Cấu trúc dữliệu thông tin lớp Ranh giới đất trồng lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong quản lý đất trồng lúa huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 101 - 107)

STT FieldName Alias Datatype Length Precision

1 UUID Mã định danh

2 Maxa Mã đơn vị hành chính xã Text 5

3 DienTich Diện tích Real 1

4 DiaChi Địa danh Text 150

5 DienTichPhapLy Diện tích pháp lý Real 1

Hình 3.16: Lớp Ranh giới đất trồng lúa

3.4.2.3 Biên tập nội dung và trình bày dữ liệu

Biên tập trình bày cơ sở dữ liệu đất trồng lúa theo đơn vị hành chính cấp xã. Các yếu tố bản đồ được trình bày theo Phụ lục 04 của Thơng tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất)

Hình 3.17: Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa xã Cộng Hòa, huyện Kim Thành

3.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa huyện Kim Thành từ nguồn bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện trạng sử dụng đất

3.5.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất trồng lúa được xây dựng từ nguồn dữ liệu là bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thiết kế quản lý theo đơn vị hành chính cấp xã. Mức độ quản lý thông tin đồ họa chi tiết theo khoanh vùng loại đất thêm mục đích sử dụng trên bản đồ hiện trạng; dữ liệu thuộc tính quản lý theo bảng số liệu thống kê, kiểm kê cấp xã

3.5.2 Các bước thực hiện

3.5.2.1. Thu thập số liệu

a) Thu thập tài liệu

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã;

- File số liệu thống kê, kiểm kê đất đai đối với đất trồng lúa năm 2014 theo đơn vị hành chính cấp xã;

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã được phê duyệt;

- Các tài liệu khác có liên quan (Bản trích đo hiện trạng đã được phê duyệt các dự án có ảnh hưởng đến diện tích đất trồng lúa).

b) Phân tích đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng:

- Kiểm tra phân loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo thời điểm thành lập, định dạng lưu trữ và cơ sở toán học;

- Kiểm tra sự tương quan giữa các loại tài liệu. Lựa chọn tài liệu nền phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa;

- Nắn chuyển bản đồ về hệ tọa độ VN-2000 trong trường hợp hệ tọa độ bản đồ chưa phải là VN-2000.

c) Chỉnh lý bản đồ

- Cập nhật, bổ sung các khoanh đất trồng lúa theo các tài liệu đo đạc lên bản đồ hiện trạng (trích đo hiện trạng giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất);

- Bổ sung các đối tượng quy hoạch từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất có liên quan đến diện tích đất trồng lúa lên bản đồ nền theo yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính (chỉ giới quy hoạch, hành lang an tồn cơng trình, vùng quy hoạch…).

3.5.2.2 Xây dựng dữ liệu không gian

- Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian nền địa lý trong CSDL đất trồng lúa với nội dung tương ứng trong bản đồ địa chính để tách, lọc các đối tượng cần thiết.

Chuẩn hóa các lớp đối tượng khơng gian trên bản đồ nền chưa phù hợp với yêu cầu của cơ sở dữ liệu đất trồng lúa:

- Phân lớp các đối tượng trên bản đồ nền thu thập;

- Kiểm tra, sửa lỗi quan hệ giữa các đối tượng trên bản đồ nền theo quy định (quan hệ vùng - vùng, đường - vùng, đường - đường);

- Vẽ các đối tượng chưa có trên bản đồ nền nhưng có cơ sở xác định (ví dụ tim cầu giao thơng khơng có trong bản đồ nền nhưng có thể xác định được bằng cách vẽ đường trung tuyến giữa hai vai cầu giao thơng)

- Rà sốt chuẩn hóa thơng tin thuộc tính cho từng đối tượng khơng gian bản đồ nền theo quy định cơ sở dữ liệu đất trồng lúa (tên địa danh, sơn văn, thủy văn, cầu, điểm kinh tế văn hóa xã hội, tên đường…). Những đối tượng này không được trùng nhau nếu cùng ghi chú cho một đối tượng. Ví dụ: một điểm tọa độ địa chính chỉ có một nhãn ghi chú duy nhất.

3.3.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu

Sử dụng phần mềm ArcGIS, đưa dữ liệu vào các lớp dữ liệu từ shapefile thuộc tính và shapefile khơng gian bằng cách truy vấn theo level.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu không gian được thực hiện cụ thể với từng nhóm đối tượng như sau:

a. Lớp Khoanh đất hiện trạng

Đối tượng không gian hiện trạng sử dụng đất được thu nhận là các khoanh đất hiện trạng sử dụng các loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất (không bao gồm các đối tượng giao thông, thủy hệ dạng vùng).

Các trường thông tin cho lớp Khoanh đất hiện trạng:

Bảng 3.9: Cấu trúc dữ liệu thông tin lớp Khoanh đất hiện trạng

STT FieldName Alias Datatype Length Precision

1 UUID Mã định danh

2 Maxa Mã đơn vị hành chính xã Text 5

3 DienTich Diện tích Real 1

4 KyHieuLoaiDat Ký hiệu loại đất Text 10

5 MauLoaiDat Mã màu Interger

6 NamThanhLap Năm thành lập Text 4

b. Lớp Địa Danh

Tên gọi của đối tượng được thu nhận theo tài liệu thu thập. Bao gồm địa văn, sơn văn, thủy văn, địa danh hành chính, xứ đồng. Lớp địa danh được thu nhận từ đối tượng địa danh, ghi chú dạng text trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số.

Các trường thông tin cho lớp Địa danh:

Bảng 3.10: Cấu trúc dữ liệu thông tin lớp Địa danh

STT FieldName Alias Datatype Length

1 UUID Mã định danh

2 Maxa Mã đơn vị hành chính xã Text 5

3 Ten Tên địa danh Text 50

4 LoaiDiaDanh Loại địa danh Interger

c. Lớp Điểm kinh tế văn hóa xã hội

Là kiểu đối tượng dạng ký hiệu (cell) xác định vị trí của các điểm kinh tế, văn hóa, xã hội. Lớp điểm kinh tế, văn hóa, xã hội được thu nhận từ đối tượng tương ứng trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số bao gồm tên cơng trình và danh từ chung.

Các trường thông tin cho lớp Điểm Kinh tế văn hóa xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong quản lý đất trồng lúa huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 101 - 107)