Điểm đánh giá ảnh hưởng của thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh kon tum, tỷ lệ 1 100 000 (Trang 89 - 93)

Loại Điểm

Quần xã cây trồng nông nghiệp 2

Quần xã cây trồng trong khu dân cư 2

Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới ẩm 4 Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh á nhiệt đới ẩm 4 Trảng bụi, trảng cỏ thứ sinh ôn đới ẩm 4

Trảng cỏ sặt ôn đới ẩm 4

Rừng trồng 7

Rừng cây lá rộng 7

Rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới ẩm 7

Rừng tre nứa thứ sinh nhiệt đới ẩm 7

Rừng tre nứa thứ sinh á nhiệt đới ẩm 7 Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm 9 Rừng kín cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới ẩm 9

Rừng kín cây lá rộng nửa rụng lá 9

Rừng kín cây lá rộng ơn đới ẩm 9

Một số căn cứ khoa học để đánh giá và cho điểm lớp thảm thực vật tỉnh Kon Tum trong mối quan hệ với tiềm năng nước dưới đất [22]:

 Kiểu rừng kín cây lá rộng (thường xanh nhiệt đới - á nhiệt đới, nửa rụng lá, ơn đới ẩm) có vai trị quan trọng nhất trong việc điều tiết nguồn nước do rừng có cấu trúc nhiều tầng tán, mật độ dày và bộ rễ phát triển, đan xen làm cho lượng nước mặt và nước ngầm được duy trì tốt. Hơn nữa, sự đa dạng về thành phần loài của khu vực nghiên cứu cũng làm cho khả năng thấm nước tốt hơn. Với bộ dễ chùm, lộ trên mặt đất tạo ra lực cản làm giảm động lực của dòng chảy và cũng làm tăng cường quá trình thấm sâu của nước xuống bên dưới mặt đất. Với loại cây có bộ rễ cọc, ăn sâu xuống lòng đất cũng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nước mặt thấm sâu xuống bên dưới.

 Với rừng tre nứa, mặc dù số tầng tán khơng nhiều nhưng lại thường có mật độ cây dày, hệ rễ chùm đan xen dày đặc, cũng có vai trị đáng kể trong điều tiết dòng chảy mặt và dòng ngầm ở tầng nông.

 Trảng cây bụi, cỏ thứ sinh thường có ý nghĩa đối với tiềm năng nước dưới đất kém hơn nhiều so với kiểm thảm thực vật rừng, nhất là rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, nó cũng có những tác dụng nhất định ảnh hưởng đến tiềm năng nước dưới đất.

 Với thảm thực vật rừng trồng, với loại này thì khi độ tuổi của rừng trồng nhỏ, tán lá, rễ, mật độ che phủ, lớp mùn chưa phát triển thì khả năng cung cấp cho nước dưới đất không cao. Tuy nhiên, khi chúng phát triển đến giai đoạn trưởng thành thì vai trị điều tiết nước của nó cũng gần bằng với thảm thực vật tự nhiên.

 Nhóm các cây nơng nghiệp và cây trồng trong các khu dân cư thường ít có ý nghĩa đối với tiềm năng nước dưới đất. Bởi lẽ chúng thường có mật độ thưa lại thường xuyên biến đổi theo thời gian (do thay đổi mùa vụ, chặt phá thay thế). Do vậy, điểm số cho nhóm này là thấp nhất (2 điểm).

Hình 3.10. Sơ đồ phân vùng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Kon Tum theo thảm thực vật

Chương 4

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH KON TUM

4.1. Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ

4.1.1. Hệ tọa độ, kích thước các ơ raster

Các bản đồ thành phần ban đầu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực, do nhiều người làm và sử dụng các hệ tọa độ khác nhau. Do đó, để đảm bảo tính chính xác cho kết quả cuối cùng của quá trình chồng chập dữ liệu, tất cả các bản đồ thành phần sẽ được chuyển đổi về cùng một hệ tọa độ thống nhất. Dù các tài liệu thu thập được có hệ tọa độ khơng thống nhất nhưng lại chủ yếu là hệ tọa độ UTM 48N, đây là hệ tọa độ chuẩn quốc tế được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, dễ dàng chuyển đổi sang hệ tọa độ quốc gia VN2000 của Việt Nam. Do vậy, để thuận lợi trong việc sử dụng những tài liệu đã có và đảm bảo độ chính xác, trong luận văn này tác giả chọn hệ tọa độ UTM 48N làm hệ tọa độ thống nhất cho toàn bộ dữ liệu bản đồ.

Ứng với một tỷ lệ bản đồ nhất định sẽ có nội dung tương ứng, hay nói cách khác mức độ chi tiết của dữ liệu sẽ khác nhau ứng với các tỷ lệ bản đồ khác nhau. Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết càng khác nhau và ngược lại bản đồ có tỷ lệ nhỏ thì mức độ chi tiết sẽ giảm đi. Trong luận văn này, do bản đồ tiềm năng nước dưới đất được xây dựng với tỷ lệ 1:100.000, thuộc tỷ lệ trung bình nên để đảm bảo tính hợp lý về mức độ chi tiết của dữ liệu các lớp dữ liệu dạng vectơ sau khi chuyển sang raster đều lấy độ phân giải là 30 m.

4.1.2. Chuẩn hóa định dạng dữ liệu

Các bản đồ thành phần của luận văn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: địa

hình, địa chất, thủy văn, khí hậu....Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực đặc thù, các số liệu

lại được xử lý bằng các chương trình, phần mềm khác nhau và do đó các số liệu cũng được xuất ra các định dạng dữ liệu không thống nhất. Cụ thể những định dạng dữ liệu đầu vào của luận văn thu thập được như: Microstation (.*dgn), Mapinfo (*TAB), ArcGIS (File Geodatabase, Personal Geodatabase, Shapefile-*shp), Raster (GIF, tif, DEM)...(Bảng 4.1).

Do đó, để đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu cũng như độ chính xác của kết quả cuối cùng, trong luận văn này tất cả các lớp thông tin bản đồ (cả dạng vectơ và raster) đều sẽ được chuyển đổi và lưu trữ dưới định dạng dưới dạng File Geodatabase, đây là một trong những định dạng dữ liệu chuẩn của phần mềm ArcGIS (là phần mềm sẽ thực hiện các q trình phân tích và xử lý khơng gian các dữ liệu bản đồ thành phần). Việc quản lý các dữ liệu dưới định dạng File Geodatabase (trong File Geodatabase còn chứa các Raster Dataset, Feature Dataset, Feature Class, Table, Topology...) (Bảng 4.2) không những rất thuận lợi cho việc đưa các bản đồ về một hệ tọa độ thống nhất mà còn hỗ trợ mạnh mẽ các chức năng sửa lỗi dữ liệu hình học Topology. Ngoài ra, việc chuyển đổi giữa các định dạng dữ liệu khác nhau (vectơ, raster, TIN, DEM...) trong File Geodatabase rất linh hoạt và ít gây báo lỗi trong quá trình tính tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh kon tum, tỷ lệ 1 100 000 (Trang 89 - 93)