Sự phân bố chỉ số IQ theo thành phần gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 67 - 72)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.3.3. Sự phân bố chỉ số IQ theo thành phần gia đình

Kết quả nghiên cứu về chỉ số IQ của học sinh theo thành phần gia đình được thể hiện trong bảng 3.12:

Bảng 3.12. Hoạt động sinh lý thần kinh và thành phần gia đình Thành phần gia đình Các mức trí tuệ Làm nông (n = 506) Công nhân (n = 186) Cán bộ (n = 164) Tiểu thương (n = 50) Chung (n = 906) Rất xuất sắc (mức I) n 0 0 0 0 0 % 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Xuất sắc (mức II) n 17 8 8 0 33 % 3,36 4,30 4,88 0,00 3,64 Thông minh (mức III) n 99 52 50 11 212 % 19,57 27,95 30,48 22 23,40 Trung bình (mức IV) n 272 102 85 33 492 % 53,75 54,84 51,83 66 54,31 Tầm thường (mức V) n 64 14 12 5 95 % 12,65 7,53 7,32 10,00 10,48 Kém (mức VI) n 29 6 6 1 42 % 5,73 3,23 3,66 2 4,64 Ngu đần (mức VII) n 25 4 3 0 32 % 4,94 2,15 1,83 0,00 3,53 IQ trung bình 97,36 103,07 104,14 101,69 100,00

Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, chỉ số IQ trung bình của học sinh có sự thay đổi theo thành phần gia đình. Cụ thể ở học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng thì có chỉ số IQ trung bình đạt 97,36 điểm; cơng nhân là 103,07 điểm; cán bộ là 104,14 điểm và tiểu thương là 101,69 điểm. Trong đó chỉ số IQ trung bình giữa nhóm học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng so với các nhóm cịn lại có sự khác biệt khá cao và có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

Xét theo sự phân bố chỉ số IQ theo các mức trí tuệ, chúng tơi thấy sự phân bố IQ cũng có sự khác nhau ở các thành phần gia đình. Cụ thể, ở học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng có mức trí tuệ xuất sắc đạt 3,36%, mức trí tuệ thơng minh đạt 19,57%, mức trí tuệ trung bình đạt 53,75%, mức trí tuệ tầm thường chiếm 12,65%, mức trí tuệ kém chiếm 5,73% và mức trí tuệ ngu đần chiếm 4,94%.

Ở học sinh thuộc thành phần gia đình cơng nhân thì có mức trí tuệ xuất sắc đạt 4,30%, mức trí tuệ thông minh đạt 27,95%, mức trí tuệ trung bình đạt 54,84%, mức trí tuệ tầm thường chiếm 7,53%, mức trí tuệ kém chiếm 3,23% và mức trí tuệ ngu đần chiếm 2,15%.

Ở học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ thì có mức trí tuệ xuất sắc đạt 4,88%, mức trí tuệ thơng minh đạt 30,48%, mức trí tuệ trung bình đạt 51,83%, mức trí tuệ tầm thường chiếm 7,32%, mức trí tuệ kém chiếm 3,66% và mức trí tuệ ngu đần chiếm 1,83%.

Ở học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương thì có mức trí tuệ xuất sắc là 0%, mức trí tuệ thơng minh đạt 22%, mức trí tuệ trung bình đạt 66%, mức trí tuệ tầm thường chiếm 10%, mức trí tuệ kém chiếm 2% và mức trí tuệ ngu đần là 0%.

Xét tỉ lệ chung, mức trí tuệ xuất sắc đạt 3,64%, mức trí tuệ thơng minh đạt 23,40%, mức trí tuệ trung bình đạt 54,31%, mức trí tuệ tầm thường chiếm 10,48%, mức trí tuệ kém chiếm 4,64% và mức trí tuệ ngu đần chiếm 3,53%.

Như vậy, học sinh thuộc các thành phần gia đình khác nhau thì chỉ số IQ và mức trí tuệ của học sinh cũng tập trung chủ yếu ở mức trung bình và thơng minh. Tuy nhiên học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ có mức trí tuệ trung bình là thấp nhất (chỉ đạt 51,83% so với tỉ lệ chung là 54,31%, thấp hơn 2,48%), còn học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương có mức trí tuệ trung bình đạt cao nhất (đạt 66% so với tỉ lệ chung là 54,31%, cao hơn 11,69%).

