Quy trình khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 99)

1.3.3 .Đặc điể và biện pháp quản lý XHHGDMN

3.4.1. Quy trình khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp quản lý công tác XHHGDMN được đề xuất

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

- Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN được đề xuất.

- Xác định tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN được đề xuất.

Đối tượng khảo sát gồm: 5 cán bộ chính quyền, các đồn thể ở xã; 5 cán bộ phòng GD&ĐT huyện; 10 cán bộ quản lý tại các trường mầm non trên địa bàn huyện; 25 giáo viên và nhân viên mầm non; 30 cha mẹ trẻ ở các lứa tuổi khác nhau (từ nhà trẻ đến lớp 5 tuổi). Tổng cộng là 75 phiếu.

3.4.1.3. hương pháp khảo nghiệm.

Sử dụng bằng phiếu hỏi gửi trực tiếp với người được khảo nghiệm.

3.4.1.4. Quy trình khảo nghiệm

Để tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra, chúng tôi xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến theo hai tiêu chí: tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý.

Thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 3 mức độ:

- Về tính cần thiết của các biện pháp được đánh giá như sau: Rất cần thiết: 3 điểm, cần thiết: 2 điểm, không cần thiết: 1 điểm.

- Về tính khả thi của các biệp pháp được đánh giá như sau: Rất khả thi: 3 điểm, khả thi: 2 điểm, không khả thi: 1 điểm.

Sau khi nhận kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích, xử lý số liệu trên bảng thống kê, giá trị điểm trung bình của các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN đã được khảo sát, sau đó xếp theo thứ bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN được đề xuất

3.4.2.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN được đề xuất thu được, chúng tôi lập Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường mầm non huyện Vân Canh

Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL % Tuyên tuyền nhận thức đúng về công tác XHHGDMN cho các LLXH 69 92,00 06 08,00 00 00,00 2,92 1

Hoàn thiện cơ chế điều hành, phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác XHHGDMN

61 81,33 09 14,67 05 04,00 2,75 4

Huy động các LLXH tham gia thực hiện công tác XHHGDMN

58 77,33 12 16,00 05 06,67 2,71 5

Phát huy vai trò của

GDMN đối với xã hội 65 86,67 06 08,00 04 05,33 2,81 2 Tăng cường sự lãnh

đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền đối với công tác XHHGMMN

64 85,34 04 5,33 07 9,33 2,76 3

Từ kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN đưa ra đều được khẳng định là rất cần thiết. Cụ thể là:

- Biện pháp “Tuyên tuyền nhận thức đúng về công tác XHHGDMN cho các LLXH” có tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết chiếm 92,00%. Đây là biện pháp được cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh đánh giá đứng thứ nhất về tính cần thiết với số điểm trung bình 2,92 điểm.

- Biện pháp “Phát huy vai trò của GGMN đối với xã hội” được đánh giá ở mức thứ 2 về tính cần thiết, với tỷ lệ rất cần thiết là 86,67% và giá trị điểm trung bình là 2,81 điểm.

- Biện pháp “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền đối với cơng tác XHHGMMN” được đánh giá là biện pháp có tính cần thiết ở mức độ thứ 3, với giá trị điểm trung bình là 2,76 điểm và tỷ lệ 85,34% đánh giá ở mức rất cần thiết.

- Biện pháp “Hoàn thiện cơ chế điều hành, phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác XHHGDMN” được đánh giá ở vị trí thứ 4 về tính cần thiết, với giá trị điểm trung bình là 2,75 điểm và tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết là 81,33%.

- Biện pháp “Huy động các LLXH tham gia thực hiện công tác XHHGDMN” được các cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh đánh giá có tính cần thiết thấp hơn cả, với giá trị điểm trung bình là 2,71 điểm và tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết là 77,33%.

3.4.2.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN được đề xuất thu được, chúng tôi lập Bảng 3.1:

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường mầm non huyện Vân Canh

Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL % Tuyên tuyền nhận thức đúng về công tác XHHGDMN cho các LLXH 64 85,33 08 10,67 03 04,00 2,81 1

Hoàn thiện cơ chế điều hành, phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác XHHGDMN

51 68,00 13 17,33 11 14,67 2,53 5

Huy động các LLXH tham gia thực hiện công tác XHHGDMN

55 73,33 09 12,00 11 14,67 2,59 4

Phát huy vai trò của

GDMN đối với xã hội 59 78,77 09 12,00 07 09,33 2,69 2 Tăng cường sự lãnh

đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền đối với công tác XHHGMMN.

