CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
2.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhận thức được vai trị quan trọng của khu vực kinh tế nơng nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, trong thời gian qua, huyện đã có nhiều chủ trương đầu tư cho các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các hành lang cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên ngành nông - thuỷ sản của huyện phát triển khá toàn diện.
Giá trị sản xuất nơng nghiệp – thủy sản tăng bình qn 3,4%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt 56,7%, chăn nuôi 35,7%, dịch vụ nông nghiệp 7,5% (năm 2010: 58,5% - 34,6% - 6,9%).
- Trồng trọt: Thực hiện chương trình sản xuất nơng - lâm nghiệp theo hướng
hàng hố giai đoạn 2010 - 2014, huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đồng thời đã trợ giá giống để đưa một số giống cây con có giá trị, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và tạo ra sản phẩm hàng hố góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Năm 2014 giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 130 triệu đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2010 (năm 2010 là 56,9 triệu đồng). Cây trồng chính là cây lúa ngồi ra cịn các cây hoa, rau màu khác như ngô, khoai, lạc, củ đậu, dưa hấu... Theo định hướng phát triển trồng trọt là giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích các loại cây rau màu, cây ngắn ngày và cây ăn quả trên địa bàn huyện đã hoàn thành quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung tại 6 xã khu C (gồm: xã
Bình Dân, xã Kim Tân, xã Cẩm La, xã Đồng Gia, xã Tam Kỳ, xã Đại Đức); (600 ha), vùng sản xuất rau (25 ha) theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Tam Kỳ; cơ bản xây
dựng xong nhãn hiệu tập thể Củ Đậu Kim Thành.
- Chăn nuôi – thủy sản: Những năm vừa qua, ngành chăn nuôi đã phát triển theo hướng khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên của Huyện và theo mơ hình sản xuất hàng hóa. Quy mơ các đàn lợn và gia cầm đều có xu hướng tăng. Đàn lợn những năm vừa qua phát triển khá ấn tượng, từ 42.640 con năm 2010 đến năm 2014 đã tăng lên 65.000 con. Đàn gia cầm cũng phát triển rất mạnh đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đó số lượng gà ni theo phương pháp cơng nghiệp tăng nhanh và có năng suất cao, nhiều hộ có quy mơ tới 1000 con gà, ni theo hình thức bán cơng nghiệp. Tồn huyện có 118 trang trại nuôi trồng thủy sản theo quy mô vừa và nhỏ. Chủ trang trại từng bước đưa một số giống cá cho năng suất, sản lượng thu hoạch cao, thời gian cho thu hoạch nhanh hơn vào nuôi trồng cùng với kỹ thuật thâm canh được nâng cao, do đó tình hình sản xuất thủy sản tồn huyện nhìn chung có xu hướng phát triển hơn nữa và đạt được những kết quả cao.
2.2.2.2. Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng
Với tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp rất lớn và thực hiện nghiêm túc các chính sách về khuyến khích đầu tư của TW, của tỉnh, tạo điều
kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, ưu tiên ngành cơng nghiệp có cơng nghệ cao, thân thiện mơi trường. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 17,5%/năm. Đến nay huyện đã có 02 khu cơng nghiệp;(Khu cơng nghiệp Lai
Vu, khu công nghiệp Phú Thái), 03 cụm công nghiệp; (Cụm CN Kim Lương, cụm CN Cộng Hòa, cụm CN Quỳnh Phúc)và 12 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
với diện tích trên 600 ha thu hút trên 150 dự án đầu tư vào địa bàn huyện với tổng số vốn đầu tư khoảng trên 6.000 tỷ đồng. Các ngành sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu là bao bì PP, giầy da, may mặc...Sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn huyện đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Tiểu thủ cơng nghiệp và làng nghề có bước phát triển vượt bậc, các ngành nghề truyền thống như đóng mới phương tiện tàu thủy, sản xuất vật liệu xây dựng, nghề mộc, làm hương, chế biến nông sản.... được duy trì và phát triển. Sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp làng nghề phát triển góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn, thu hút lao động tại chỗ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được quan tâm. Tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2010 – 2014 ước đạt 816 nghìn tỷ đồng. Thực hiện xây dựng một số cơng trình cơ bản của huyện: Cải tạo nâng cấp đường nội thị; đường vào nghĩa trang nhân dân đô thị Phú Thái; đường Ngũ Phúc – Kim Xuyên; đường tránh thị trấn Phú Thái; Cầu An Thành; Hệ thống thoát nước Lai Vu; Hội trường UBND huyện… Đầu tư nâng cấp, sửa chữa và làm mới 123 km đường giao thông nông thôn; xây dựng 27 km giao thông nội đồng; xây mới và sửa chữa nâng cấp 289 phịng học, 50 cơng trình phụ trợ trường học…
2.2.2.3. Kinh tế dịch vụ – thương mại
Nông nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, đời sống nhân dân được nâng cao là động lực thúc đẩy ngành kinh tế dịch vụ phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Ngồi những hoạt động dịch vụ có truyền thống lâu đời như dịch vụ thương nghiệp, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn
thơng, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế...thì các loại hình dịch vụ phù hợp với nhịp sống hiện đại cũng phát triển nhanh như: dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ giải trí, thể thao, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế xây dựng....Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 4.700 người kinh doanh trên lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn và nhà hàng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành đạt 17,5%/năm. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ được tăng cường, thường xuyên kiểm tra chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại góp phần đảm bảo cho mơi trường kinh doanh ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kích thích kinh tế trên địa bàn huyện phát triển.
