MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 72)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.4. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

Con người luôn là một khối thống nhất, hoạt động của các cơ quan cũng như các q trình sinh lí trong cơ thể đều ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành xét mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một vài chỉ số như chiều cao đứng, cân nặng, BMI của học sinh.

3.4.1. Mối tương quan giữa IQ với chiều cao của học sinh

Đồ thị 3.7. Mối tương quan giữa chiều cao và chỉ số IQ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mối liên quan giữa chiều cao với chỉ số IQ của học sinh có mối tương quan dương (r = 0,1377536), hệ số tương quan yếu r < 0,3. Như vậy giữa chỉ số IQ và chiều cao đứng của học sinh có mối tương quan thuận ít chặt chẽ. Hay nói cách khác, chiều cao của học sinh ảnh hưởng không nhiều đến chỉ số IQ.

3.4.2. Mối tương quan giữa IQ với cân nặng của học sinh

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13 và đồ thị 3.8 cho thấy, hệ số tương quan giữa cân nặng và chỉ số IQ của học sinh là r = 0,06677906, là mối tương quan dương nhưng hệ số tương quan yếu r < 0,3. Như vậy giữa chỉ số IQ và chiều cân nặng của học sinh có mối tương quan thuận ít chặt chẽ. Hay nói cách khác, cân nặng của học sinh ảnh hưởng không nhiều đến chỉ số IQ.

Đồ thị 3.8. Mối tương quan giữa cân nặng và chỉ số IQ

3.4.3. Mối tương quan giữa IQ với chỉ số BMI của học sinh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối tương quan giữa chỉ số IQ với chỉ số BMI là – 0,01014365 thể hiện mối tương quan nghịch (-1< r < 0), nhưng vì r < 0,3 nên giữa năng lực trí tuệ và chỉ số BMI có mối tương quan yếu hay nói cách khác, chỉ số BMI (tình trạng thể lực) khơng ảnh hưởng nhiều đến chỉ số IQ.

Đồ thị 3.9. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với BMI của học sinh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Lê Hồn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, chúng tơi rút ra một số kết luận.

1.1 Các chỉ số hình thái – thể lực của học sinh

- Chiều cao đứng của học sinh trong giai đoạn 16 – 18 tuổi tăng dần theo

lứa tuổi. Cụ thể ở tuổi 16, chiều cao trung bình của học sinh là 157,59 ± 7,38 cm; đến 17 tuổi là 158,71 ± 7,22 cm và đạt cao nhất ở tuổi 18 là 159,51 ± 7,91 cm. Chiều cao của học sinh nam lớn hơn chiều cao của học sinh nữ trong cùng lứa tuổi. Tốc độ tăng chiều cao của học sinh không đều, thời điểm tăng mạnh nhất là giai đoạn 16 – 17 tuổi. Tốc độ tăng trung bình hằng năm của học sinh nam là 1,745 cm/năm, của học sinh nữ là 0,17 cm/năm và tăng chung là 0,96 cm/năm.

- Cân nặng của học sinh trong giai đoạn 16 – 18 tuổi tăng dần theo lứa tuổi.

Ở tuổi 16, cân nặng trung bình của học sinh là 47,85 ± 8,77 kg, tuổi 17 là 49,25 ± 8,64 kg và đạt 49,43 ± 8,16 kg ở tuổi 18. Cân nặng ở học sinh nam cao hơn cân nặng ở học sinh nữ. Tốc độ tăng không đều. Cân nặng ở nam tăng mạnh hơn đạt 2,15 kg/năm, ở nữ thì cân nặng khơng tăng mà lại giảm xuống -0,72 kg/năm vì vậy mức tăng trung bình chung cả nam và nữ chỉ còn 0,79 kg/năm.

- Chỉ số BMI của học sinh thay đổi theo tuổi. Lúc tuổi 16, chỉ số BMI trung bình là 18,94 ± 3,00 kg/m2; 19,41± 2,91 kg/m2 lúc 17 tuổi nhưng lại giảm ở lứa tuổi 18 còn 19,35 ± 2,46 kg/m2, mức độ tăng cũng khác nhau. Ở cùng một lứa tuổi chỉ số BMI của học sinh nam và nữ là khác nhau, tốc độ tăng ở học sinh nam (0,41 kg/m2) nhanh hơn nữ (0,045 kg/m2). Mức độ tăng trung bình mỗi năm đạt 0,205 kg/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn từ 16 – 18 tuổi chỉ số BMI trung bình của học sinh đều đạt từ 18,94 kg/m2 đến 19,35 kg/m2, như vậy tất cả các em đều có một thể trạng tốt.

