Đặc điểm thạch học Độ dốc địa hình Mật độ mạng đứt gãy Lượng mưa trung bình năm Lớp phủ thực vật Lượng bốc hơi trung bình năm Trọng số A1 A2 A3 A4 A5 A6 A1 0,461 0,529 0,522 0,350 0,329 0,273 0,411 A2 0,154 0,176 0,174 0,263 0,235 0,212 0,202 A3 0,154 0,176 0,174 0,263 0,188 0,182 0,189 A4 0,115 0,059 0,058 0,088 0,188 0,182 0,115 A5 0,066 0,035 0,043 0,022 0,047 0,121 0,056 A6 0,051 0,025 0,029 0,015 0,012 0,030 0,027
Q trình tính lặp W đến lần thứ ba cho sai số nhỏ nên W được coi là ít biến đổi (coi là Eigen vector) và đủ điều kiện để bước vào vịng kiểm tra tính nhất quán.
*Kiểm tra tính nhất quán (tính tỷ số nhất qn CR) (các cơng thức tính
tốn các thơng số đã được trình bày cụ thể ở mục 3.3.1). Trình tự tính tốn: Đánh giá 6 yếu tố nên n = 6.
Với n = 6, tra Bảng 3.4 được chỉ số ngẫu nhiên RI = 1,24 Giá trị riêng của ma trận so sánh λmax:
λmax = S1*W1 + S2*W2 +…+ Sn*Wn = 6,517 Chỉ số nhất quán CI: CI = 𝜆𝑚𝑎𝑥−𝑛 𝑛−1 = 6,517−6 6 − 1 = 0,103 Tỷ số nhất quán: CR = CI RI = 0,103 1,24 = 0,08340 < 0,1
3.3.3. Phân cấp các yếu tố và cho điểm
Như đã đề cập, vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng nước dưới đất là không giống nhau, ngay cả khi xét riêng một yếu tố (trong khi các yếu tố khác khơng đổi) thì sự thay đổi các đặc trưng riêng của nó (độ lớn của: độ dốc, mật độ
mạng lưới đứt gãy, lượng mưa, lượng bốc hơi...) cũng làm biến đổi tiềm năng nước
dưới đất. Mặt khác, rất khó có thể biểu diễn được mối quan hệ giữa đặc trưng riêng của từng yếu tố với tiềm năng nước dưới đất bằng các phương trình tốn học. Tuy nhiên, ở mức độ cho phép có thể coi mối quan hệ này có tính qui luật (tiềm năng
nước dưới đất thay đổi tỷ lệ nghịch với độ dốc, tỷ lệ thuận với lượng mưa và mật độ đứt gãy....). Do đó, ở mức độ sai số chấp nhận được, coi mối quan hệ (có tính qui
luật) giữa các đặc trưng riêng và tiềm năng nước dưới đất có dạng “tuyến tính”.
Hình 3.4. Thang điểm phân cấp tiềm năng
Ngoài ra, các đặc trưng riêng của các yếu tố thành phần lại có nhiều các đơn vị đo khác nhau như: độ dốc (độ); mật độ đứt gãy (km/km2); lượng mưa trung bình năm (mm/năm); lượng bốc hơi (mm/năm)....nên khơng thể sử dụng trực tiếp các dữ
liệu này để đưa vào quá trình chồng chập dữ liệu của các lớp yếu tố thành phần. Do vậy, vừa để đảm bảo sự thống nhất chung về mặt dữ liệu cho quá trình chồng
chập và cũng dễ dàng hơn cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các đặc trưng riêng (của mối yếu tố) với tiềm năng nước dưới đất, ta cần đưa chúng về một thang điểm chung. Thang điểm đánh giá thường được sử dụng là thang điểm 5 hoặc thang điểm 10 (trong luận văn này sẽ sử dụng thang điểm 10) [16], điểm số càng cao thì tiềm năng chứa nước càng lớn và mức độ tiềm năng biến đổi từ: rất ít tiềm năng đến
tiềm năng cao (Hình 3.4). Ngồi ra, do tất cả các yếu tố đều được qui về thang điểm
10 nên để dễ dàng cho quá trình đánh giá trực quan bằng mắt, tất cả các lớp thông tin điểm số theo các yếu tố khác nhau đều được biểu diễn bằng một dải màu thống nhất (dải màu: xem Hình 3.5, Hình 3.6, Hình 3.7, Hình 3.8, Hình 3.9, Hình 3.10).
