Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

1.3.1. Bản chất, vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

1.3.1.1. Bản chất của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

XHHGDMN là một bộ phận của XHH sự nghiệp giáo dục nói chung. Vì vậy, cần có sự nhìn nhận xem xét vấn đề GDMN trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với XHH sự nghiệp giáo dục. Bản chất của công tác XHHGDMN là lôi cuốn mọi LLXH tham gia phát triển GDMN để thực hiện giáo dục cho trẻ trong độ tuổi.

XHHGDMN là huy động mọi LLXH cùng làm GDMN, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Việc ND, CS&GD trẻ là nhiệm vụ chung của các trường, lớp mầm non, của cả gia đình trẻ và cộng đồng xã hội... GDMN phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi trẻ em đều được ND, CS&GD và được hưởng thụ ở các loại hình, dịch vụ GDMN khác nhau.

1.3.1.2. Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Thứ nhất, XHHGDMN góp phần nâng cao chất lượng GDMN.

XHHGDMN huy động được các nguồn lực cho GDMN góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục. Nhờ XHH sự nghiệp GDMN mà cộng đồng có thể tham gia vào việc cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương và cộng đồng. Giáo dục hình thành và phát triển nhân cách góp phần tạo ra “Nguồn lực người” qua các thành tố tri thức, thái độ, hành động kỹ năng cuộc sống.

Thứ hai, XHHGDMN sẽ huy động được các nguồn lực, tiềm năng của xã hội, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển cơ sở GDMN.

XHHGDMN sẽ mang lại nhiều nguồn lực phục vụ cho mọi hoạt động của GDMN. Huy động các nguồn và đa dạng hóa các nguồn lực là tính đến một phạm vi rất rộng rãi. Những nguồn lực này sẽ góp phần giải quyết được mâu thuẫn, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GDMN.

Thứ ba, XHHGDMN tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dụng GDMN.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ “Thực hiện công bằng trong giáo dục người đi học phải đóng học phí, người sử dụng qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo, có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học” [8]. XHHGDMN tạo điều kiện cho các LLXH, gia đình và cộng đồng phát huy tinh thần làm chủ, thực hiện quyền và trách nhiệm đối với các hoạt động GDMN như quyền hưởng thụ lợi ích và dịch vụ chăm sóc GDMN, tham gia phát triển GDMN.

Nhờ thực hiện dân chủ hóa GDMN mà các thành phần tham gia công tác GDMN không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành giáo dục mà trở nên đông đảo, rộng khắp trong địa phương, cộng đồng và như vậy XHHGDMN chính

là con đường để thực hiện trong GDMN.

Thứ tư, XHHGDMN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc.

Thực hiện XHHGDMN sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển GDMN. Qua đó càng thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện XHHGDMN trong giai đoạn hiện nay.

1.3.2. Nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non

Nguyên tắc là những điều cơ bản được Nhà nước hoặc một tổ chức xã hội định ra, đòi hỏi các thành viên trong xã hội hoặc các thành viên trong một tổ chức phải tuân theo trong các việc làm của mình. Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng cần tuân thủ một số các nguyên tắc chủ yếu sau đây:

Một là, nguyên tắc tuân thủ pháp luật.

XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,... cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho GDMN.

Hai là, nguyên tắc đảm bảo chức năng và nhiệm vụ các bên tham gia.

Nhà trường cũng như các LLXH, các tổ chức CT-XH,... đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác.Ví dụ, đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc quỹ đất xây dựng; còn đối với phụ huynh thì nội dung huy động là kinh phí,...

Ba là, nguyên tắc về lợi ích.

Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.

Bốn là, nguyên tắc dân chủ tự nguyện.

Tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các hoạt động XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.

Năm là, nguyên tắc kế hoạch hóa mọi hoạt động.

Kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng. Kế hoạch XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng được xây dựng trên cơ sở các yếu tố sau đây: Mục tiêu của việc huy động xã hội; Xác định đối tượng huy động; Kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; Thời gian thích hợp nhất; Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động; Sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động; Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.

