1.2.3.1. Giáo dục mầm non
Trong hệ thống GDQD, mầm non là bậc học có vai trị quan trọng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho GDPT và cho cả hệ thống GDQD. Vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời”.
Điều 21, 22 Luật Giáo dục (sửa đổi) năm 2005 ghi rõ: GDMN thực hiện việc ND, CS&GD trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, có đặc thù khác với các cấp học còn lại. Trẻ em càng nhỏ giáo dục càng khó, bởi vì vốn ngơn ngữ, hiểu biết của trẻ cịn hạn chế, cơ thể đang trên đà hồn thiện và phát triển nên đòi hỏi giáo viên phải có chức năng vừa chăm sóc, vừa giáo dục [30].
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Đặc trưng của GDMN không nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông, song GDMN là bậc học đầu tiên trong quá trình giáo dục con người. Từ đây trẻ em bắt đầu được tiếp cận với các phương pháp giáo dục, các kiến thức xã hội... GDMN là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh những đặc trưng của nhân cách con người được hình thành tương đối đầy đủ trong giai đoạn học mầm non. Đây là thời kỳ tăng trưởng về cơ thể và phát triển các mặt trí tuệ, tình cảm, xã hội nhanh nhất; nhân cách bắt đầu hình thành, khối lượng những thu hoạch đạt được rất lớn khiến cho sự phát triển trong những năm đó có tác động quyết định rất lớn đến toàn bộ tương lai sau này. Ngược lại, nếu giai đoạn này trẻ em không được chăm sóc, giáo dục đúng cách sẽ có hậu quả lâu
dài, ảnh hưởng khơng ít đến việc rèn luyện những năng lực cần thiết mai sau. GDMN là sự kết hợp giữa truyền đạt tri thức và các hoạt động vui chơi, múa hát để từ đó hình thành nên một mơi trường, vui vẻ năng động sáng tạo, thoải mái cho trẻ. Mục tiêu của GDMN nhằm phát triển tồn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế
1.2.3.2. Xã hội hóa giáo dục mầm non
XHHGDMN là xu thế chung của các nước có nền nền tiên tiến trên thế giới và trong khu vực với cùng một phương thức huy động cộng đồng tham gia làm GDMN. Nó được biểu hiện qua một sổ điểm chính là quy mơ GDMN được mở rộng, đa dạng hố nhiều loại hình. Tuy nhiên, tính chất mức độ và mục đích của mỗi bên giáo dục ở mỗi nước khác nhau, nhưng những nét sinh động của quá trình XHHGDMN ở các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực có thể cho ta những kinh nghiệm quý.
Trong hệ thống GDQD, GDMN là ngành học thể hiện tính XHH cao nhất. GDMN thể hiện sinh động nguyên tắc nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm. Để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp phát triển GDMN, Thủ tướng Chính phủ triệu tập hội nghị và đề ra các giải pháp cơ bản, trong đó nhấn mạnh tiếp tục đẩy mạnh biện pháp XHHGDMN; đa dạng hóa các loại hình GDMN, kiến nghị cần có chính sách để đầu tư cho GDMN; trên cơ sở đó, Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển GDMN [7].
XHHGDMN là quá trình huy động LLXH cùng làm GDMN dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Bản chất của XHHGDMN là động viên, lôi cuốn mọi LLXH phát triển GDMN để thực hiện giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH), các đoàn thể quần chúng, các xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh... cùng tham gia GDMN dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Trong điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục giữa các trường, ở nhiều nơi khác nhau còn chênh lệch, ngân sách chi cho giáo dục cịn hạn chế… thì việc XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng, huy động nguồn lực từ nhân dân được xem là giải pháp tích cực giúp ngành GD&ĐT thực hiện tốt sứ mệnh nuôi dạy và trồng người
1.3. Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non
1.3.1. Bản chất, vai trò của cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non
1.3.1.1. Bản chất của cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non
XHHGDMN là một bộ phận của XHH sự nghiệp giáo dục nói chung. Vì vậy, cần có sự nhìn nhận xem xét vấn đề GDMN trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với XHH sự nghiệp giáo dục. Bản chất của công tác XHHGDMN là lôi cuốn mọi LLXH tham gia phát triển GDMN để thực hiện giáo dục cho trẻ trong độ tuổi.
