8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Hiện nay, XHHGDMN được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đã góp phần dựng xây nên một xã hội toàn dân tham gia vào các hoạt
động GDMN. Nhân dân hiến đất làm trường học, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hăng hái mở trường học, từ những trường học tình thương, đến các loại hình trường mầm non khác.
Rõ ràng XHHGDMN đã và đang là sự hợp tác có hiệu quả giữa Nhà nước, nhân dân và các tổ chức xã hội để thực hiện sự nghiệp GDMN dân chủ rộng mở cho tất cả mọi người trong xã hội, một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và giàu bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên do quán triệt quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ và sâu sắc về XHHGD nói chung và XHHGDMN nói riêng, việc thực hiện đã và đang có những biểu hiện phiến diện, không đồng bộ. Bằng chứng rõ nét nhất của những khiếm khuyết này là nhiều nơi, nhiều lúc thiên về vận động nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, thiên về mở thêm trường mới hoặc đóng góp tiền của để thực hiện những hoạt động ngoại khóa ... Những việc làm này, hết sức cần thiết trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, tuy nhiên nếu chỉ chú trọng vào các việc làm đó thì ý nghĩa tốt đẹp của việc thực hiện XHHGDMN sẽ mất đi rất nhiều.
Như vậy, có thể nói XHHGDMN là hoạt động nằm trong hệ thống chung các hoạt động của nền giáo dục quốc gia và có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với tất cả các hoạt động giáo dục khác và rộng hơn, nó còn có mối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước, thành phố và mỗi địa phương. Nó bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, huy động toàn bộ xã hội xây dựng môi trường thuận lợi nhất để phát triển giáo dục mầm non.
Phải huy động toàn dân tham gia vào xây dựng môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc dạy học, chăm sóc trong nhà trường không đơn thuần
là việc của các thầy cô giáo, mà đó còn là việc của cha mẹ và các tổ chức đoàn thể ngoài xã hội. Cha mẹ, người lớn sống gương mẫu, tôn trọng pháp luật, giữ gìn kỷ cương phép nước, có đời sống lành mạnh chính là sự đóng góp tốt nhất cho việc hình thành nên thói quen và dần hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ đầu.
Điều đáng quan tâm số một trong việc thực hiện XHHGDMN ở từng địa phương chính là việc phải xây dựng bằng được môi trường sống lành mạnh cho trẻ, có văn hóa. Không làm được việc này dù có xây trường học đẹp, dù có cố gắng vận động tất cả trẻ em đi học, dù có cải thiện đời sống giáo viên bao nhiêu chăng nữa việc giáo dục con em trong các trường học vẫn chỉ dừng ở kết quả phiến diện, bề ngoài mà thôi.
Thứ hai, tổ chức các LLXH cùng tham gia vào quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non (cơ chế phối hợp)
Tổ chức các LLXH cùng tham gia ND, CS&GD trẻ mầm non với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức ND, CS&GD trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa dạng hóa phương thức ND, CS&GD trẻ em. Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới GDPT, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục.
Ba là, huy động các LLXH tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức học tập.
Huy động các LLXH tham gia vào xây dựng, phát triển hệ thống trường, lớp và các loại hình giáo dục. Bên cạnh việc củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm nòng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo
dục, phát triển các loại hình trường ngoài công lập tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều có cơ hội được chăm sóc, giáo dục toàn diện, tiếp cận được những kiến thức ban đầu, khoa học kỹ thuật để từng bước làm quen với nền tri thức và hình thành các kỹ năng sống...
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp dân lập, tư thục tại những vùng có kinh tế thuận lợi.
Ban hành các chính sách cụ thể hỗ trợ các trường ngoài công lập có điều kiện hoạt động tốt như: Hỗ trợ, tạo điều kiện về đất để các trường ngoài công lập xây dựng trường sở; Các cơ quan nhà nước cho các trường ngoài công lập thuê các cơ sở, công trình hiện có để làm trường sở học tập; Nhân dân góp cổ phần để xây dựng trường ngoài công lập; Ngân hàng cho trường ngoài công lập vay vốn theo điều kiện ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở, mua sắm thiết bị giảng dạy, học tập; Các giáo viên trường công khi chuyển sang các đơn vị bán công, dân lập, tư thục được tiếp tục hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội.