1.3.3. Đặc điểm và biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

1.3.3.1. Đặc điểm quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Quản lý XHHGD là một bộ phận của QLGD, quản lý xã hội. Cũng như công tác QLGD nói chung, việc quản lý con người cũng là yếu tố trung tâm của công tác QLGDMN. Trình độ và năng lực của người CBQLGD thế hiện trước hết ở khả năng làm việc với những con người, biết đánh giá, bồi dưỡng

và phát huy những khả năng của mỗi con người, động viên tự giác, tích cực, với tinh thần trách nhiệm cao.

Xuất phát từ tính thống nhất của mục tiêu GDMN. Công tác QLGDMN cũng có tính thống nhất, thể hiện ở kế hoạch chỉ đạo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, giữa gia đình, nhà trường và xã hội với các trường mầm non ở địa phương. Cụ thể là:

- Phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc Quy chế “Nhà nước thống nhất

quản lí” và “Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục”. Quản lý XHHGDMN là quản lý sự phối hợp các LLXH tham gia

các hoạt động ND, CS&GD trẻ trên từng địa bàn dân cư. Thể hiện các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục, các tổ chức CT-XH phải được tham gia hoạch định XHHGD từ khâu: kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và chỉ đạo, kiểm tra, hạch toán, tính toán, đánh giá hiệu quả.

- Quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.

- Quản lý công tác ND, CS&GD và các hoạt động ngoài xã hội của giáo viên trên cơ sở kết hợp 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.

- Việc phân cấp quản lý giữa Trung ương, địa phương, cơ sở là sự thể hiện dân chủ hóa trong QLGD. Đồng thời tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và năng động của địa phương, của các cơ sở giáo dục.

1.3.3.2. Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Biện pháp quản lý công tác XHH là cách thức, phương pháp, cách giải quyết một vấn đề nào đó của chủ thể nhằm tháo gỡ, giải tỏa các khách thể được quản lý vận động và phát triển theo những định hướng, mục tiêu đã định.

Biện pháp quản lý công tác XHHGDMN là các nội dung, cách thức tiến hành giải quyết cụ thể của các chủ thể QLGDMN, nhằm tác động, giải quyết

làm biến đổi các nhân tố trong kết cấu GDMN vận hành và phát triển đạt được những mục tiêu mà chủ thể đặt ra theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Các biện pháp quản lý XHHGDMN không thể là ý tưởng chủ quan, được đề ra một cách tùy tiện duy ý chí mà phải dựa trên sự phân tích, hoàn cảnh cụ thể. Tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng, cản trở đến tiến trình vận hành của cơ sở GDMN trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, định hướng đã đặt ra. Chỉ có như vậy những biện pháp quản lý công tác XHHGDMN mới thực sự khoa học và cách mạng.

1.3.3.3. Chức năng của quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

- Chức năng kế hoạch: là công tác xác định trước mục tiêu của tổ chức, đồng thời chỉ ra các phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường.

- Chức năng tổ chức: Là việc sắp xếp, phân phối các nguồn lực (con người, các nguồn lực khác) một cách tối ưu, nhằm làm cho tổ chức vận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đặt ra.

- Chức năng chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức vận hành đúng theo kế hoạch, thực hiện được mục tiêu quản lý.

- Chức năng kiểm tra: Là phương thức hoạt động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm thu thập thông tin phản hồi, đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức, từ đó ra các quyết định điều chỉnh nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra.

1.3.4. Nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Hiện nay, XHHGDMN được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đã góp phần dựng xây nên một xã hội toàn dân tham gia vào các hoạt

động GDMN. Nhân dân hiến đất làm trường học, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hăng hái mở trường học, từ những trường học tình thương, đến các loại hình trường mầm non khác.