XHHGDMN là huy động mọi LLXH cùng làm GDMN, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Việc ND, CS&GD trẻ là nhiệm vụ chung của các trường, lớp mầm non, của cả gia đình trẻ và cộng đồng xã hội... GDMN phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi trẻ em đều được ND, CS&GD và được hưởng thụ ở các loại hình, dịch vụ GDMN khác nhau.
1.3.1.2. Vai trị của cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Thứ nhất, XHHGDMN góp phần nâng cao chất lượng GDMN.
XHHGDMN huy động được các nguồn lực cho GDMN góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục. Nhờ XHH sự nghiệp GDMN mà cộng đồng có thể tham gia vào việc cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương và cộng đồng. Giáo dục hình thành và phát triển nhân cách góp phần tạo ra “Nguồn lực người” qua các thành tố tri thức, thái độ, hành động kỹ năng cuộc sống.
Thứ hai, XHHGDMN sẽ huy động được các nguồn lực, tiềm năng của xã hội, khắc phục những khó khăn của q trình phát triển cơ sở GDMN.
XHHGDMN sẽ mang lại nhiều nguồn lực phục vụ cho mọi hoạt động của GDMN. Huy động các nguồn và đa dạng hóa các nguồn lực là tính đến một phạm vi rất rộng rãi. Những nguồn lực này sẽ góp phần giải quyết được mâu thuẫn, khắc phục những khó khăn của q trình phát triển GDMN.
Thứ ba, XHHGDMN tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dụng GDMN.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ “Thực hiện công bằng trong giáo dục người đi học phải đóng học phí, người sử dụng qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo, có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học” [8]. XHHGDMN tạo điều kiện cho các LLXH, gia đình và cộng đồng phát huy tinh thần làm chủ, thực hiện quyền và trách nhiệm đối với các hoạt động GDMN như quyền hưởng thụ lợi ích và dịch vụ chăm sóc GDMN, tham gia phát triển GDMN.
Nhờ thực hiện dân chủ hóa GDMN mà các thành phần tham gia cơng tác GDMN khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành giáo dục mà trở nên đông đảo, rộng khắp trong địa phương, cộng đồng và như vậy XHHGDMN chính
là con đường để thực hiện trong GDMN.
Thứ tư, XHHGDMN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc.
Thực hiện XHHGDMN sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong q trình phát triển GDMN. Qua đó càng thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện XHHGDMN trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non
Nguyên tắc là những điều cơ bản được Nhà nước hoặc một tổ chức xã hội định ra, đòi hỏi các thành viên trong xã hội hoặc các thành viên trong một tổ chức phải tuân theo trong các việc làm của mình. Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng cần tuân thủ một số các nguyên tắc chủ yếu sau đây:
Một là, nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,... cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho GDMN.
Hai là, nguyên tắc đảm bảo chức năng và nhiệm vụ các bên tham gia.
Nhà trường cũng như các LLXH, các tổ chức CT-XH,... đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác.Ví dụ, đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc quỹ đất xây dựng; cịn đối với phụ huynh thì nội dung huy động là kinh phí,...
Ba là, nguyên tắc về lợi ích.
Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.
Bốn là, nguyên tắc dân chủ tự nguyện.
Tạo mơi trường cơng khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các hoạt động XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Năm là, nguyên tắc kế hoạch hóa mọi hoạt động.
Kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là chức năng mang tính chủ đạo trong q trình quản lý của người hiệu trưởng. Kế hoạch XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng được xây dựng trên cơ sở các yếu tố sau đây: Mục tiêu của việc huy động xã hội; Xác định đối tượng huy động; Kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; Thời gian thích hợp nhất; Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động; Sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động; Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.
