Hoàn thiện cơ chế điều hành, phối hợp giữa các lực lượng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 89)

1.3.3 .Đặc điể và biện pháp quản lý XHHGDMN

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế điều hành, phối hợp giữa các lực lượng

tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu

Vận động mọi tiềm năng trí tuệ, tài lực, vật lực trong tồn xã hội, tạo ra nguồn lực đa dạng để đầu tư xây dựng trường học nhằm để đáp ứng đủ CSVC phục vụ cho giảng dạy ở các trường có sĩ số học sinh quá tải, đồng thời góp phần phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đóng góp cho GDMN, nhất là trong việc xây dựng trường học trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục; bảo đảm tính cơng khai, minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội góp phần phát triển giáo dục.

Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chính vì vậy vận động mọi nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng trường học là góp phần vào

mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương, chia sẻ được sự gánh vác trọng trách giáo dục với xã hội, địa phương, cộng đồng.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện a. Về phía các cấp uỷ đảng, chính quyền.

Các cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo công tác XHHGD nhất là công tác XHHGD trong xây dựng trường học. Bên cạnh việc giáo dục cán bộ, đảng viên gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cần chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền các cấp và tổ chức CT-XH như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức… những định hướng cụ thể về các hoạt động XHHGD trong xây dựng các nhà trường mầm non.

b. Về phía ngành giáo dục

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục phù hợp với thực trạng phát triển của địa phương. Tham mưu UBND cùng cấp cụ thể hóa Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025 bằng các kế hoạch cụ thể, nhất là Kế hoạch nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2020 - 2025. Phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu đề xuất UBND huyện ban hành những chủ trương, chính sách đẩy mạnh XHHGD trong xây trường học.

Quan tâm củng cố và nâng chất lượng hoạt động của Ban Đại diện cha mẹ trẻ ở từng trường mầm non để tổ chức này cùng sát cánh với nhà trường trong tất cả các hoạt động, nhất là trong việc chăm lo học tập của con em, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, các mạnh thường quân có đóng góp cơng sức cho sự nghiệp giáo dục. Huy động các tổ chức, đoàn thể, mà nòng cốt là Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức các cấp để đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài.

c. Về phía nhà trường

Tổ chức thực hiện tốt chủ trương. chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục. Xây dựng trường học “xanh, sạch, đẹp”; tổ chức thực hiện tốt chủ trương “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Tăng cường cơng tác QLGD. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, chất lượng giáo dục tồn diện để tạo lịng tin với xã hội; tổ chức tốt việc dạy và học.

Triển khai rộng rãi cho cha mẹ học sinh và cộng đồng biết về nhiệm vụ, mục tiêu, các hoạt động giáo dục nói chung và XHHGDMN trong xây dựng trường học nói riêng để tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm cùng nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện tốt việc ND, CS&GD trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện; từng bước hình thành “thương hiệu” của nhà trường để thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng.

Chủ động tạo mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh học sinh, hội cha mẹ học sinh, các LLXH trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Tranh thủ các tổ chức, đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động, hỗ trợ của toàn xã hội trong việc đầu tư cho GDMN, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần, nguồn vốn, các mơ hình để chăm lo cho GDMN. Xây dựng mơi trường học tập, rèn luyện phù hợp. Tăng cường rèn luyện kỹ năng mềm, sinh hoạt ngoại khóa, trải nghiệm thực tế,…

Đẩy mạnh các cuộc vận động công tác XHHGDMN trong xây dựng trường học đến tận gia đình thơng qua các mơ hình khuyến học.

Quy định mức đóng góp của người học khơng q cao so với thu nhập bình qn trong xã hội; khơng lạm dụng thu học phí với mọi hình thức. Cơng khai, minh bạch các nguồn thu XHH để cha mẹ trẻ và cộng đồng thấy rõ hiệu quả của XHHGDMN.

d. Về phía gia đình

Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, quan tâm giáo dục con em, tích cực tham gia các hoạt động Hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Chủ động thông tin, trao đổi, liên lạc với nhà trường về chất lượng học tập của con em. Nâng cao nhận thức của bản thân và con em mình về sự học tập và vai trò của tri thức trong giai đoạn mới. Quan tâm đóng góp vật chất cho giáo dục nói chung, GDMN nói riêng, nhất là các đối tượng có điều kiện.

Phải có trách nhiệm trong việc học tập của con em, phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường và cộng đồng trong GDMN nói riêng, thế hệ trẻ nói chung. Tùy điều kiện cụ thể của gia đình, có đóng góp phù hợp vào cơng tác XHHGD nói chung, XHHGDMN nói riêng.

Nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của XHHGD trong xây dựng trường học mầm non. Thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm, đầu tư cho trẻ có đủ điều kiện ND, CS&GD trẻ vui chơi, học tập. Đóng góp vật chất cho nhà trường; tăng cường phối hợp với nhà trường, các LLXH quản lý việc CS&GD con em mình; tham gia giám sát về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và chất lượng giáo dục của các trường học, cơ sở giáo dục.

e. Về phía các lực lượng xã hội

Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục nói chung, các trường học và cơ sở GDMN nói riêng trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục trong từng thời điểm phù hợp, góp phần xây dựng XHHGD trong xây dựng trường học mầm non. Tùy đặc thù cơng việc, có đóng góp phù hợp vào sự

phát triển GDMN: gương mẫu đi đầu vận động, giúp đỡ trẻ ra lớp, nhất là các đối tượng khó khăn như dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến nhân cách trẻ; tổ chức các sân chơi giải trí, vườn trường, khn viên hoạt động,... Tích cực đóng góp, góp ý cho ngành giáo dục nói chung, các nhà trường và cơ sở GDMN nói riêng để ngành ngày càng thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng được giao. Tăng cường giám sát các hoạt động GDMN, bao gồm chất lượng CS&GD trẻ, hiệu quả sử dụng nguồn tài chính huy động, nội dung, chương trình, phương pháp ND, CS&GD trẻ.

Các đồn thể, tổ chức CT-XH xác định rõ nhiệm vụ của tổ chức mình trong cơng tác tun truyền, giáo dục đồn viên, hội viên nhận thức và quan tâm đúng mức cho sự nghiệp GDMN: Tham gia XHHGD là góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội học tập, làm cho đất nước phồn vinh, văn minh, tiến bộ. Mở rộng các mơ hình hiệu quả: Vườn ươm tài năng trẻ, Câu lạc bộ sáng tạo trẻ… Đa dạng hố các hình thức đóng góp cho phát triển GDMN. Động viên, kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân, người có tâm huyết đầu tư cho GDMN.

Quán triệt sâu sắc về vai trị, tầm quan trọng của GDMN nói chung và XHHGDMN nói riêng, phối hợp huy động các nguồn lực; phân cơng cụ thể trách nhiệm đồn viên, hội viên tham gia kêu gọi đóng góp cho GDMN. Vận động đầu tư sân chơi giải trí lành mạnh, giải quyết nhu cầu sinh hoạt giải trí của học sinh, sinh viên, giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Nội dung phương pháp tư vấn, thời gian đối tượng tư vấn thích hợp. CBQL làm tốt cơng tác đề xuất tham mưu trong các buổi họp với cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo Phịng GD&ĐT.

3.2.3. Huy động các lực lượng xã hội tham gia thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non

3.2.3.1. Mục tiêu

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc quy hoạch phát triển hệ thống trường mầm non trên địa bàn huyện, xã; dành quỹ đất để quy hoạch mạng lưới trường, lớp mầm non, cơ bản đảm bảo các xã, thị trấn đều có trường mầm non đạt chuẩn. Từng bước thực hiện đầu tư xây dựng trường tập trung tại các xã, thị trấn, tránh tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, đầu tư lãng phí sử dụng kém hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Ngoài ngân sách được phân bổ hàng năm theo cơ chế đầu tư xây dựng trường mầm non của UBND tỉnh, UBND huyện cân đối ngân sách nâng tỷ trọng đầu tư cho GDMN trong tổng kinh phí đầu tư cho hệ thống GD&ĐT của huyện. Thực hiện đẩy đủ, kịp thời việc cấp ngân sách Nhà nước định mức trên đầu trẻ đến lớp để đảm bảo công bằng trong GDMN.