Ở mức trí tuệ thơng minh thì học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 30,48% so với tỉ lệ chung là 23,40%, cao hơn 7,08%), còn học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng có tỉ lệ thấp nhất (19,57% so với tỉ lệ chung là 23,40%, thấp hơn 3,83%).

Ở mức trí tuệ xuất sắc thì học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 4,88% so với tỉ lệ chung là 3,64%, cao hơn 1,24%), còn học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương có tỉ lệ thấp nhất (0% so với tỉ lệ chung là 3,64%, thấp hơn 3,64%).

Ở mức trí tuệ tầm thường thì học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng chiếm tỉ lệ cao nhất (12,65% so với tỉ lệ chung là 10,48%, cao hơn 2,17%), cịn học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ có tỉ lệ thấp nhất (7,32% so với tỉ lệ chung là 10,48%, thấp hơn 3,16%).

Ở mức trí tuệ kém thì học sinh thuộc thành phần gia đình làm nông chiếm tỉ lệ cao nhất (5,73% so với tỉ lệ chung là 4,64%, cao hơn 1,09%), còn học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương có tỉ lệ thấp nhất (2% so với tỉ lệ chung là 4,64%, thấp hơn 4,64%).

Ở mức trí tuệ đần độn thì học sinh thuộc thành phần gia đình làm nông chiếm tỉ lệ cao nhất (4,94% so với tỉ lệ chung là 3,53%, cao hơn 1,41%), còn học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương có tỉ lệ thấp nhất (0% so với tỉ lệ chung là 3,53%, thấp hơn 3,53%).

Chúng ta có thể thấy học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng có hồn cảnh khó khăn hơn so với các em còn lại nên điều kiện học tập và quan tâm chăm sóc giáo dục khơng tốt, thường chỉ phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác của các em nên có chỉ số IQ trung bình là thấp nhất (97,36 điểm), tỉ lệ các mức trí tuệ tầm thường , kém, ngu đần chiếm cao nhất .

Học sinh thuộc thành phần gia đình cán bộ vì có bố mẹ đều là cơng chức viên chức nhà nước nên có tiền lương ổn định, có điều kiện và thời gian cũng như kiến

thức về chăm sóc và giáo dục con cái tốt hơn do đó có chỉ số IQ trung bình đạt cao nhất (104,14 điểm), tỉ lệ các mức trí tuệ xuất sắc và thông minh đạt cao nhất.

Học sinh thuộc thành phần gia đình cơng nhân có mức trí tuệ từ trung bình trở lên tương đối cao vì gia đình thu nhập ổn định, có điều kiện và thời gian chăm sóc và giáo dục con cái tốt hơn (chỉ số IQ đạt cao thứ 2 trong 4 nhóm với 103,07 điểm; mức trí tuệ trung bình trở lên đạt 87,09% cao hơn 5,74% so với tỉ lệ chung, các mức trí tuệ tầm thường, kém, ngu đần chỉ chiếm 12,91% thấp hơn 5,74% so với tỉ lệ chung).

Học sinh thuộc thành phần gia đình tiểu thương là nhóm có mức trí tuệ từ trung bình trở lên đạt cao nhất (88% cao hơn 6,65% so với tỉ lệ chung) và các mức trí tuệ tầm thường, kém, ngu đần chiếm tỉ lệ thấp nhất(12% thấp hơn 6,65% so với tỉ lệ chung). Đặc biệt nhóm này là nhóm khơng có học sinh đạt mức trí tuệ xuất sắc nhưng cũng khơng có học sinh có mức trí tuệ ngu đần. Có thể vì gia đình có điều kiện tốt nên có sự đầu tư cho việc học của các em như học thêm, thuê gia sư dạy kèm, đầu tư đầy đủ đồ dùng học tập, tài liệu tham khảo cho con em do đó các em học sinh thuộc nhóm này có mức trí tuệ từ trung bình trở lên đạt cao nhất.

Sự biến đổi chỉ số IQ của học sinh theo thành phần gia đình được thể hiện cụ thể qua đồ thị 3.6:

Đồ thị 3.6. Các mức trí tuệ của học sinh theo thành phần gia đình

Tóm lại, các nhóm học sinh thuộc các thành phần gia đình khác nhau có sự chênh lệch về chỉ số IQ và các mức trí tuệ khác nhau. Trong đó ở mức trí tuệ thơng minh thì giữa nhóm học sinh thuộc thành phần gia đình làm nơng với 2 nhóm khác là cơng nhân và cán bộ có sự khác biệt khá cao và có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)