Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.3. Thành phần dân tộc và tôn giáo
Tỉnh Kon Tum có một nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên với những phong tục tập quán riêng biệt, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Hiện nay, Tỉnh có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc: Kinh, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Ba Na, Gia Rai, B’râu, Rơ Măn (Bảng 2.10). Ngoài ra, cịn một số dân tốc ít người khác: HRê, Mường, Nùng, Tày, Thái, Sán Dìu, Sán Chay, Kor, Kờ Ho, Khơ Me, Chăm, Ê Đê, Cà Tu, Dao... Gần
đây, hiện tượng di dân tự do của ở vùng núi phía Bắc đã làm cho thành phần dân tộc ở Kon Tum càng trở nên phong phú, đồng thời làm tăng thêm các vấn đề phức tạp của xã hội (việc làm, y tế, quản lý tài nguyên rừng….). Về tôn giáo, trên địa bàn Tỉnh hiện có 4 tơn giáo chính đang hoạt động là Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành và Cao Đài.
Bảng 2.10. Các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Dân tộc Dân số
(Người - %)
Nơi sinh sống
Kinh 173000 - 46,1%,
Tập trung ở thành phố, thị trấn, dọc theo các đường giao thông và ở các nơi có đất đai bằng phẳng.
Xơ Đăng 94 000 - 25,1%
Phần lớn ở phía Bắc và phía Đơng thuộc các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Kon Plông… phân bố ở các vùng núi cao, nơi giao thông đi lại rất khó khăn.
Giẻ Triêng 29 000 - 8,1%,
Cư trú ở 2 huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi, phân bố ở các vùng núi cao, nơi giao thơng đi lại rất khó khăn.
Ba Na 48 000 - 12%,
Phía Nam thuộc thị xã Kon Tum, huyện Kon Rẫy, Đăk Hà, xen kẽ với người Gia Rai trong những vùng tương đối bằng phẳng.
Gia Rai 20 000 - 5,1%,
Cư trú ở huyện Sa Thầy và thị xã Kon Tum, xen kẽ với người Ba Na trong những vùng tương đối bằng phẳng.
B’râu Khoảng 350 Làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi Rơ Măm Khoảng 400 Làng Le xã Mô Rai, huyện Sa Thầy. Các dân tốc
ít người khác
20 000
Cư trú rải rác ở nhiều địa phương trong Tỉnh (từ các tỉnh khác di cư vào sinh sống trên địa bàn Tỉnh).