Sự phân bố chỉ số IQ theo các mức trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 63 - 67)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.3.2. Sự phân bố chỉ số IQ theo các mức trí tuệ

Kết quả nghiên cứu về sự phân bố chỉ số IQ theo các mức trí tuệ ở các lứa tuổi và giới tính được thể hiện trong bảng 3.11:

Bảng 3.11. Sự phân bố IQ của học sinh theo mức trí tuệ ở các lứa tuổi

Tuổi Giới tính n CHỈ SỐ IQ THEO MỨC TRÍ TUỆ Rất xuất sắc Xuất sắc Thơng minh Trung bình Tầm thường Kém Ngu đần n % n % n % n % n % n % n % 16 Nam 152 0 0,00 2 1,32 31 20,39 79 51,97 24 15,78 10 6,60 6 3,94 Nữ 174 0 0,00 4 2,3 34 19,54 99 56,90 17 9,77 7 4,02 13 7,47 Chung 326 0 0,00 6 1,84 35 19,94 178 54,60 41 12,58 17 5,21 19 5,83 17 Nam 135 0 0,00 5 3,7 26 19,26 71 52,60 20 14,81 9 6,67 4 2,96 Nữ 156 0 0,00 3 1,92 35 22,44 94 60,26 10 6,41 8 5,13 6 3,84 Chung 291 0 0,00 8 2,75 61 20,96 165 56,70 30 10,31 17 5,84 10 3,44 18 Nam 124 0 0,00 8 6,45 42 33,86 65 52,42 7 5,65 1 0,81 1 0,81 Nữ 165 0 0,00 11 6,67 44 26,67 84 50,91 17 10,30 7 4,24 2 1,21 Chung 289 0 0,00 19 6,57 86 29,76 149 51,56 24 8,30 8 2,77 3 1,04 Tổng Nam 411 0 0,00 15 3,65 99 24,09 215 52,31 51 12,40 20 4,87 11 2,68 27,74% 52,31% 19,95% Nữ 495 0 0,00 18 3,64 113 22,82 277 55,96 44 8,90 22 4,44 21 4,24 26,46% 55,96% 17,58% Chung 906 0 0,00 33 3,64 212 23,40 492 54,31 95 10,48 42 4,64 32 3,53 27,04% 54,31% 18,65%

Số liệu trong bảng 3.11 cho thấy, sự phân bố của học sinh giai đoạn 16 - 18 tuổi theo mức trí tuệ gần giống với phân phối chuẩn. Điều này chứng tỏ sự phát triển của học sinh cũng tuân theo quy luật phát triển chung. Cụ thể, số học sinh

có trí tuệ ở mức trung bình (mức IV) là cao nhất 54,31% cao hơn phân phối chuẩn (50%). Số học sinh có trí tuệ ở mức trên trung bình là 27,04% cao hơn phân phối chuẩn (25%), trong đó số học sinh có trí tuệ đạt mức thơng minh (mức III) chiếm 23,40%, mức xuất sắc (mức II) chiếm 3,64% và khơng có học sinh nào đạt mức rất xuất sắc (mức I). Số học sinh có trí tuệ ở mức dưới trung bình là 18,65% thấp hơn phân phối chuẩn (25%), trong đó số học sinh có trí tuệ đạt mức tầm thường (mức V) chiếm 10,48%, mức kém (mức VI) chiếm 4,64% và học sinh có trí tuệ ở mức ngu đần (mức VII) chiếm 3,53%.

Sự phân bố chỉ số IQ theo các mức trí tuệ ở các lứa tuổi cũng có sự khác nhau. Cụ thể, ở độ tuổi 16 tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 1,84%; mức trí tuệ thơng minh (mức III) chiếm 19,94%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 54,60%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 12,58%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 5,21%; mức trí tuệ ngu đần (mức VII) chiếm 5,83%; khơng có học sinh nào có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I).

Ở độ tuổi 17 tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 2,75%; mức trí tuệ thơng minh (mức III) chiếm 20,96%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 56,70%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 10,31%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 5,84%; mức trí tuệ ngu đần (mức VII) chiếm 3,44%; khơng có học sinh nào có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I).

Sang độ tuổi 18 tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 6,57%; mức trí tuệ thơng minh (mức III) chiếm 29,76%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 51,56%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 8,30%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 2,77%; mức trí tuệ ngu đần (mức VII) chiếm 1,04%; khơng có học sinh nào có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I).

