Diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 theo các quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong quản lý đất trồng lúa huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 77 - 96)

Bảng 2 .9 Diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 theo đề xuất

Bảng 2.10 Diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 theo các quy hoạch

trên địa bàn các xã, thị trấn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dƣơng

Đơn vị tính: ha TT Đơn vị hành chính Quy hoạch ANLT QHSDĐ cấp huyện Đề xuất cấp xã Kết quả rà soát (dự kiến bảo vệ) 1 Lai Vu 35 37,41 38,18 29 2 Cộng Hòa 110 119,38 96,87 115 3 Thượng Vũ 140 142,82 125,89 147 4 Cổ Dũng 145 163,87 96,8 175 5 Tuấn Hưng 310 313,85 245,03 322 6 Việt Hưng 135 146,76 146,71 147 7 Kim Xuyên 315 328,97 295,34 318 8 Phúc Thành 130 133,07 147,93 133 9 Phú Thái - - - - 10 Kim Lương 160 131,03 119,1 130 11 Kim Anh 255 237,13 242,06 226 12 Kim Khê 165 165,82 166,04 177 13 Kim Đính 170 176,82 148,69 177 14 Ngũ Phúc 350 348,94 324,9 362 15 Kim Tân 460 469,42 394,56 459 16 Bình Dân 187 175,40 178,86 182 17 Liên Hòa 439 428,44 442,37 454 18 Cẩm La 160 176,35 176,75 176 19 Đồng Gia 231 218,74 224,86 225 20 Đại Đức 380 374,21 391,52 374 21 Tam Kỳ 273 278,89 233,65 241 Toàn huyện 4.550 4.567,32 4.236,11 4.567

2.3.4. Đánh giá chung

2.3.4.1. Về hiện trạng, biến động sử dụng đất trồng lúa

a) Mặt được:

- Phần lớn diện tích đất trồng lúa của huyện Kim Thành được canh tác 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa kết hợp với vụ màu. Trong sản xuất lúa, cơ cấu trà, giống trên địa bàn huyện được thay đổi theo hướng tiến bộ, tỷ lệ lúa lai, lúa chất lượng tăng cao

- Cơ sở vật chất cho hệ thống sản xuất giống lúa luôn được quan tâm đầu tư; quy hoạch vùng giống nhân dân đã ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống lúa lai, lựa chọn các giống lúa lai, lúa thuần, lúa chất lượng cao để đưa vào sản xuất.

- Đất trồng lúa có xu hướng biến động giảm trong 14 năm qua. Tuy nhiên do người dân đã biết vận dụng những tiến bộ và thành tựu của khoa học công nghệ trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và trong sản xuất lương thực nói riêng như ở các khâu: giống, phân bón, gieo trồng, bảo vệ thực vật, thu hoạch, làm đất,... nên năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng liên tục qua các năm.

- Tốc độ giảm đất trồng lúa đã được cải thiện rõ rệt qua từng giai đoạn và đang có xu hướng chững lại. Điều này cho thấy quỹ đất trồng lúa vẫn nằm trong tầm kiểm sốt và có nhiều tín hiệu khả quan trong việc bảo vệ quỹ đất trồng lúa.

b) Tồn tại, vướng mắc:

- Bình qn diện tích đất trồng lúa thấp, đất đai còn manh mún nên chưa tạo được điều kiện, cơ sở để xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

- Trong sản xuất lúa, cơ cấu tuy đã có sự thay đổi nhưng chưa rõ nét. Phát triển lúa lai, lúa chất lượng không đồng đều giữa các xã.

- Thu nhập từ sản xuất lúa rất thấp nên người dân có ruộng khơng mặn mà với việc canh tác lúa, nảy sinh tâm lý muốn chuyển đổi hoặc bỏ ruộng.

- Do nằm trên trục Quốc lộ 5, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một trong những khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất cả nước nên nhu cầu đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng, đô thị của huyện Kim Thành là rất lớn đang gây ra áp lực gay gắt giữa việc đảm bảo quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội

với việc giữ đất trồng lúa.

2.3.4.2. Về thực trạng quản lý, sử dụng đất trồng lúa

a) Mặt được:

- Hồ sơ quản lý đất trồng lúa tương đối đầy đủ, cơ sở dữ liệu địa chính tương đối đồng bộ dựa trên cơ sở đo đạc địa chính chính quy, tỷ lệ VN-2000 và vừa mới được đo nên phục vụ khá tốt cho việc thống kê, kiểm kê đất đai và quản lý quỹ đất trồng lúa của địa phương.