Bốn là, huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục mầm non.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp. Để phát triển quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao, không thể chỉ dựa dẫm vào ngân sách Nhà nước, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng cần phải thực hiện XHHGD, phải huy động tối đa các nguồn lực cho giáo dục. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Như vậy, XHHGD phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, đây là một nguyên tắc bất di bất dịch. XHHGD không có nghĩa là Nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội. XHHGD không có nghĩa là buông lỏng sự quản lý thống nhất của Nhà nước về giáo dục. Nhà nước quản lý các hoạt động giáo dục thông qua hệ thống pháp luật, thông qua các cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tham gia đóng góp vào phát triển giáo dục.
Nêu cao trách nhiệm quản lý của chính quyền và của ngành giáo dục từ Trung ương đến địa phương chính là tạo ra động lực tốt nhất cho XHHGD. Chính quyền và ngành giáo dục các cấp cần thường xuyên hợp tác chặt chẽ và khuyến khích các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư, các dòng họ hiếu học có nhiều sáng kiến và việc làm cụ thể đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục.
Nhà nước phải tạo ra môi trường thích hợp cho việc hình thành một khu vực giáo dục mà ở nơi đó ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức là giáo dục phải thuộc về xã hội. Nhà nước phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm trách nhiệm, quyền lợi, tính công bằng, dân chủ và công khai trong hoạt động giáo dục.
Mọi tổ chức, cá nhân được tự do tham gia XHHGD theo quy định của pháp luật. Nhà nước chỉ can thiệp khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhằm tránh những cách làm tuỳ tiện, lợi dụng, dẫn đến những vi phạm, đặc biệt là trong việc huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cho sự nghiệp GD&ĐT.
1.3.5. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường mầm non ở các địa phương Việt Nam
1.3.5.1. Yếu tố khách quan
- Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ, Ngành về công tác XHHGD ngày càng được quan tâm chỉ đạo cụ thể. Có vai trò định hướng, chỉ đạo, tạo hành lang pháp lý và cơ chế để thực hiện công tác XHHGD.
- Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội, cộng đồng, địa phương là động lực để thúc đẩy công tác quản lý XHHGD, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công tác XHHGD.
- Sự phát triển KT-XH của địa phương có nhiều ảnh hưởng lớn đến công tác XHHGD. Giáo dục và đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào công tác xã hội hóa giáo dục. Nguồn tài chính, tài sản của các trường thu được từ 3 nguồn chính: Nhà nước, cha mẹ và chính quyền địa phương. Ngoài ra, điều kiện phát triển kinh tế còn quyết định sự phát triển của công tác XHHGD. Công tác giáo dục và đào tạo rất cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, một mặt nó tạo ra sự thống nhất trong công tác giáo dục, mặt khác nó phát huy thế mạnh giáo dục gia đình và nhà trường trong giáo dục tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Bởi vậy điều kiện KT-XH, phong tục, tập quán, lối sống và đặc điểm dân cư có tác động trực tiếp đến công tác XHHGD.
- Sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự đồng lòng của hội cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội sẽ tạo điều kiện cho công tác XHHGD phát triển.
1.3.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Nhận thức, thái độ của đội ngũ CBQL, GV các cấp chính quyền, cha mẹ học sinh trong công tác XHHGD có tác dụng vô cùng quan trọng, định hướng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ. Là động lực thúc đẩy việc XHHGD có chất lượng cao hơn.
- Trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của CBQL có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển công tác XHHGD.
- Các giải pháp quản lý công tác XHHGD của huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp nhưng hết sức quan trọng đến công tác XHHGD. Việc nắm vững và quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu XHHGD vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của cán bộ quản lý.
1.3.6. Con đường thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non
Thứ nhất, dân chủ hóa quá trình tổ chức và quản lý giáo dục mầm non.
