TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp MABC (marker assisted backcrossing) nhằm chọn tạo giống lúa chịu mặn 21 (Trang 34)

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống nhận gen: là giống AS996 hạt dài, ngắn ngày, chất lượng gạo trung

bình, năng suất khá cao được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Giống cho gen là: giống FL478 được nhập nội từ Viện Nghiên cứu Lúa Quốc

tế, mang Locut gen chịu mặn Saltol. Vùng Locut gen Saltol ở giống FL478 với vị trí từ 10,6 đến 11,5 Mb trên NST số một gồm một số QTL quy định 45%-60% tính chống chịu mặn ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa, chúng đóng vai trị đặc biệt trong việc điều khiển tính nội cân bằng giữa tỉ lệ Na+/K+ cùng với sự có mặt của các allen khác của giống gốc Pokkali trong vùng Locut gen Saltol đã được các nhà khoa học tại IRRI chứng minh là sẽ mang phần lớn tính chống chịu mặn có thể dùng được cho các chương trình chọn tạo giống bằng sinh học phân tử [3].

Giống lúa đối chứng nhiễm (giống mẫn cảm với điều kiện mặn) trong thí nghiệm đánh giá tính chịu mặn là giống IR29 nhập nội từ IRRI.

Hóa chất: 500 chỉ thị SSR trải đều trên 12 NST của lúa (Hãng Bioneer – Hàn Quốc); các hóa chất cho PCR (Hãng Fermentas – Mỹ); hóa chất tách chiết AND (Hãng Sigma – Mỹ); hóa chất chạy gel (Hãng Merk – Đức)

Thiết bị máy móc sử dụng thuộc bộ mơn Sinh học Phân tử - Viện Di truyền Nông nghiệp.

Phần mềm GGT2.0 để phân tính gen của các cá thể tái tổ hợp. Thời gian thực hiện: năm 2012 -2014.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Sàng lọc chỉ thị đa hình giữa hai giống bố mẹ trên 12 nhiễm sắc thể.

Sử dụng chỉ thị phân tử liên kết gen chịu mặn Saltol để chọn lọc các dòng

mang gen chịu mặn Saltol trong các thế hệ quần thể BC1F1, BC2F1, BC3F1.

Sử dụng chỉ thị phân tử nằm về hai phía gen Saltol để chọn lọc dịng tái tổ hợp trong các thế hệ quần thể BC1F1, BC2F1, BC3F1.

Chọn lọc các dòng mang gen chịu mặn và chứa phần lớn nền di truyền của giống nhận gen AS996 bằng chỉ thị phân tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp MABC (marker assisted backcrossing) nhằm chọn tạo giống lúa chịu mặn 21 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)