1.2 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh

- Tình trạng dinh dưỡng của học sinh có sự thay đổi theo lứa tuổi. Cụ thể ở lứa tuổi 16, học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường là 77,33 %; mức thiếu cân chiếm 17,87%; mức nguy cơ béo phì là 3,73%; mức béo phì là 1,07%. Sang tuổi 17, học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường tăng lên 87,43%; mức thiếu cân giảm xuống còn 9,43%; mức nguy cơ béo phì giảm cịn 1,71%; mức béo phì tăng lên 1,43%. Đến 18 tuổi, học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức bình thường tăng lên và đạt cao nhất là 88,96%; mức thiếu cân tiếp tục giảm xuống cịn 8,59%; mức nguy cơ béo phì tăng lên 1,84%; mức béo phì thì lại giảm xuống thấp nhất cịn 0,64%.

- Như vậy, ở cả ba lứa tuổi tình trạng dinh dưỡng của học sinh tập trung chủ yếu ở mức bình thường (84,30%) và thiếu cân (12,18%). Học sinh có tình trạng dinh dưỡng ở mức nguy cơ béo phì và mức béo phì chiếm tỉ lệ nhỏ (2,47 % và 1,05 %). Có thể thấy tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường THPT Lê Hoàn trên địa bàn huyện đang ở tình trạng bình thường.

1.3. Hoạt động sinh lý thần kinh

- Chỉ số IQ của học sinh ở độ tuổi 16 – 18 tăng dần theo độ tuổi. Lúc 16

tuổi, chỉ số IQ đạt 97,45 ± 16,35 điểm; lên 17 tuổi, chỉ số IQ đạt 99,33 ± 13,42 điểm tăng 1,88 điểm; đến 18 tuổi thì chỉ số IQ tăng đạt 103,54 ± 14,23 điểm tăng 4,21 điểm. Ở độ tuổi 18 chỉ số IQ của học sinh nam cao hơn học sinh nữ đáng kể. Còn ở độ tuổi 16 và 17 tuổi thì chỉ số IQ của học sinh nữ lại cao hơn học sinh nam.

- Sự phân bố của học sinh theo các mức trí tuệ tn theo quy luật chung, trong đó mức trí tuệ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (54,31%). Sự phân bố của học sinh theo các mức trí tuệ ở nam và nữ cũng khác nhau, trong đó nam có trí tuệ ở mức trung bình đạt 52,31%, nữ đạt 55,96%.

- Các nhóm học sinh thuộc các thành phần gia đình khác nhau có sự chênh lệch về chỉ số IQ và các mức trí tuệ khác nhau. Trong đó ở mức trí tuệ thơng minh thì giữa nhóm học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng với 2 nhóm khác là cơng nhân và cán bộ có sự khác biệt khá cao và có ý nghĩa thống kê.

1.4. Mối tương quan

- Mối tương quan giữa chỉ số IQ với các chỉ số chiều cao là mối tương quan thuận nhưng yếu thể hiện r rất thấp (r = 0,1377536). Mối tương quan giữa chỉ số IQ và cân nặng cũng là mối tương quan thuận nhưng yếu thể hiện r thấp (r =0,06677906). Mối tương quan giữa chỉ số IQ và chỉ số BMI là mối tương quan nghịch nhưng yếu (r = -0,01014365). Chỉ số IQ ít phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI.

2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau. - Các chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh thay đổi thường xuyên theo độ tuổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chăm sóc ni dưỡng và phương pháp giáo dục, điều kiện sống, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó việc khảo sát điều tra các chỉ số này cần được tiến hành thường xun và khơng ngừng mở rộng để có được các dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp chăm sóc sức khỏe, các phương pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhằm góp phần nâng cao tầm vóc và trí tuệ của người Việt Nam.