- Sổ mục kê đất đầy đủ tại các xã, thị trấn là nguồn dữ liệu quan trọng để nắm toàn bộ quỹ đất trồng lúa đến từng thửa, từng chủ sử dụng đất cũng như phục vụ tốt cho công tác cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Công tác thống kê, kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã được quan tâm, là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch các ngành, lĩnh vực trong huyện và trên địa bàn các xã, thị trấn.

- Việc quy hoạch, bảo vệ quỹ đất trồng lúa được quan tâm từ tỉnh đến huyện và cấp xã. Đặc biệt ở cấp tỉnh, Hải Dương là một trong số ít những tỉnh đi đầu trong cơng tác quy hoạch quỹ đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực theo yêu cầu của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ.

b) Tồn tại:

- Cơng tác lưu trữ, theo dõi, cập nhật biến động đất trồng lúa chưa được coi trọng, nhiều đơn vị hành chính cấp xã thiếu sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai; một số xã tuy được trang bị đầy đủ những sổ này nhưng việc cập nhật lại không được thực hiện thường xuyên nên số liệu giữa thống kê, kiểm kê đất đai so với thực tế cịn có sự sai lệnh.

- Việc chuyển đất lúa sang trồng màu, cây ăn quả, thủy sản trước đây ở một số xã, đặc biệt là khu vực bãi ngoài đê các xã: Tam Kỳ, Đại Đức, Kim Tân, Bình Dân, Thượng Vũ, Lai Vu,... đến nay vẫn chưa thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết đã gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý đất trồng lúa tại địa phương, nhất là công tác thống kê, kiểm kê và quy hoạch sử dụng đất.

CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT TRỒNG LÚA HUYỆN KIM THÀNH,

TỈNH HẢI DƢƠNG

3.1. Giới thiệu chung về phần mềm ArcGIS

Phần mềm ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thông tin địa lý của Viện nghiên cứu môi trường Mỹ (ESRI – Environmental Systems Research Institute). ArcGIS mang lại cho người sử dụng khả năng quản lý, truy vấn và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng, rất thuận tiện trong việc thao tác, ứng dụng.

ArcGIS là một phần mềm GIS có thể đồng thời quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. ArcGIS có thể trao đổi dữ liệu đồ họa với các phần mềm đồ họa khác, ngồi ra ArcGIS cịn được sử dụng để nắn ảnh, số hoá các đối tượng trên nền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.

Hệ thống ArcGIS là một bộ tích hợp các sản phẩm phần mềm với mục tiêu xây dựng một hệ thống thơng tin địa lý (GIS) hồn chỉnh. Hệ thống này có thể thực hiện các chức năng về GIS trên máy trạm, server, dịch vụ web hay thiết bị di động. Các kỹ thuật này cho phép người dùng có được các cơng cụ quản lý một hệ thống GIS phức tạp.

ArcGIS sử dụng những mơ hình dữ liệu GIS thơng minh cho trình bày dữ liệu địa lý và cung cấp tất cả những công cụ cần thiết để tạo ra và làm việc với dữ liệu địa lý như: biên tập và tự động hoá dữ liệu, quản lý dữ liệu, quản lý siêu dữ liệu, phát triển dữ liệu và ứng dụng nó trên mạng Internet…

Những ƣu điểm nổi trội của ArcGIS

- Tính tương thích cao - Mạnh về Topology

- Là hệ thống đa chức năng - Tính mềm dẻo

- Tạo ứng dụng thơng qua giao diện Web

Hình 3.1: Hê ̣ thớng ArcGIS

3.1.1. ArcGIS Desktop

ArcGIS Desktop: gồm ArcReader, ArcView, ArcEditor, ArcInfo – Một bộ sản phẩm phần mềm có tính mở rộng cao. Mặc dù hệ thống phần mềm được quản lý license tách biệt giữa ArcView, ArcEditor và ArcInfo nhưng hệ thống phần mềm này có cùng các ứng dụng, giao diện người dùng và môi trường phát triển. Mỗi sản phẩm cung cấp các chức năng về GIS và được phân cấp từ ArcReader, ArcView, ArcEditor, chức năng đầy đủ nhất là ArcInfo. Cách quản lý sản phẩm và tính kết hợp động giữa các sản phẩm này cho phép thực hiện các thao tác mềm dẻo cho người dùng cuối.

