2.2. Địa hình và quá trình địa mạo
2.2.1. Khái quát địa hình khu vực
Đặc điểm địa hình khu vực đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc phân bố năng lượng dòng chảy, hướng dịng chảy, thốt nước của các con sơng. Đặc biệt với khu vực đồng bằng Hà Nội, địa hình dốc thoải theo hướng tây bắc – đơng nam sẽ định hướng các con sông di chuyển theo chiều hướng ra biển. Đặc điểm khu vực đồng bằng bãi bồi sẽ khiến dịng sơng biến dạng liên tục trong phạm vi các đai uốn khúc. Chính khu vực đồng bằng này sẽ là vùng còn tồn tại nhiều dấu ấn của các con sơng. Để nhìn nhận được vai trị của địa mạo với hoạt động xói lở, bồi tụ hay tổng quát hơn là biến động của các dịng chảy ở đồng bằng sơng Hồng, cần phân tích các điều kiện địa mạo của khu vực rộng hơn, có liên quan với các q trình xảy ra tại khu vực sơng Đáy, sơng Nhuệ.
Về khái quát, địa hình thành phố Hà Nội có hướng nghiêng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, phù hợp với bề dày tăng dần của các thành tạo bở rời tuổi Đệ Tứ. Địa hình núi chiếm diện tích nhỏ ở phía bắc và tây bắc thành phố Hà Nội. Địa hình đồng bằng phân bố ở trung tâm. Chuyển tiếp giữa hai nhóm địa hình trên là bề mặt gò đồi trung du. [20]
Phần cực bắc của thành phố thuộc phạm vi huyện Sóc Sơn, núi phân bố các dải
núi thấp, nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống. Dãy núi Sóc gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Thái. Theo chiều từ Bắc xuống Nam, có thể dễ dàng nhận thấy sự giảm độ cao đáng kể từ các dải đồi núi thấp ở khu vực Sóc Sơn với địa hình bóc mịn chiếm ưu thế xuống khu vực Phù Lỗ - Đơng Anh với địa hình được hình thành bởi hoạt động tích tụ của sơng và biển trong Đệ tứ. Các dải đồi núi cao 200 – 300m tại Sóc Sơn với sườn dốc trên 200, về phía Nam, chúng được chuyển tiếp nhanh xuống các đồi thoải ở độ cao 40 – 60m rồi đến bề mặt gị đồi thoải
lượn sóng với độ cao chỉ 12 – 20m. Điều đáng chú ý là dải gị đồi này đều có có dạng vịng cung với bán kính cong rộng như ơm lấy vùng đồi núi Sóc Sơn. Qua sơng Cà Lồ, dải gị đồi có độ cao tuyệt đối khoảng 8 – 15m, song mức độ phân cắt lại lớn hơn.
Phần cực tây bắc của thủ đô Hà Nội hiện nay là khối núi Ba Vì, nơi có 3 đỉnh
cao trên 1100m, trong đó đỉnh Tản Viên cao 1287m. Núi được cấu tạo bởi tập hợp đá phức tạp, song chủ yếu là đá phun trào bazơ. Phía nam – đơng nam Ba Vì là dãy núi Viên Nam cũng được cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào với đỉnh cao 1031m, là ranh giới tự nhiên của Hà Nội với tỉnh Hịa Bình. Đó cũng là đường chia nước thuộc lưu vực hệ thống sơng Tích - sơng Đáy và sông Đà.
Khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồi núi xuống đồng bằng phân bố khá phổ biến
địa hình đồi và đồng bằng dạng gò đồi thoải khá đặc biệt, đó là đồng bằng aluvi - proluvi cổ rất đặc trưng, phân bố ở khu vực Sóc Sơn, Hịa Lạc, Xn Mai – Miếu Mơn. Đây là loại đồng bằng được thành tạo bởi sự tích tụ những vật chất của những dịng lũ đất đột ngột đưa vật chất bở rời hỗn tạp từ các sườn ở phía trên xuống trong điều kiện khí tượng – thuỷ văn và địa hình đặc thù tạo nên. Đồng bằng proluvi Hồ Lạc có dạng địa hình quạt, đường đáy dài 6 - 8 km, đường cao 4 - 5km. Độ cao tuyệt đối của địa hình giảm dần từ 25 -28m ở Tây Nam đến 12- 13m ở phía Đơng Bắc. Trên bề mặt này q trình phong hóa laterit rất phát triển, tạo tầng đá ong dày, khá rắn chắc.
Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất của thành phố Hà Nội, phân bố ở
các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, các quận nội thành và một phần nhỏ ở huyện Đơng Anh. Độ cao của bề mặt địa hình này đạt từ 4-5 đến 8-10 mét so với mực nước biển hiện nay. Nhìn đại thể, địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, trên đó phân bố các dải trũng có nước thường xun (sơng, hồ) hoặc khơ. Nhiều dải trũng nguyên là dấu vết các lịng sơng cổ. Nằm bên cạnh các dải trũng thường là các dải đất cao dạng con trạch, nơi cư trú của người dân lâu đời nhất của vùng đất này. Đó chính là các gờ cao ven lịng sơng, một trong các dấu hiệu để nhận dạng các lịng sơng cổ. Bề mặt địa hình đồng bằng hiện nay bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống sông,
kênh mương và đê đập. So với trước đây, hiện nay bề mặt địa hình đồng bằng của Hà Nội đã bị biến đổi rất nhiều do tác động của con người. Quá trình địa mạo chiếm ưu thế hiện nay là rửa trơi bề mặt, xói lở bờ, tích tụ do sơng dưới tác động của cả các nhân tố địa mạo tự nhiên và lẫn hoạt động của con người.
Sông Hồng - con sông cái của đồng bằng Bắc Bộ đóng vai trị hết sức quan
trọng việc hình thành địa hình nơi đây. Hệ thống sơng Hồng có 614 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu quan trọng nhất là sông Đà và sông Lô. Sông Hồng dài 1126 km với tổng diện tích lưu vực tính từ nơi phát nguyên tại Vân Nam Trung Quốc là 143.700 km2
. Trong lãnh thổ Việt Nam, sông Hồng dài 556 km, diện tích lưu vực 61.400 km2.Dịngsơng chảy gần như thẳng tắp theo hướng tây bắc đông nam, đổ ra Vịnh Bắc Bộ theo cửa chính Ba Lạt và 3 cửa của 3 phân lưu là cửa Trà Lý, cửa Lạch Giang và cửa Đáy.
Độ dốc của lịng sơng cũng có sự tương phản giữa các sông trên đồng bằng và
các sơng ngồi phạm vi đồng bằng. Điển hình là độ dốc của sơng Hồng, đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì trên chiều dài hơn 200km độ dốc lịng sơng đạt 23m/km, cịn từ Việt Trì ra đến biển, trên đoạn dài 220km, độ dốc lịng sơng chỉ đạt 0,3 m/km.
Đặc điểm uốn khúc của dòng chảy trong phạm vi đồng bằng rất tương phản với
độ uốn khúc của sông ở vùng núi kề bên. Nếu độ uốn khúc của sơng Hồng, sơng Chảy từ Việt Trì trở lên là 12 thì độ uốn khúc của sơng Hồng và các chi lưu là 4, ở vùng hạ lưu tỉ số này là 5 (độ uốn khúc của dịng sơng được tính bằng tỉ số giữa chiều dài thực với khoảng cách theo đường chim bay).
Các dịng sơng Tích, sơng Đáy, sơng Nhuệ là những chi lưu ở phía nam của sơng Hồng, chúng có hướng chảy chung là tây bắc - đông nam, phù hợp với hướng chính của dịng sơng Cái. Hiện tại các dòng sơng này có đáy khá hẹp, đơi khi đã là sông chết, nhiều đoạn được khai thơng lại bởi các cơng trình thủy lợi. Các dấu hiệu địa mạo cho thấy các dịng sơng trên đã từng là những chi lưu lớn, thậm chí có chiều rộng đới biến động khơng thua kém sơng Hồng nhiều.