Rõ ràng XHHGDMN đã và đang là sự hợp tác có hiệu quả giữa Nhà nước, nhân dân và các tổ chức xã hội để thực hiện sự nghiệp GDMN dân chủ rộng mở cho tất cả mọi người trong xã hội, một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và giàu bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên do quán triệt quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ và sâu sắc về XHHGD nói chung và XHHGDMN nói riêng, việc thực hiện đã và đang có những biểu hiện phiến diện, không đồng bộ. Bằng chứng rõ nét nhất của những khiếm khuyết này là nhiều nơi, nhiều lúc thiên về vận động nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, thiên về mở thêm trường mới hoặc đóng góp tiền của để thực hiện những hoạt động ngoại khóa ... Những việc làm này, hết sức cần thiết trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, tuy nhiên nếu chỉ chú trọng vào các việc làm đó thì ý nghĩa tốt đẹp của việc thực hiện XHHGDMN sẽ mất đi rất nhiều.

Như vậy, có thể nói XHHGDMN là hoạt động nằm trong hệ thống chung các hoạt động của nền giáo dục quốc gia và có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với tất cả các hoạt động giáo dục khác và rộng hơn, nó còn có mối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước, thành phố và mỗi địa phương. Nó bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, huy động toàn bộ xã hội xây dựng môi trường thuận lợi nhất để phát triển giáo dục mầm non.

Phải huy động toàn dân tham gia vào xây dựng môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc dạy học, chăm sóc trong nhà trường không đơn thuần

là việc của các thầy cô giáo, mà đó còn là việc của cha mẹ và các tổ chức đoàn thể ngoài xã hội. Cha mẹ, người lớn sống gương mẫu, tôn trọng pháp luật, giữ gìn kỷ cương phép nước, có đời sống lành mạnh chính là sự đóng góp tốt nhất cho việc hình thành nên thói quen và dần hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ đầu.

Điều đáng quan tâm số một trong việc thực hiện XHHGDMN ở từng địa phương chính là việc phải xây dựng bằng được môi trường sống lành mạnh cho trẻ, có văn hóa. Không làm được việc này dù có xây trường học đẹp, dù có cố gắng vận động tất cả trẻ em đi học, dù có cải thiện đời sống giáo viên bao nhiêu chăng nữa việc giáo dục con em trong các trường học vẫn chỉ dừng ở kết quả phiến diện, bề ngoài mà thôi.

Thứ hai, tổ chức các LLXH cùng tham gia vào quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non (cơ chế phối hợp)

Tổ chức các LLXH cùng tham gia ND, CS&GD trẻ mầm non với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức ND, CS&GD trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa dạng hóa phương thức ND, CS&GD trẻ em. Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới GDPT, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục.

Ba là, huy động các LLXH tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức học tập.

Huy động các LLXH tham gia vào xây dựng, phát triển hệ thống trường, lớp và các loại hình giáo dục. Bên cạnh việc củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm nòng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo

dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều có cơ hội được chăm sóc, giáo dục toàn diện, tiếp cận được những kiến thức ban đầu, khoa học kỹ thuật để từng bước làm quen với nền tri thức và hình thành các kỹ năng sống...

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp dân lập, tư thục tại những vùng có kinh tế thuận lợi.

Ban hành các chính sách cụ thể hỗ trợ các trường ngoài công lập có điều kiện hoạt động tốt như: Hỗ trợ, tạo điều kiện về đất để các trường ngoài công lập xây dựng trường sở; Các cơ quan nhà nước cho các trường ngoài công lập thuê các cơ sở, công trình hiện có để làm trường sở học tập; Nhân dân góp cổ phần để xây dựng trường ngoài công lập; Ngân hàng cho trường ngoài công lập vay vốn theo điều kiện ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở, mua sắm thiết bị giảng dạy, học tập; Các giáo viên trường công khi chuyển sang các đơn vị bán công, dân lập, tư thục được tiếp tục hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội.

Bốn là, huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục mầm non.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp. Để phát triển quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao, không thể chỉ dựa dẫm vào ngân sách Nhà nước, nhất là trong tình hình kinh tế khó

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)