Các phầm mềm mở rộng được kết hợp với ArcGIS Desktop có khả năng chia sẻ ứng dụng đồng thời trên ArcView, ArcEditor và ArcInfo. Sự sắp xếp các công cụ mở rộng (ArcGIS Extention) phụ thuộc vào chức năng của từng ứng dụng ArcGIS Desktop. Một trong những thuận lợi chính của khả năng chia sẻ các công cụ mở rộng này là khả năng chạy đồng thời các sản phẩm ArcGIS mở rộng trên các phần mềm ArcGIS Desktop.

ArcGIS Desktop bao gồm một hệ kết hợp với ba ứng dụng chính: ArcMap, ArcCatalog và ArcToolbox.

3.1.1.1. ArcCatalog

ArcCatalog: dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý + Tạo mới một cơ sở dữ liệu

+ Explore và tìm kiếm dữ liệu

+ Xác định hệ thống toạ độ cho cơ sở dữ liệu

3.1.1.2. ArcMap

ArcMap để xây dựng , hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ + Tạo các bản đồ từ rất nhiều dữ liệu các dữ liệu khác nhau,

+ Truy vấn dữ liệu khơng gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa các đối tượng không gian

+ Tạo các biểu đồ + Hiển thị trang in,...

3.1.1.3. ArcToolbox

ArcToolbox cung cấp các cơng cụ để xử lý khơng gian, phân tích GIS, xuất – nhập các dữ liệu từ các định dạng khác nhau như MapInfor, MicroStation, AutoCAD,...

Ngồi ra, ArcGIS cịn cung cấp các module mở rộng cho phép thực hiện các chức năng chuyên sâu như phép phân tích raster, phân tích 3 chiều, phân tích mạng lưới,... Các module mở rộng bao gồm:

- 3D Analyst: Quan sát và phân tích 3 chiều

- ArcScan: Chuyển đổi dữ liệu bản đồ ảnh thành vector

- Data Interoperability: Đọc, chuyển đổi và xuất các dạng dữ liệu trực tiếp - Geostatistical Analyst: Công cụ thống kê cho việc phân tích, mơ hình hóa và nội suy

- Maplex: Thể hiện nhãn và chú thíchttreen bản đồ tự động với chất lượng cao - Network Analyst: Cơng cụ phân tích mạng lưới

- Publisher: Xuất bản dữ liệu GIS và bản đồ

- Schematics: Tự động tạo ra mơ hình mạng ngun lý từ các số liệu có tính mạng lưới

- Spatial Analyst: Phân tích khơng gian nâng cao sử dụng phương pháp raster và vector

- Tracking Analyst: Quan sát và phân tích dữ liệu thay đổi theo thời gian.

Nguồn dữ liệu, khuôn dạng dữ liệu và tổ chức dữ liệu trong ArcGIS:

ArcGIS tổ chức và lưu trữ thông tin dưới dạng các lớp dữ liệu không gian. Mỗi một lớp dữ liệu bao gồm các trường thuộc tính giống nhau.

Dữ liệu trong ArcGIS được chia thành các dạng:

* Mơ hình dữ liệu Vector

Mơ hình dữ liệu vector mơ tả đối tượng không gian dưới dạng các lớp dữ liệu dạng: điểm (point), đường (line) và vùng (polygon):

- Điểm: được xác định bởi một cặp tọa độ (x,y) hay bộ ba (x,y,z) với z là giá trị biểu diễn cho độ cao. Điểm không xác định hướng cũng như khơng có kích

- Đường: được xác định bởi một tập hợp các cặp tọa độ (các điểm). Một đường sẽ có hướng và độ dài.

Trong ArcGIS, hai điểm đầu và cuối của đường được gọi là node, các điểm nằm giữa hai node xác định hình dạng của đường và được gọi là các vertex.

- Vùng: được xác định bởi một tập hợp các tọa độ khai báo cho đường bao của một vùng. Một vùng có thể đo được diện tích.

Một đối tượng khơng gian có thể được thể hiện dưới dạng một điểm, một vùng tùy thuộc vào tỷ lệ của bản đồ

ArcGIS sử dụng ba mơ hình vector để biểu diễn dữ liệu là: coverage, shapfile và geodatabase, đồng thời lưu dữ liệu trong các đối tượng dưới dạng khơng gian và thuộc tính.