- Qua kết quả nghiên cứu đối với học sinh trường THPT Lê hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai tôi thấy chiều cao của cả học sinh nam và học sinh nữ đều chưa đạt được mục tiêu đề ra của “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030”, trong đó đến năm 2020 nam 18 tuổi cao 167cm, nữ cao 156cm (hiện tại là năm 2019 nhưng học sinh nam 18 tuổi của trường THPT Lê Hoàn chỉ cao đạt 165,23 cm, thấp hơn 1,77cm so với mục tiêu đề ra còn học sinh nữ chỉ cao đạt 153,78cm, thấp hơn 2,22cm so

với mục tiêu đề ra. Mục tiêu của đề án đến năm 2030 thì nam 18 tuổi cao 168,5cm, nữ 18 tuổi cao 157,5cm, có nghĩa là trong 10 năm chúng ta chỉ có thể cải thiện được 1,5cm chiều cao mà thơi. Vì vậy chúng ta cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa như chú ý chế độ dinh dưỡng, xây dựng các sân chơi, sân tập để các em vận động và rèn luyện thể lực nhiều hơn, trang bị kiến thức về chế độ dinh dưỡng, học tập, rèn luyện và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để các em có thể cải thiện tốt nhất vấn đề thể lực và tầm vóc qua đó có thể đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2030.

- Trong giảng dạy các thầy, cô giáo cần kết hợp phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt giáo viên phải tăng cường sử dụng giáo cụ trực quan giúp học sinh ghi nhớ tốt và nhanh thuộc bài. Hơn nữa giáo viên phải thiết kế được những bài giảng hợp lý, sinh động để thu hút sự chú ý cũng như phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

- Trong giáo dục, cần kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, trường học thân thiện, học sinh tích cực và không ngừng rèn luyện thể chất phù hợp với năng lực trí tuệ, rèn luyện khả năng ghi nhớ và điều tiết được trạng thái cảm xúc của bản thân nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

- Đối với nhà trường, cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi địi hỏi trí thơng minh nhằm tạo điều kiện cho các em phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó cũng nên chú trọng vấn đề rèn luyện thể chất qua môn thể dục và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao để các em phát triển thể lực tốt hơn.

- Quan trọng nhất vẫn là thực hiện công tác tuyên truyền đến gia đình của các em, cha mẹ có kiến thức tốt về dinh dưỡng và quan tâm chăm sóc đến con em thật tốt thì sẽ cải thiện một cách tốt nhất chất lượng giống nịi, nâng cao tầm vóc cho thế hệ tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng viêt

[1]. Đỗ Hồng Anh (1990), Bảng hướng dẫn sử dụng test Raven, Lược dịch

trung tâm nghiên cứu trẻ, Hà Nội, 31.

[2]. Nguyễn Kỳ Anh (1998) “Một số nhận xét về sự phát triển chiều cao, cân

nặng của học sinh THPT trong những năm qua”, Tuyển tập nghiên cứu

khoa học Giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, NXB Thể dục thể thao, tr. 184 – 187, Hà Nội.

[3]. Trịnh Văn Bảo (1997), “Vấn đề di truyền với tăng trưởng”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX – 07 – 07, tr. 150 – 161, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Ngọc Châu (2009): “Nghiên cứu một số chỉ số năng lực trí tuệ

của học sinh trường THPT Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tỉnh”,

Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

[5]. Nguyễn Chương (1997), “Sự tăng trưởng và phát triển não và vấn đề

phát triển trí tuệ”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX – 07 – 07, tr. 401 – 442, Hà Nội.

[6]. Đỗ Hồng Cường (2009), “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học

sinh THCS các dân tộc thuộc tỉnh Hịa Bình”, Luận án tiến sĩ Sinh học,

trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[7]. “Đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn

2011 - 2030”, Quyết định số 641/QĐ – TTg , ngày 28 tháng 4 năm

2011.

[8]. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992) , “Đặc điểm hình thái thể lực học sinh một

số trường THCS Hà Nội”, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược, Đại

học Y Khoa Hà Nội.