Ở độ tuổi 17 và 18 thì tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ xuất sắc (II) và thông minh (III) tăng lên đáng kể so với độ tuổi 16. Ngược lại, trí tuệ ở mức tầm thường (V), trí tuệ mức kém (VI) và trí tuệ ở mức ngu đần (VII) giảm xuống so với độ tuổi 16.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức trí tuệ của học sinh phân hóa dần theo độ tuổi trong giai đoạn 16 – 18 tuổi. Ở độ tuổi này các em đang hoàn thiện về nhân cách, ý thức ngày càng được nâng cao nên các em tập trung hơn trong học tập, vì vậy năng lực trí tuệ ngày càng tăng.

Kết quả về sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ ở các lứa tuổi được thể hiện rõ qua đồ thị 3.4:

Tỉ lệ %

Đồ thị 3.4. Sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ ở các lứa tuổi

Xét theo giới tính, năng lực trí tuệ của học sinh nam và học sinh nữ cũng có sự khác biệt. Số học sinh có mức trí tuệ trên trung bình (mức II và III) ở nam cao hơn nữ ( nam chiếm 27,74%, nữ chiếm 26,46%). Ngược lại trí tuệ ở mức trung bình (mức IV) thì ở học sinh nữ cao hơn học sinh nam (nữ chiếm 55,96%, nam chiếm 52,31%). Nhưng trí tuệ dưới mức trung bình (mức V, VI, VII) ở học sinh nam lại cao hơn học sinh nữ (nam chiếm 19,95%, nữ chiếm 17,58%,).

Ở độ tuổi 16, tỉ lệ học sinh nam có trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 1,32%; mức trí tuệ thơng minh (mức III) chiếm 20,39%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 51,97%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm

Mức trí tuệ

15,78%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 6,6%; mức trí tuệ ngu đần (mức VII) chiếm 3,94%; khơng có học sinh nào có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I). Đối với học sinh nữ thì tỉ lệ trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 2,3%; mức trí tuệ thơng minh (mức III) chiếm 19,54%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 56,90%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 9,77%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 4,02%; mức trí tuệ ngu đần (mức VII) chiếm 7,47%; khơng có học sinh nào có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I).

Qua độ tuổi 17, tỉ lệ học sinh nam có trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 3,7%; mức trí tuệ thơng minh (mức III) chiếm 19,26%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 52,60%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 14,81%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 6,67%; mức trí tuệ ngu đần (mức VII) chiếm 2,96%. Đối với học sinh nữ thì tỉ lệ trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 1,92%; mức trí tuệ thơng minh (mức III) chiếm 22,44%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 60,26%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 6,41%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 5,13%; mức trí tuệ ngu đần (mức VII) chiếm 3,84%; ở độ tuổi này khơng có học sinh nào có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I).

Sang độ tuổi 18, tỉ lệ học sinh nam có trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 6,45%; mức trí tuệ thơng minh (mức III) chiếm 33,86%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 52,42%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 5,65%; mức trí tuệ kém (mức VI) và ngu đần (mức VII) đều chiếm 0,81%. Đối với học sinh nữ thì tỉ lệ trí tuệ ở mức xuất sắc (mức II) chiếm 6,67%; mức trí tuệ thơng minh (mức III) chiếm 26,67%; mức trí tuệ trung bình (mức IV) chiếm 50,91%; mức trí tuệ tầm thường (mức V) chiếm 10,30%; mức trí tuệ kém (mức VI) chiếm 4,24%; mức trí tuệ ngu đần (mức VII) chiếm 1,21%; ở độ tuổi này cũng khơng có học sinh nào có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I).

Như vậy, sự phát triển trí tuệ của học sinh không chỉ dựa vào sự phát triển hoàn thiện của hệ thần kinh mà còn phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố như

môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và quan trọng hơn là yếu tố xã hội hay mơi trường giáo dục ở trẻ em ngay chính trong gia đình và nhà trường. Nắm bắt được vấn đề này để góp phần nâng cao trí tuệ cho học sinh, nhà trường cần phải kết hợp bổ sung tri thức và rèn luyện tư duy cho học sinh.

Tóm lại, sự phân bố của học sinh theo các mức trí tuệ tuân theo quy luật chung, trong đó mức trí tuệ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (54,31%). Sự phân bố của học sinh theo các mức trí tuệ ở nam và nữ cũng khác nhau, trong đó nam có trí tuệ ở mức trung bình đạt 52,31%, nữ đạt 55,96%.

Chúng ta sẽ thấy rõ kết quả qua về sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ qua đồ thị 3.5:

Đồ thị 3.5. Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 63 - 67)