56 74,67 10 13,33 09 12,00 2,63 3

thi cao với tỉ lệ và số điểm trung bình như sau:

- Biện pháp “Tuyên tuyền nhận thức đúng về công tác XXHGDMN cho các LLXH” có tỷ lệ đánh giá ở mức rất khả thi chiếm 85,53%, số điểm trung bình 2,81 điểm và đứng ở bậc thứ 1.

- Biện pháp “Phát huy vai trò của GDMN đối với xã hội” được đánh giá ở mức thứ 2 về tính khả thi, với tỷ lệ rất khả thi là 78,77% và giá trị điểm trung bình là 2,69 điểm.

- Biện pháp “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền đối với cơng tác XHHGMMN.” được đánh giá là biện pháp có tính khả thi ở mức độ thứ 3, với giá trị điểm trung bình là 2,63 điểm và tỷ lệ 74,67% đánh giá ở mức rất khả thi

- Biện pháp “Huy động các LLXH tham gia thực hiện công tác XHHGDMN” được đánh giá ở mức thứ 4 về tính khả thi, với giá trị điểm trung bình là 2,59 điểm và tỷ lệ đánh giá ở mức rất khả thi là 73,33%.

- Biện pháp “Hoàn thiện cơ chế điều hành, phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác xã hội hóa GDMN” xếp ở mức thấp nhất của các biện pháp, mức thứ 5 về tính khả thi, với giá trị điểm trung bình là 2,53 điểm và tỷ lệ đánh giá ở mức rất cần thiết là 68,00%.

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN mà chúng tôi đề xuất trong luận văn đều được các CBQL, giáo viên mầm non, các LLXH và phụ huynh học sinh đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi cao. Nếu các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN mà chúng tôi đề xuất nêu trên được tổ chức thực hiện tốt thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác XHHGD ở các trường mầm non trên địa bản huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định nói riêng và các địa phương khác có nét tương đồng nói chung.

3.4.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác XHHGDMN được đề xuất

3.4.3.1. Mối tương quan về giá trị điểm trung bình

So sánh mối tương quan giá trị điểm trung bình về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi lập Bảng 3.3:

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường mầm non huyện Vân Canh

Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi D2 Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

Tuyên tuyền nhận thức đúng về công

tác XHHGDMN cho các LLXH 2,92 1 2,81 1 0 Hoàn thiện cơ chế điều hành, phối

hợp giữa các lực lượng tham gia công tác XHHGDMN

2,75 4 2,53 5 1

Huy động các LLXH tham gia thực

hiện công tác XHHGDMN 2,71 5 2,59 4 1 Phát huy vai trò của GDMN đối với

xã hội 2,81 2 2,69 2 0

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền đối với công tác XHHGMMN

2,76 3 2,63 3 0

Từ số liệu tổng hợp trong Bảng 3.3, cho thấy các biện pháp đều có tính cần thiết cao hơn tính khả thi về số điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ rằng, mặc dù các biện pháp được chúng tơi đề xuất có tính cần thiết nhưng sẽ có

nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện. Vì vậy, khi thực hiện cần phải tính tốn ưu tiên biện pháp nào thực hiện trước, biện pháp nào thực hiện sau.

3.4.3.1. Mối tương quan về thứ bậc

Qua kết quả khảo nghiệm 5 biện pháp thể hiện ở Bảng 3.3 cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý XHHGD ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là tương đối cao, nếu được triển khai đúng quy trình thì chắc chắn sẽ thu được kết quả. Tuy nhiên, giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có mức độ chênh lệch không ngang bằng nhau. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng có những biện pháp cần thiết nhưng lại không khả thi, hoặc khả thi nhưng không cần thiết. Để kiểm chứng vấn đề này, cần phải sử dụng hàm số Spearman, so sánh tương quan thứ bậc của các biện pháp.

Trong đó:

- R là hệ số tương quan - n là số biện pháp đề xuất

- D là hệ số chênh lệch giữa thứ bậc của tính cần thiết và tính khả thi Nếu 0 < R < 1 thì tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là biện pháp vừa cần thiết vừa khả thi. R càng tiếp cận gần đến 1 thì tương quan càng chặt chẽ. Nếu R nằm ra ngồi khoảng từ 0 đến 1 thì tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch, nghĩa là càng cần thiết thì càng khơng khả thi.

