu

Tuổi Đối tượng nghiên cứu

Nam Nữ Chung

16 167 208 375

17 153 197 350

18 142 184 326

Tổng số 462 589 1051

Tổng số học sinh được nghiên cứu là 1051 em trong đó gồm 375 học sinh khối 10, 350 học sinh khối 11 và khối 12 có 326 học sinh. Số học sinh nam là 462 em, và số học sinh nữ là 589. Tất cả học sinh điều tra là dân tộc Kinh, khỏe mạnh và trí tuệ phát triển bình thường, khơng dị tật, khơng mắc bệnh mãn tính.

2.1.2. Địa điểm và thời gian ngiên cứu

Địa điểm tại trường THPT Lê Hoàn , huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 29 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)