2.2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
a/ Thực trạng phát triển khu đô thị
Thị trấn Phú Thái với tổng diện tích hành chính 232.4 ha, chiếm 4.8% tổng diện tích tồn huyện, mật độ dân số bình qn 2.374 người/km2 cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác trên địa bàn huyện. Thị trấn Phú Thái là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan của huyện. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu chức năng đơ thị đã dần hồn thiện. Bộ mặt đơ thị có bước chuyển biến rõ rệt. Khối lượng xây dựng nhà ở, cơng trình cơng cộng, cơ sở hạ tầng… cũng tăng lên khá nhanh. Ở khu vực này, dịch vụ thương mại phát triển mạnh đã góp phần quan trọng trong việc tăng giá trị sản xuất của huyện.
Trong giai đoạn tới, để hồn chỉnh hệ thống đơ thị của huyện, xứng đáng với vai trò là trung tâm, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các cơng trình phúc lợi cơng cộng.
b/ Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện ở tập trung thành thơn, xóm gần các tuyến đường thuận tiện cho sản xuất và lưu thơng hàng hố. Mật độ dân số các khu dân cư phân bố tương đối đồng đều, nằm tập trung ở các khu vực trung tâm, các vùng sản xuất nơng nghiệp. Có một số điểm dân cư mới hình thành mang dáng dấp đơ thị, cịn lại vẫn mang nét làng quê truyền thống, nhà ở kết hợp với vườn cây, ao cá tạo không gian thoáng mát.
Trong những năm gần đây, diện mạo khu dân cư nơng thơn có nhiều thay đổi theo hướng đi lên, nhà cửa được xây dựng kiên cố khang trang hơn, hệ thống giao thông, điện sinh hoạt, các cơng trình cơng cộng phúc lợi khác như văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao... được đầu tư xây dựng ngày càng hồn chỉnh hơn, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2.2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a/ Giao thông
Kim Thành có mạng lưới giao thơng tương đối phong phú và đa dạng bao gồm đường bộ, đường thủy và đường sắt.
*. Đường bộ
Mạng lưới giao thông đường bộ gồm Quốc lộ 5A, tỉnh lộ 388; tỉnh lộ 389, đường huyện quản lý, đường liên xã, liên thôn, đường giao thông nông thôn... với tổng chiều dài hơn 1000 km, trong đó Quốc lộ 5A dài 17,5 km, tỉnh lộ có 16,5 km, huyện lộ có 35,6 km, đường xã có 58,79 km, đường thơn xóm có 369.388 km.
Cụ thể các tuyến giao thơng chính của huyện như sau:
+ Quốc lộ 5A chạy qua địa bàn huyện dài 17,5km, toàn bộ số km Quốc lộ 5A đều được nhựa kiên cố và đạt tiêu chuẩn cấp II đường đồng bằng.
+ Đường tỉnh: Huyện Kim Thành có 2 tuyến đường tỉnh là tỉnh lộ 388 và tỉnh lộ 389 với chiều dài 16,5 km, toàn bộ đường tỉnh đã được rải nhựa kiên cố và đạt tiêu chuẩn cấp IV đường đồng bằng, cụ thể:
- Tỉnh lộ 389: Đoạn từ Quốc lộ 5A đến phà Mây dài 2,5km.
- Tỉnh lộ 388: Đoạn từ thị trấn Phú Thái đến Ngọ Dương dài 14km.
+ Hệ thống đường huyện: Kim Thành có 5 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 35,6 km, nối trung tâm huyện với các xã và thị tứ, trong đó có 31,1 km đã được láng nhựa kiên cố; 3,7 km rải đá dăm; 0,8 km bê tơng hóa.
+ Đường liên xã: tổng chiều dài 58,79 km, trong đó có 23,8 km đã được láng nhựa kiên cố; 9,7 km rải đá dăm; 0,8 km bê tơng hóa và 12,6 km đường bê tơng.