Qua số liệu khảo nghiệm ta có: R = 1- 6∑D2 n ( n2-1) 5 ( 52-1) 6 (0+1+1+0+0) R = 1- = 0,9

Dựa vào kết quả trên có thể kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có tính tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi. Các biện pháp đã đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý công tác XHHGD ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Kết luận chƣơng 3

Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, luận văn đề xuất 5 biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh. Cụ thể là: Tuyên tuyền nhận thức đúng về cơng tác XHHGDMN cho các LLXH; Hồn thiện cơ chế điều hành, phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác XHHGDMN; Huy động các LLXH tham gia thực hiện cơng tác XHHGDMN; Phát huy vai trị của GDMN đối với xã hội; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền đối với cơng tác XHHGMMN.

Mỗi biện pháp là một lĩnh vực tác động quản lý. Các biện pháp là một thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Do vậy, q trình thực hiện địi hỏi phải vận dụng một cách sáng tạo và phải được phối hợp đồng bộ để tạo ra hiệu quả cao.

Thơng qua phân tích kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã đề xuất đều nhận được sự đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là phù hợp với thực tiễn, nếu tổ chức thực hiện hợp lý sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quản lý công tác XHHGD ở các trường mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Qua nghiên cứu lý luận chúng tôi nhận thấy, XHHGD trong việc

xây dựng trường học là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học và là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu của giáo viên, học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục vì có đủ phịng học sẽ đảm bảo được sĩ số học sinh, đảm bảo được chất lượng.

Hơn nữa, XHHGD trong xây dựng trường học còn tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh phụ huynh, mạnh thường quân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có khả năng huy động, đóng góp mọi nguồn lực, năng lực cho việc XHHGD, từ đó nhận thức, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành của học sinh. Dưới sự điều khiển của giáo viên, các nhà giáo dục thể hiện khả năng sư phạm của nó: làm tăng hiệu quả XXHGD. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra nếu cơng tác XXHGD trong xây dựng trường học được quản lý tốt.

1.2. Qua khảo sát thực trạng cho thấy, trong những năm qua GD&ĐT ở

huyện Vân Canh đã có những chuyển biến nhất định về công tác XHHGD trong xây dựng trường học, song trong quản lý công tác XHHGD ở huyện vẫn còn bộc lộ những hạn chế: việc cụ thể hóa các chủ trương cơng tác XHHGD thành các quy định, chỉ tiêu chưa phù hợp; chưa phát huy thế mạnh và vai trò của cá nhân, tổ chức; công tác bồi dưỡng, ý thức, thái độ, chuyên môn nghiệp vụ về XHHGD cho CB, GV chưa đi vào chiều sâu; xây dựng cơ chế chưa phù hợp; công tác kiểm tra đánh giá chưa đổi mới, thi đua khen thưởng chưa khuyến khích được người thực hiện; việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong

nhà trường cịn nhiều trở ngại, chưa có định hướng mang tính lâu dài. Chưa phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục để tạo sức mạnh tổng hợp.

1.3. Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng chúng tôi đề xuất các biện pháp:

Thứ nhất, tuyên tuyền nhận thức đúng về công tác XHHGDMN cho các LLXH;

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế điều hành, phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác XHHGDMN;

Thứ ba, huy động các LLXH tham gia thực hiện công tác XHHGDMN; Thứ tư, phát huy vai trò của GDMN đối với xã hội;

Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền đối với công tác XHHGMMN.

1.4. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất có tính cần

thiết và khả thi cao. Các biện pháp này vừa góp phần giải quyết những địi hỏi cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho các bước phát triển tiếp theo của GDMN huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định trong những năm tiếp theo.

2. Khuyến nghị

Thực hiện quản lý công tác XHHGDMN trong xây dựng trường học trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là việc làm cần thiết và cấp bách, nó khơng chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm chung các các cấp, các ngành trong xã hội. Do đó, chúng tơi xin nêu một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Vân Canh

- Lãnh đạo UBND huyện cần ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn và các tổ chức đồn thể đóng trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp với các trường mầm non trong việc thực hiện XHHGD.

- Có cơ chế đánh giá, khen thưởng, động viên khuyến khích các cơ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)