Đặc điểm chủng tái tổ hợp DEN3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và đánh giá hệ thống chủng giống cho nghiên cứu phát triển vắc xin sốt xuất huyết dengue (Trang 43 - 45)

1.6 Đặc điểm chủng dengue do viện sức khỏe Hoa Kỳ nghiên cứu và phát

1.6.4 Đặc điểm chủng tái tổ hợp DEN3

Một vài vắcxin dự tuyển DENV-3 giảm độc lực đã được nghiên cứu phát triển bởi phịng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm (NIAID). Chủng đầu tiên, rDEN∆30, chứa đột biến mất đoạn ∆30 bên trong 3’-UTR của virút hoang dại DENV-3 Slemen/78. Tương phản với những gì quan sát được trên DEN1∆30 và DEN4∆30, đột biến ∆30 trong rDEN3∆30 dường như khơng giới hạn sự sao chép của virút trên chuột SCID-HuH-7 hoặc trên khỉ rhesus, do vậy chủng này khơng được tiếp tục đánh giá. Chiến lược giảm độc lực thứ hai được sử dụng để thay thể vùng mã hĩa protein prM và E của rDEN4 và rDEN4∆30 với các protein tương ứng của DENV-3 Slemen/78 tạo ra virút khảm rDEN3/4(ME) và rDEN3/4∆30(ME). Thể khảm của các gen DENV-3 ME với rDEN4 giới hạn sự sao chép 100 lần trên chuột SCID-HuH-7 nhưng đưa đột biến ∆30 khơng tạo ra sự khác biệt trên mơ hình này. Cả rDEN3/4(ME) và rDEN3/4∆30 (ME) đều giảm độc lực trên khỉ rhesus. Tất cả động vật đều được bảo vệ khi thử thách với chủng hoang dại DENV-3 Slemen/78. Do cĩ mặt đột biến ∆30 cĩ thể làm tăng tính ổn định virút khảm, rDEN3/4∆30 (ME) được lựa chọn để đánh giá thử nghiệm lâm sàng sâu hơn. Các thử nghiệm tiêm rDEN3/4∆30 (ME) với một liều tiêm đơn dưới da 103

PFU 105 PFU ở 20 người khỏe mạnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy chỉ cĩ 25% người tiêm cĩ huyết thanh phản ứng với DEN-3 hoang dại sau 42 ngày tiêm ở liều tiêm 105 PFU.

Do kết quả rDEN3/4∆30(ME) đáp ứng trên người chưa tốt, hai dự tuyển vắcxin DENV-3 đã được phát triển lấy từ chủng DENV-3 Slemen/73 hoang dại và chứa tất cả các proteins cấu trúc và khơng cấu trúc của DENV-3. Virút rDEN3∆30/31, chứa cả đột biến mất đoạn ∆30 đã được mơ tả ở trên và thêm một đột biến mất 31 nucleotide ở 3’-UTR ở vị trí 55 nucleotide phía trên của đột biến ∆30. Virút thứ hai, rDEN3-3’D4∆30, là một virút khảm với tồn bộ 3’-UTR của rDEN3 được thay thế bằng 3’-UTR của rDEN4∆30. Các virút này giảm độc lực trên chuột SCID-HuH-7 và trên khỉ rhesus. Mặc dù khơng tạo ra nhiễm virút huyết cĩ thể phát hiện ở khỉ rhesus, cả hai đều làm tăng kháng thể trung hịa trên 4 lần trong huyết thanh ở tất cả động vật được tiêm và bảo vệ được chúng đối với chủng thử thách DEN3 hoang dại. Cả 2 virút DEN3 giảm độc lực này đều được đánh giá tiếp trong các thử nghiệm lâm sàng [10].

Hình 8. Sơ đồ gen các chủng dengue tái tổ hợp được lựa chọn để làm vắcxin sống giảm

rDEN3-3’D4∆30 và rDEN3∆30/31 được đánh giá trên người lớn khỏe mạnh ở 2 thử nghiệm lâm sàng riêng biệt. 20 người được tiêm 103 PFU của rDEN3- 3’D4∆30 và rDEN3∆30/31 và 8 người tiêm placebo. Cả 2 vắcxin đều tạo ra nhiễm virút huyết cĩ thể phát hiện được ở 20% số người tiêm với nồng độ đỉnh trung bình đều thấp. Phản ứng đối với các 2 vắcxin tương tự nhau: ban đỏ và đau đầu tồn tại phổ biến. Cả hai vắcxin đều sinh miễn dịch, với 80% và 95% phản ứng huyết thanh sau khi tiêm rDEN3-3’D4∆30 và rDEN3∆30/31. Cả 2 vắcxin đều cho thấy độ an tồn và đang được đánh giá như là thành phần trong vắcxin tứ liên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và đánh giá hệ thống chủng giống cho nghiên cứu phát triển vắc xin sốt xuất huyết dengue (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)