Hiện trạng khai thác nước dưới đất và nhu cầu sử dụng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh kon tum, tỷ lệ 1 100 000 (Trang 48 - 51)

Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM

2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.2.5. Hiện trạng khai thác nước dưới đất và nhu cầu sử dụng nước

Nước dưới đất ở tỉnh Kon Tum được khai thác để phục vụ cho nhiều mục đích như: ăn uống-sinh hoạt, tưới tiêu, dùng trong công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ... và dưới nhiều hình thức khai thác khác nhau [23]:

+ Lỗ khoan đường kính lớn: là dạng cơng trình khai thác nước với đường kính lỗ khoan D ≥ 110 mm, chiều sâu > 60 m, thường có chi phí lớn nên chủ yếu phục vụ cho: các nhà máy, xí nghiệp sản xuất kinh doanh, bệnh viện, trường học, đơn vị quân đội…

+ Lỗ khoan đường kính nhỏ: từ 1990 đến nay, chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn triển khai trên địa bàn tỉnh, xây được khoảng 211 lỗ khoan với trữ lượng khai thác khoảng trên 300 m3/ngày.

+ Giếng đào: là dạng cơng trình khai thác nước được đào thủ cơng, có đường kính 1,2 - 1,6 m, độ sâu từ 15 – 25 m, đôi khi 30 m. Giếng đào thường dùng cho mục đích ăn uống sinh hoạt (70 - 80% người Kinh ở nông thôn, Q = 1,5 - 2,5 m3/ngày; 10 - 15% các dân tộc ít người, Q = 0,5 - 1 m3/ngày) và dùng trong tưới tiêu nông nghiệp.... Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn Tỉnh có khoảng 17.000 giếng đào với trữ lượng nước khai thác khoảng hơn 5.000 m3/ngày.

+ Điểm lộ và hệ thống tự chảy: là hình thức khai thác nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu ăn uống - sinh hoạt phổ biến đối với các dân tộc ít người, tại những nơi có điều kiện giao thơng khó khăn và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, với tổng trữ lượng khai thác khoảng 1304 m3/ngày.

Lượng nước được khai thác, sử dụng cho các mục đích khác nhau trên tồn Tỉnh được tính tốn và thể hiện ở Bảng 2.13, [18]. Từ Bảng 2.13, thấy rằng lượng nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ du lịch là khoảng 14347,5 m3/ngày, được khai thác từ các hệ thống giếng đào, giếng khoan, điểm lộ và hệ thống tự chảy. Còn lượng nước sử dụng cho tưới trong nông nghiệp là 59,63x106 m3 trên diện tích

Bảng 2.13. Lượng nước khai thác tỉnh Kon Tum Huyện, Huyện, Thành phố Lượng nước khai thác từ giếng đào (m3/ngày) Lượng nước khai thác từ LK m3/ngày) Lượng nước khai thác từ điểm lộ và hệ tự chảy (m3/ngày) Lượng nước dùng cho tưới tiêu (106m3) T.P. Kon Tum 1983,0 1295,5 201,0 16,95 H. Đăk Hà 2283,0 1066,0 112,0 5,95 H. Kon Plông 126,0 1063,0 252,0 2,94 H. Sa Thầy 437,0 1101,0 51,0 7,32 H. Đăk Tô 261,0 1084,0 129,0 11,30 H. Ngọc Hồi 83,0 1070,5 114,0 3,93 H. Đăk Glei 125,0 1065,5 445,0 11,24 Tổng 5298,0 7745,5 1304,0 59,63 Nguồn [18]

Nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác nhau đã được tính toán cụ thể trong Bảng 2.14, [18].

Bảng 2.14. Nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác nhau theo các năm

Mục đích sử dụng nước Nhu cầu nước theo các năm (106m3/năm)

2003 % 2005 % 2010 %

Tưới nông nghiệp 395,23 65,79 415,71 55,75 470,66 49,86

Sản xuất công nghiệp 173,27 28,84 293,92 39,41 410,6 43,50

Chăn nuôi 10,24 1,70 11,21 1,50 11,93 1,26

Thuỷ sản 5,71 0,95 5,84 0,78 6,08 0,64

Ăn uống cho nông thôn 3,27 0,54 3,89 0,52 4,54 0,48

Ăn uống cho đô thị 4,74 0,79 4,89 0,66 5,05 0,53

Dịch vụ, du lịch 8,24 1,37 10,26 1,38 35,11 3,72

Tổng 600,7 745,72 943,97

Nguồn [18]

Riêng đối với nhu cầu nước tưới, được tính tốn bằng phần mềm CROPWAT với số liệu thực tế đầy đủ và được tính chi tiết cho từng loại cây trồng trong cả năm và cho tất cả các loại cây trồng theo từng tháng trong năm.

Từ Bảng 2.14, thấy rằng nhu cầu nước tưới trong nông nghiệp và trong sản suất công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 93%). Nhu cầu nước tưới trong nơng nghiệp có xu hướng giảm (từ 65,79% năm 2003 xuống 49,86% năm 2010) mặc dù lượng nước sử dụng vẫn tăng. Trong khi đó, nhu cầu trong cơng nghiệp ngày càng lớn và có xu hướng tăng (28,84% năm 2003 lên 43,50% năm 2010). Các nhu cầu nước trong ăn uống, du lịch, thủy sản, chăn ni cũng có xu thế tăng, trong đó nhu cầu nước ăn uống-sinh hoạt chiếm tỷ trọng thấp nhất (khoảng 1%) và có sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị. Nguyên nhân là do sự phân bố dân số với mật độ không đều giữa các khu vực, sự đa dạng của thành phần dân tộc cùng với sự khác biệt về phong tục tập quán.

Qua đánh giá sự cân bằng giữa trữ lượng khai thác từ các nguồn nước và lượng nước dự báo cho các nhu cầu của Tỉnh chỉ ra rằng, mặc dù xét tổng thể thì trên tồn Tỉnh là chưa thiếu nước, nhưng nếu xét theo từng tháng trong các mùa vụ thì có những tháng bị thiếu nước, nhất là các tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Khi xét theo các huyện, xã thì có sự thừa - thiếu nước cũng khơng đồng đều, cịn nếu tính cân bằng lượng nước ở điều kiện tự nhiên (chưa có tác động của con người) thì có thể khẳng định rằng từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau, trên địa bàn Tỉnh là hoàn toàn thiếu nước đối với mọi loại cây trồng [18]. Nguyên nhân là thời điểm này là các tháng giữa và cuối mùa khơ, lượng nước mưa hầu như khơng có hoặc q ít trong khi đó lượng bốc hơi thì lại q cao.

Như vậy, nhu cầu sử dụng nước của Tỉnh là khá lớn và đang có xu hướng gia tăng, tình trạng thiếu nước cũng đã xảy ra cục bộ ở một số nơi, tại một số thời điểm. Trong khi nguồn nước mặt và nước mưa thường biến đổi theo mùa và giảm mạnh vào mùa khô, nguồn nước mặt cũng dễ bị ô nhiễm bởi các yếu tố bên ngồi thì nguồn nước dưới đất thường có khả năng cung cấp và chất lượng ổn định. Do đó, để đảm bảo nguồn nước cho Tỉnh trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai thì cơng tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất cần tập trung và đẩy mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ tiềm năng nước dưới đất tỉnh kon tum, tỷ lệ 1 100 000 (Trang 48 - 51)