Shape files: lưu trữ cả dữ liệu khụng gian lẫn dữ liệu thuộc tính. Tuỳ thuộc vào các loại đối tượng khơng gian mà nó lưu trữ, Shape files sẽ được hiển thị trong ArcCatolog bằng 1 trong 3 biểu tượng sau: điểm, đường và vùng.

Về thực chất shape file không phải là 1 file mà là 5-6 file có tên giống nhau nhưng đi khác nhau. 4 file quan trong nhất của shape file là các file có đi:

*.shp – chứa các đối tượng khơng gian (Geometry) *.dbf – bảng thuộc tính

*.shx – chỉ số để liên kết đối tượng với bảng thuộc tính *.prj – xác định hệ quy chiếu của shape file

Coverages: lưu trữ cỏc dữ liệu khụng gian, thuộc tính và topology. Các dữ liệu không gian được hiển thị ở dạng điểm, đường, vùng và ghi chú. GeoDatabase: là một CSDL được chứa trong một file có đi là *.mdb. Khác với shape file, GeoDatabase cho phép lưu giữ topology của các đối tượng. Cấu trúc của GeoDatabase như sau:

Hình 3.3: Cấu trúc GeoDatabase * Mơ hình dữ liệu Raster: * Mơ hình dữ liệu Raster:

Mơ hình dữ liệu raster biểu diễn đối tượng khơng gian bới một tập hợp các ơ ảnh hình vng và có kích thước nhất định gọi là cell hoặc pixel. Vị trí của đối tượng được xác định bởi vị trí của các ơ vuông theo trật tự hàng và cột. Mỗi ô ảnh chứa thơng tin giá trị của một thuộc tính nào đó của đối tượng như: độ cao, nhiệt độ, giá trị phổ,...

Mơ hình dữ liệu raster thường được dùng để mô tả một bề mặt liên tục trong không gian.

Dữ liệu raster bao gồm các loại ảnh – image (ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, ảnh quét dùng để số hóa,...) và grid (dùng để phân tích và lập mơ hình)

* Mơ hình dữ liệu TIN (Triangular Irregular Networks)

Mơ hình dữ liệu TIN mơ tả đối tượng bề mặt bởi một mạng lưới các tam giác bất quy tắc. Mạng lưới tam giác bất quy tắ này được xây dựng bởi một tập hợp các điểm nối với nhau bởi tập hợp các cạnh. Mơ hình TIN thích hợp để mơ tả các bề mặt có diện tích nhỏ và yêu cầu độ chính xác cao như trong các lĩnh vực kỹ thuật.

Feature Dataset GeoDatabase

Feature Dataset Feature Dataset

Feature Class Feature Class Feature Class

* Dữ liệu dạng bảng

ArcGIS cho phép kết nối trực tiếp với các dữ liệu dạng bảng và kết nối dữ liệu không gian với dữ liệu bảng biểu (thuộc tính).

3.2. Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa huyện Kim Thành

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất trồng lúa để giám sát và quản lý đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực huyện Kim Thành

- Tích hợp, đồng bộ cơ sở dữ liệu đất lúa thành phần của các xã, huyện, tỉnh, thành phố vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;

- Làm cơ sở cho việc xây dựng các quy chế cập nhật, khai thác, vận hành hệ thống lâu dài đảm bảo tính đồng bộ, trách nhiệm, đúng thẩm quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hệ thống từ cấp Trung ương đến các địa phương.

- Làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ việc quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu.

3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu đất trồng lúa huyện Kim Thành

3.3.1. Nội dung cơ sở dữ liệu đất trồng lúa huyện Kim Thành

Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa lưu trữ các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đất trồng lúa và là một thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa bao gồm 2 khối thơng tin chính là dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính, bao gồm các lớp thông tin sau:

- Lớp dữ liệu nền (bao gồm các lớp ranh giới hành chính các cấp, lớp giao thông, lớp thủy hệ, địa danh…);

- Nhóm lớp hiện trạng đất trồng lúa;

- Dữ liệu về ranh giới đất trồng lúa cần bảo vệ; đất trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Nhóm dữ liệu về ranh giới đất trồng lúa cần bảo vệ; đất trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt sẽ được cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu đất trồng lúa trong quá trình xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.

dụng đất, bản đồ quy hoạch phát triển nông thông mới…).

Cơ sở dữ liệu đất trồng lúa xây dựng đến đơn vị hành chính cấp xã, nhằm mục đích quản lý, giám sát chặt chẽ diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS trong quản lý đất trồng lúa huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 77 - 96)