+ Đường thơn, xóm: tổng chiều dài 369,39 km đã bê tơng hóa; rải đá dăm hoặc kết cấu khác.
* Đường sắt
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 17,5 km, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển, trao đổi hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Hải Dương và các tỉnh khác. Tuy nhiên chất lượng hệ thống đường sắt hiện nay còn hạn chế do được xây dựng từ lâu. Lượng hành khách và hàng hóa lưu chuyển qua 2 ga Phạm Xá và Phú Thái thấp, chưa xứng tầm với tiềm năng và nhu cầu của người dân.
* Đường thủy
Ngoài mạng lưới giao thơng đường bộ, đường sắt, Kim Thành cịn có mạng lưới giao thông đường thủy với tổng chiều dài các tuyến sông được sử dụng vào mục đích vận tải là 55 km. Các hoạt động khai thác trên hệ thống sơng hình thành tự phát, phương tiện chỉ dẫn chưa được hiện đại hóa, luồng lạch chưa được nạo vét thường xuyên nên hạn chế khả năng lưu thông.
b/ Thủy lợi
- Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện gồm hệ thống kênh tưới, tiêu, hệ thống đê, cống, trạm bơm khá hồn thiện. Diện tích được tưới, tiêu chủ động ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, cần đầu tư, nâng cấp một số tuyến kênh, trạm bơm.
c/ Y tế, giáo dục
*. Y tế: Cơng tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được thực hiện tốt, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư cơ sở được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội nguc cán bộ y tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cộng đồngcủa địa phương của giai đoạn hiện tại. Hiện tại viện có một bệnh viện đa khoa, một trung tâm y tế với tổng diện tích đất y tế tồn hiện là 8,8 ha, trong đó có 21/21 trạm đã xây dựng đạt chuẩn, 21/21 trạm y tế có bac sĩ công tác, tye lệ bác sĩ 4.2 bác sỹ trên 1 vạn dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng tác y tế cịn một số hạn chế. Chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ở một số lĩnh vực còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các đơn vị sự nghiệp, trạm y tế xã cần được đầu tư, nâng cấp.
* Giáo dục: Chuyển đổi mơ hình 21 trường mầm non và trường THPT Kim Thành II từ hệ bán công sang hệ công lập; xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao THCS Phú Thái. Huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và phổ cập THCS. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng và cơ cấu, 100% có trình độ đạt chuẩn. Cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị giáo dục từng bước được chuẩn hóa, hiện đại. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 86%. Đến hết năm 2014 tồn huyện có 36 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó: Mầm non 7 trường, tiểu học 18 trương, THCS 9 trường, THPT 2 trường.
d/ Văn hóa, thể dục thể thao
Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngày càng phong phú. Đến nay, số làng được cơng nhận Làng văn hóa là 52 làng; Các lĩnh vực hoạt động quần chúng, thông tin cổ động, biểu diễn, văn nghệ quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa được xây dựng tương đối đồng bộ.
Phong trào rèn luyện sức khỏe, thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên toàn địa bàn huyện. Hiện nay có 12/21 xã có sân vận động trung tâm xã, 95% số thơn, khu dân cư có sân thể thao vào điểm vui chơi.
e/ Bưu chính viễn thơng
Mạng lưới bưu chính, viễn thơng của huyện những năm qua luôn được nâng cấp, đáp ứng công tác thơng tin liên lạc và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, 21/21 xã, thị trấn của huyện có đường dây điện thoại. Mạng lưới thơng tin bưu chính về phát hành báo chí được tổ chức từ huyện đến xã, thơn. Các loại hình dịch vụ internet, cơng nghệ, dịch vụ kỹ thuật bước đầu được quan tâm, song việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất và kinh doanh còn hạn chế.
f/ Quốc phòng, an ninh
Cơng tác qn sự địa phương đã có nhiều tiến bộ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Cơng tác bồi dưỡng kiến thức quốc phịng cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở và lực lượng dự bị động viên được quan tâm hàng năm. Lực lượng quân sự huyện luôn thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện.
Cơng tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thường xuyên được quan tâm chỉ đạo thực hiện nên trong những năm qua tình hình an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội luôn được giữ vững và ổn định.
2.2.2. Đánh giá chung
2.2.2.1. Thuận lợi, lợi thế
- Huyện Kim Thành có vị trí thuận lợi, trên địa bàn huyện có các tuyến đường giao thơng huyết mạch của tỉnh và của vùng chạy qua tạo điều kiện cho huyện thu hút đầu tư tiếp nhận khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất một cách nhanh chóng, giao lưu thơng thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác, đặc biệt là hàng nông sản thực phẩm.
- Điều kiện địa hình bằng phẳng, nguồn nước ngọt dồi dào, đất đai phì nhiêu