Tăng cường xây dựng CSVC để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em. Thực hiện đầu tư theo phương châm “thiết thực, tập trung, không dàn đều, làm đến đâu hiệu quả rõ đến đó”. Trước mắt, UBND huyện và UBND các xã, thị trấn tập trung giải quyết dứt điểm số phòng học tạm, học nhờ, phòng học xuống cấp nặng, thiếu an toàn; xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các xã, thị trấn xóa phịng học cấp 4 và bổ sung những phòng học còn thiếu; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa các trường, lớp mầm non xây mới. UBND huyện và các xã, thị trấn huy động các nguồn lực, cân đối ngân sách tăng mức hỗ trợ kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị dạy học cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi; tăng cường đầu tư các thiết bị công nghệ thơng tin từ nguồn kinh phí chương trình, mục tiêu và nguồn vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và gia

đình học sinh để đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học. Nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN đảm bảo theo chuẩn nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng ND, CS&GD trẻ. Khuyến khích phát triển các dịch vụ ND, CS&GD trẻ em đa dạng, nhất là cơ sở GDMN chất lượng cao.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách được cấp và huy động, công khai minh bạch, thực hiện tốt quan điểm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Duy trì và củng cố sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, cần có những điều kiện nhằm đảm bảo được tính lợi ích của chương trình và phù hợp với chức năng nhiệm vụ, vị thế đối với từng đối tượng tham gia.

Xây dựng tổ chức nhân sự trong việc huy động các LLXH tham gia vào công tác XHHGDMN cần năng động uyển chuyển và hợp lý.

3.2.4. Phát huy vai trò của giáo dục mầm non đối với xã hội

3.2.4.1. Mục tiêu

Làm cho mọi người thấy rõ vai trị, lợi ích của loại hình GDMN đối với đời sống xã hội, hiểu được mục tiêu của GDMN không phải là để giải quyết nhu cầu “gửi trẻ”, mà là giúp cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố ban đầu về nhân cách, chuẩn bị các điều kiện cho trẻ vào lớp 1.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trường mầm non phải thực hiện được vai trị đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, giáo dục trẻ , đa dạng hóa các loại hình GDMN.

Phát triển GDMN đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, KT- XH của địa phương. Các trường mầm non xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục chung của toàn huyện và toàn tỉnh.

GDMN phải bảo đảm tính khả thi, quy mơ, thể hiện được tầm nhìn chiến lược và yêu cầu thực tiễn của từng giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời hoạch định chiến lược cụ thể đối với từng giai đoạn. Kế hoạch phải đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cho địa phương và cho sự phát triển của GDMN thì mới có thể lôi cuốn các ngành, các cấp tham gia vào cuộc tháo gỡ khó khăn cùng triển khai thực hiện.

Hệ thống giáo dục phải chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo phát triển; các cơ quan chức năng xây đựng chương trình đảm bảo tính phát triển tổng thể của tồn huyện. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi các cán bộ quản lý GDMN phải có tầm nhìn bao quát, chủ dộng, phát huy quyền tự chủ, tranh thủ sự tham gia ủng hộ của các LLXH.

Các nhà trường cần chủ động phối hợp với các ngành chức năng như y tế, văn hóa, thể thao… tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức ND, CS&GD trẻ tại gia đình đối với phụ huynh các cháu bằng các hình thức, như tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh của địa phương, tổ chức tập huấn tại chỗ, biên soạn tài liệu phát cho phụ huynh,…

Tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa tại các điểm di tích lịch sử, di tích văn hóa của địa phương để bước đầu giáo dục truyền thống cho trẻ.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành địa phương và toàn thể nhân dân, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo nhà trường, tập thể giáo viên các trường, cha mẹ trẻ.

Các kế hoạch phải bảo đảm tính thực tiễn, cụ thể về các nội dung, phương pháp. Người Hiệu trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả của các kế hoạch này.

3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền đối với cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non quản lý của chính quyền đối với cơng tác xã hội hóa giáo dục mầm non

3.2.5.1. Mục tiêu

Các cấp uỷ đảng, chính quyền phải xác định cơng tác XHHGDMN là một nội dung lãnh đạo, chỉ đạo trọng tâm, quan trọng; hằng năm xây dựng các chỉ tiêu về phát triển GDMN trong hệ thống chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT- XH của huyện và các xã, thị trấn.

Tăng cường công tác QLGD, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GVMN; thường xuyên nắm chắc tình hình đội ngũ cán bộ trường mầm non, tập trung xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CBQL trường mầm non và tích cực phát hiện tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng xây dựng đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó, gắn với việc đánh giá, sắp xếp bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ này một cách hợp lý.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Các cấp ủy đảng và chính quyền ban hành các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản chỉ đạo về phát triển GDMN và công tác XHHGDMN trước mắt và lâu dài. Xây dựng hệ thống hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức trong và ngoài xã hội được tham gia vào phát triển GDMN bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tăng cường giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy định trong hoạt động quản lý GDMN, nhất là các trường mầm non dân lập, bán cơng, nhóm trẻ gia đình để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em; tạo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong công tác chăm lo phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)