Đối với mỗi yếu tố thành phần, dựa vào các đặc trưng riêng của chúng (đặc điểm thạch học, giá trị độ dốc địa hình, giá trị mật độ đứt gãy, giá trị lượng mưa, giá trị lượng bốc hơi, đặc điểm thực vật) tiến hành phân ra các cấp ảnh hưởng khác
nhau. Chú ý rằng khơng có qui định cụ thể về số lượng hay khoảng chia của các cấp ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong quá trình phân cấp các đặc trưng riêng cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
+ Các đặc trưng trong cùng một cấp có mức độ ảnh hưởng đến tiềm năng nước dưới đất được coi là tương đương nhau.
+ Số lượng các cấp phụ thuộc vào mức độ chi tiết của dữ liệu (số liệu chi tiết hơn thì số lượng các cấp cũng nhiều hơn). Tuy nhiên, cũng không nên chia thành quá nhiều cấp.
+ Các khoảng giá trị để phân chia ra các cấp khác nhau không nhất thiết phải đều nhau.
Nói chung, cách phân cấp như đã trình bày ở trên là mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nghiên cứu và khơng để địi hỏi những ngưỡng chia phải rõ ràng và bất biến. Sau khi phân cấp các yếu tố thành phần, tiến hành đánh giá và cho điểm các cấp này theo thang điểm 10. Sau đây là bảng phân loại và cho điểm theo thang 10 của các yếu tố:
1. Đặc điểm thạch học
Từ bản đồ số địa chất tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1: 100 000, thống kê có trên 800 đối tượng địa chất đơn lẻ thuộc nhiều hệ tầng và phức hệ khác nhau (thống kê các đối tượng trên bề mặt). Do đó, để thuận lợi cho q trình đánh giá và cho điểm, trước hết nhóm các đối tượng theo tiêu chí về dạng tồn tại của nước (lỗ hổng, khe nứt, vỏ phong hóa…), sau đó trong mỗi nhóm dựa vào tuổi địa chất tiến hành xếp thứ tự từ trẻ đến già và tiến hành đánh giá cho điểm.
Như đã đề cập ở phần 3.2.1 chương 3, quá trình đánh giá cho điểm yếu tố đặc điểm thạch học dựa vào các tiêu chí về: thành phần thạch học, đặc điểm lỗ rỗng, mức độ nứt nẻ, sự phong hóa...Ngồi ra, trong một số trường hợp cần phải xét đến cả thơng số về bề dày, diện tích hay mối quan hệ với nguồn nước mặt thường xuyên và với các đá xung quanh.
Cụ thể một số trường hợp tiêu biểu sau (các đối tượng khác thực hiện theo qui trình tương tự):
+ Với các loại đất đá bở rời (chủ yếu là các trầm tích Đệ tứ, Holocen, Pleistocen) cũng cần xét đến mối quan hệ với các nguồn nước mặt thường xuyên (các sông, hồ), với cả các đất đá xung quanh cũng được xem xét (như đã đề cập trong mục 3.2.6).
+ Với các đá macgma, đặc biệt là các đá magma axit, do đá thường có cấu tạo khối, đặc chắc gần như khơng có các khoảng khơng liên thơng bên trong nên nước dưới đất chủ yếu tồn tại trong các vỏ phong hóa hoặc các đới dập vỡ kiến tạo. Ngồi ra, vỏ phong hóa của các loại đá này cũng thường có chiều dày khơng lớn [20] nên nhìn chung điểm đánh giá cho những đối tượng thuộc nhóm này là thấp nhất (1 điểm). Còn với các đá bazan do thường có cấu tạo bọt, nhiều lỗ hổng có khả năng liên thơng, bề dày vỏ phong hóa tương đối lớn nên được đánh giá cao hơn (4 điểm). Điểm đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm thạch học đến tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum được trình bày cụ thể trong Bảng 3.7 và Sơ đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum theo đặc điểm thạch học trình bày ở Hình 3.5.