Đặc điểm tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh kon tum, tỷ lệ 1 100 000 (Trang 41 - 43)

Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM

2.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.7. Đặc điểm tài nguyên rừng

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp &PTNT, đến năm 2009, tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Kon Tum là: 733.010,1 ha, chiếm 75,7 % diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng tự nhiên là có 610.625,4 ha; Đất đồi núi khơng có rừng là 82.712,8 ha. Hầu hết các huyện của Tỉnh đều có rừng nhưng có phân bố khơng đồng đều. Các huyện như Sa Thầy, Đăk Glei, Kon Plông và Tu Mơ Rơng có nhiều rừng, độ che phủ của rừng cao, trong khi các huyện còn lại độ che phủ khá thấp như thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, Đăk Tơ (Hình 2.7).

Rừng là thế mạnh của Kon Tum, có tiềm năng cung cấp các sản phẫm gỗ, lâm sản quí đặc biệt vùng núi Ngọc Linh có những lồi dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế. Rừng ở Kon tum cịn có giá trị phịng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường. Sở dĩ như vậy là do địa hình của Tỉnh độ dốc trung bình tương đối lớn, lại nằm trong vùng có lượng mưa khá cao, phân bố khơng đều với 80% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa cho nên vấn đề chống xói mịn đất, và điều tiết nguồn nước, bảo vệ các cơng trình thuỷ điện, thuỷ lợi nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước là đặc biệt quan trọng. Chính hệ thống rừng của tỉnh Kon Tum là nơi nuôi dưỡng nguồn nước cho các dịng sơng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống cho người dân trong vùng và tạo nên nhiều vùng sinh thái cảnh quan của tỉnh hết sức phong phú, đa dạng. Ngoài ra, rừng tạo nên những cảnh quan du lịch, có tính đa dạng sinh học cao với nhiều động thực vật quí hiếm.

Về động vật của rừng Kon Tum tương đối phong phú, có nhiều lồi q hiếm, bao gồm: chim: có 165 lồi, 40 họ, 13 bộ; thú: có 88 lồi, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng... trong đó, voi có nhiều ở vùng Tây Nam Kon Tum (huyện Sa Thầy). Đặc biệt rừng Kon Tum vẫn cịn bị tót thường xuất hiện ở các khu vực Sa Thầy và Đăk Tô và trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plong đã xuất hiện hổ. Ngồi ra, rừng Kon Tum cịn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh kon tum, tỷ lệ 1 100 000 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)