Nhằm biến hệ thống giáo dục và trường học từ chỗ được coi là một thiết chế hành chính thành thiết chế giáo dục thực thụ hoàn toàn là của dân, do dân và vì dân. Xoá bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục và trường học,
tạo điều kiện để tất cả mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức CT-XH, các ban, ngành từ trung ương đến địa phương có cơ hội nắm bắt những thông tin giáo dục và hệ thống các các cấp học, trường học để tham gia ý kiến, đóng góp công sức và tiền của vào sự nghiệp giáo dục và phát triển giáo dục.
Dân chủ hóa quá trình tổ chức QLGD phải được thể hiện trong việc hoạc định đường lối chiến lược Quốc gia về phát triển giáo dục, các chính sách của Đảng và Nhà nước đổi với các loại hình trường lớp.
Dân chủ hóa giáo dục ở các trường, lớp mầm non thể hiện ở sự công khai hóa các mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện ND, CS&GD trẻ.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non không chỉ là đối tượng được chăm sóc, được ND được giáo dục, lĩnh hội một chương trình giáo dục lành mạnh, mà trẻ em còn là chủ thể được tham gia vào các hoạt động quản lý. Các hoạt động tự quản trong vui chơi và học tập của trẻ sẽ có tác động trở lại để góp phần hoàn chỉnh chương trình dạy và học ở các cơ sở GDMN.
Thứ hai, đa dạng hóa hình thức giáo dục mầm non.
Trong điều kiện KT-XH nước ta hiện nay, ý định chính quy hóa các hình thức GDMN bằng con đường bao cấp là không thể thực hiện được vì vượt quá khả năng kinh tế. Mặt khác, nền kinh tế thị trường lại tăng thêm áp lực cho các gia đình, các vùng còn nghèo, hạn chế cơ hội đến trường của các em. Do đó định hướng phát triển các hình thức GDMN là phát triển cơ sở GDMN bán công, GDMN dân lập, GDMN tư thục; trong đó giáo dục chính quy và nhà trường công lập luôn phải giữ vị trí chủ đạo, Nhà nước đầu tư toàn diện trong lĩnh vực này, nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, xây dựng và đẩy mạnh hoạt động các môi trường giáo dục.
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Tuy ở mỗi môi trường cụ thế có vị trí, ý nghĩa khác nhau đối với việc ND, CS&GD trẻ. Song ở mỗi môi trường phải phát huy tối đa ưu thế và lợi thế của mình, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, kết hợp giữa các hội cha mẹ học sinh, đội ngũ CBQL, giáo viên, các tổ chức đoàn thế quần chúng, các tổ chức CT-XH... tạo ra môi trường lành mạnh, thiết thực với tinh thần tất cả vì thế hệ tương lai của đất nước.
Thứ tư, củng cố, phát huy hoạt động của hội cha mẹ học sinh.
Hội cha mẹ học sinh là một tổ chức quần chúng đặc biệt quan trọng trong hệ thống tổ chức, hoạt động GDMN. Chính vì vậy, trong Luật Giáo dục quy định hình thức tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Đối với bậc Mầm non, việc củng cố và phát huy hoạt động của hội cha mẹ học sinh chính là nâng cao, tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình GDMN.
Kết luận chƣơng 1
XHHGD là điều kiện quan trọng để thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở đó, đạt tới chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trình độ cao hơn, phù hợp xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Quá trình nghiên cứu XHHGD đã làm rõ chủ trương, quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta là sự nghiệp giáo dục không phải là của riêng cấp nào, ngành nào mà là sự nghiệp chung của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Mọi người đều có nhiệm vụ chăm lo phát triển giáo dục; Đảng, Nhà nước tạo điều kiện và cơ hội để mọi người có thể được học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của riêng mình, học tập suốt đời, tiến tới xây dựng cả nước thành một xã hội học tập.
Công tác XHHGD mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Tăng cường quản lý công tác XHHGD là góp phần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học hiện nay đồng thời nâng cao chất lượng GD&ĐT, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Bình Định khoá XX về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025.
XHHGDMN là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện trong các cơ sở GDMN nhằm góp phần xây dựng và phát triển GDMN toàn diện cả về chất và lượng tạo điều kiện hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Nội dung và yêu cầu XHHGDMN phải tuân thủ theo quan niệm chung về XHH và XHHGD tại cơ sở GDMN. Việc quản lý thực hiện XHHGDMN