[9]. Nguyễn Giác (2018), Huyện Đức Cơ (Gia Lai: Chú trọng ổn định biên

giới, phát triển kinh tế vùng biên, Báo Văn hóa

http://ducco.gialai.gov.vn/Gioi-thieu/%C4%90inh-huong-phat-trien- 2015-2020.aspx [truy cập ngày 20/7/2019].

[10]. Nguyễn Thị Hồng (2017), “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái, trình

trạng thị lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Trần Quang Diệu và Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định”, Luận

văn thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn.

[11]. Vương Thị Hòa (1998), “Nghiên cứu sự phát triển một số chỉ số hình

thái của trẻ sơ sinh đến 4 tuổi vùng nơng thơn Thái Bình ”, Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, tr 4 – 34.

[12]. Phạm Minh Hạc (1992), “Một số vấn đề tâm lý học”, NXB Giáo dục. [13]. Phùng Thị Thu Hương (2003): “Nghiên cứu một số chỉ số chỉ tiêu về thể

lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Thạch Thất, Hà Tây”, Luận văn thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[14]. Ngô Cơng Hồn (1991) “ Một số kết quả nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh phổ thông”, thông tin khoa học giáo dục, (số 26) tr.15 – 20.

[15]. Võ Hưng chủ biên (1991), “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong

lứa tuổi lao động”, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

[16]. Đào Huy Khuê (1991) “Đặc điểm và kích thước hình thái về sự sinh

trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6 – 17 tuổi (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình) ”, Luận án phó tiến sĩ Sinh học, trường Đại học tổng hợp Hà Nội.

[17]. Tạ Thúy Lan (2003), “Sinh lý học thần kinh”, tập I, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[18]. Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hưng (1998) “Năng lực trí tuệ và năng lực của

học sinh Thanh Hóa”, Thơng báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội (6) trang 70 - 75.

[19]. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1995) “Nghiên cứu đánh giá sự phát triển

trí tuệ của học sinh trường THCS Đơng Hồng”, Thông báo khoa học,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (6) trang 64 - 67.

[20]. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1996) “Nghiên cứu đánh giá sự phát triển

trí tuệ của học sinh nơng thơn”, Thơng báo khoa học, Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội (6) trang 53 - 57.

[21]. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2007) “Giải phẩu sinh lý người”, Nxb, Đại học Sư phạm Hà Nội.

[22]. Tạ Thúy Lan, Võ Văn Toàn (1995) “Bước đầu nghiên cứu khả năng

phát triển trí tuệ của học sinh cấp II Hà Nội”, Kỷ yếu hội thảo khoa

học toàn quốc các trường Đại học Sư phạm.

[23]. Tạ Thúy Lan, Võ Văn Toàn (2002) “Nghiên cứu năng lực trí tuệ của

học sinh thuộc một số trường phổ thông ở Hà Nội và Quy Nhơn”, Báo

cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[24]. Nguyễn Quang Mai, Nguyễn Thị Loan (1998), “Nghiên cứu một số chỉ

tiêu về thể lực và sinh lý tuổi dậy thì ở các nữ sinh dân tộc ít người ở tỉnh Vĩnh phúc và Phú Thọ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc các

trường Đại học Sư phạm. Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tr. 86 - 89.

[25]. Trần Thị Loan (1999) “Nghiên cứu các chỉ số hình thái cấu trúc nhân

thể của học sinh tại một số trường phổ thông thuộc thành phố Hà Nội”,

Tạp chí Sinh lý học, tập 3 (2) tr. 23 - 30.

[26]. Trần Thị Loan (2002) “Nghiên cứu thể lực và trí tuệ học sinh từ 6 – 17

tuổi tại quận Cầu Giấy - Hà Nội”, Luận án tiến sĩ sinh học, trường Đại

học Sư phạm Hà Nội.

[27]. Đào Mai Luyến (2001) “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người

Êđê và người Kinh định cư ở Đăk lăk”, Luận án tiến sĩ y học, Học viện

Quân Y Hà Nội.

[28]. Nguyễn Thị Mai (chủ biên) (2004), Trần Thị Loan, Mai Văn Hưng “Sinh lý người và động vật ”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

[29]. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2012) “Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học

sinh dân tộc Kinh và Sán Dìu từ 11 – 17 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ”, Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt

Nam, Hội nghị quốc gia lần thứ nhất, Nxb Nông nghiệp, tr. 191 – 196.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)