1.3.3. Đặc điểm và biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
1.3.3.1. Đặc điểm quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Quản lý XHHGD là một bộ phận của QLGD, quản lý xã hội. Cũng như cơng tác QLGD nói chung, việc quản lý con người cũng là yếu tố trung tâm của công tác QLGDMN. Trình độ và năng lực của người CBQLGD thế hiện trước hết ở khả năng làm việc với những con người, biết đánh giá, bồi dưỡng
và phát huy những khả năng của mỗi con người, động viên tự giác, tích cực, với tinh thần trách nhiệm cao.
Xuất phát từ tính thống nhất của mục tiêu GDMN. Cơng tác QLGDMN cũng có tính thống nhất, thể hiện ở kế hoạch chỉ đạo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, giữa gia đình, nhà trường và xã hội với các trường mầm non ở địa phương. Cụ thể là:
- Phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc Quy chế “Nhà nước thống nhất
quản lí” và “Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục”. Quản lý XHHGDMN là quản lý sự phối hợp các LLXH tham gia
các hoạt động ND, CS&GD trẻ trên từng địa bàn dân cư. Thể hiện các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục, các tổ chức CT-XH phải được tham gia hoạch định XHHGD từ khâu: kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và chỉ đạo, kiểm tra, hạch tốn, tính tốn, đánh giá hiệu quả.
- Quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngồi nước.
- Quản lý cơng tác ND, CS&GD và các hoạt động ngồi xã hội của giáo viên trên cơ sở kết hợp 3 mơi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
- Việc phân cấp quản lý giữa Trung ương, địa phương, cơ sở là sự thể hiện dân chủ hóa trong QLGD. Đồng thời tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và năng động của địa phương, của các cơ sở giáo dục.
1.3.3.2. Biện pháp quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Biện pháp quản lý cơng tác XHH là cách thức, phương pháp, cách giải quyết một vấn đề nào đó của chủ thể nhằm tháo gỡ, giải tỏa các khách thể được quản lý vận động và phát triển theo những định hướng, mục tiêu đã định.
Biện pháp quản lý công tác XHHGDMN là các nội dung, cách thức tiến hành giải quyết cụ thể của các chủ thể QLGDMN, nhằm tác động, giải quyết
làm biến đổi các nhân tố trong kết cấu GDMN vận hành và phát triển đạt được những mục tiêu mà chủ thể đặt ra theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các biện pháp quản lý XHHGDMN không thể là ý tưởng chủ quan, được đề ra một cách tùy tiện duy ý chí mà phải dựa trên sự phân tích, hồn cảnh cụ thể. Tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng, cản trở đến tiến trình vận hành của cơ sở GDMN trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, định hướng đã đặt ra. Chỉ có như vậy những biện pháp quản lý công tác XHHGDMN mới thực sự khoa học và cách mạng.
1.3.3.3. Chức năng của quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục
- Chức năng kế hoạch: là công tác xác định trước mục tiêu của tổ chức, đồng thời chỉ ra các phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường.
- Chức năng tổ chức: Là việc sắp xếp, phân phối các nguồn lực (con người, các nguồn lực khác) một cách tối ưu, nhằm làm cho tổ chức vận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đặt ra.
- Chức năng chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức vận hành đúng theo kế hoạch, thực hiện được mục tiêu quản lý.
- Chức năng kiểm tra: Là phương thức hoạt động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm thu thập thông tin phản hồi, đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức, từ đó ra các quyết định điều chỉnh nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra.
1.3.4. Nội dung quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Hiện nay, XHHGDMN được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đã góp phần dựng xây nên một xã hội toàn dân tham gia vào các hoạt
động GDMN. Nhân dân hiến đất làm trường học, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hăng hái mở trường học, từ những trường học tình thương, đến các loại hình trường mầm non khác.
Rõ ràng XHHGDMN đã và đang là sự hợp tác có hiệu quả giữa Nhà nước, nhân dân và các tổ chức xã hội để thực hiện sự nghiệp GDMN dân chủ rộng mở cho tất cả mọi người trong xã hội, một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và giàu bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên do quán triệt quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ và sâu sắc về XHHGD nói chung và XHHGDMN nói