Điều kiện thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

Là các chi lưu của sông Hồng nên khi xem xét tới vai trò của dòng chảy tới sự biến động lịng sơng Đáy, sơng Nhuệ, cần phải phân tích đặc trưng dịng chảy của cả hệ thống sơng Hồng. [8]

Sông Hồng là dịng sơng lớn nhất ở Miền Bắc và đứng thứ 2 ở Việt Nam (sau sông Mê Kông). Sông bắt nguồn từ những đỉnh núi cao của dãy Ai Lao San (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Diện tích tồn lưu vực khoảng 143.700 km2 (trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 61 400 km2) với chiều dài là 1.126 km (phần thuộc Việt Nam là 556 km). Đến khu vực Việt Trì, sơng Hồng nhận thêm các phụ lưu là sông Đà và sơng Lơ, trong đó lượng nước từ sơng Đà chiếm tới gần một nửa. Sông Hồng chảy vào địa phận Hà Nội ở xã Thượng Cát (huyện Từ Liêm) và ra khỏi Hà Nội ở xã Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) với chiều dài khoảng trên 40 km. Đoạn sông chảy qua thủ đơ này, ngồi các tác động thường xun và mạnh mẽ của con người (đê, kè, cầu, phà, v.v.), nó cũng là đoạn phân lưu cho các sông thuộc phạm vi thành phố là Sơng Đuống, Sơng Nhuệ và trước đó là Sơng Đáy, về phía hạ lưu là sơng Luộc.

Bảng 2.2: Đặc trưng hình thái một số sơng chính của hệ thống sông Hồng [8] Hệ thống sông Tên các sơng chính

Diện tích lƣu vực (km2) Chiều dài (km) Toàn bộ Trong nƣớc Nƣớc ngoài Tồn bộ Trong nƣớc Nƣớc ngồi Hệ thống sơng Hồng Sông Đà 52.500 26.800 25.700 980 540 440 Sông Thao 51.800 12.000 39.800 910 Sông Lô 39.000 22.000 17.000 450 Sông Đáy 5.800 5.800 241

Chế độ thủy văn của hệ thống sông ở Hà Nội, điển hình là sơng Hồng hồn tồn phụ thuộc theo mùa: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ xảy ra từ tháng VI đến tháng X, mùa cạn kéo dài từ tháng XI đến tháng V năm sau. Sơng Hồng có lưu lượng nước lớn nhất ở Việt Nam. Giá trị lưu lượng trung bình khoảng 3800 m3

/s, 122x109 m3/năm tại trạm thủy văn Sơn Tây. Lưu lượng cực đại có thể đạt tới 38,560 m3/s (tháng 8/1971). Khoảng 75-80% lưu lượng trung bình năm xảy ra vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm) và chỉ 20-25% xảy ra vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau). Trong gần 70 năm qua (từ năm 1930 đến năm 1998) đã có 10 lần lưu lượng nước sơng Hồng đo được tại trạm Sơn Tây vượt quá 20 000 m3/s. Tuy nhiên, từ Sơn Tây về Hà Nội, lượng nước của sơng Hồng cịn chia cho sơng Đuống để đổ ra biển qua cửa Bạch Đằng.

Sông Hồng mang ra biển một khối lượng nước và bùn cát rất lớn. Trước đây khi chưa có đập thủy điện Hịa Bình trên sơng Đà, hàng năm tải lượng bùn cát của sông Hông ra biển qua trạm Thượng Cát là trên 90 triệu tấn và 122 tỷ mét khối nước. Lượng nước và bùn cát này tập trung phần lớn vào mùa mưa (khoảng 80%). Do đó, vào thời kỳ này trên dọc sông Hồng, nhất là khi về đến đồng bằng thường xảy ra lũ lụt. Để trị thủy sông Hồng, người ta đã cho đắp đê từ rất lâu - đó là đê Cơ Xá được đắp từ năm 1108 dưới triều đại Lý. Từ đó đến nay hệ thống đê sông Hồng, cũng như các sông khác trong đồng bằng Bắc Bộ luôn luôn được củng cố và ngày càng vững chắc hơn.

Một trong các chi lưu lớn của sông Hồng hiện tại là sông Đuống (trước đây gọi là sông Thiên Đức). Sông bắt đầu từ khu vực thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh, huyện Đơng Anh, cịn phía bên kia là thơn Bắc Cầu, xã Nhọc Thụy, huyện Gia Lâm. Ở đoạn đầu (khoảng trên 4 km), sơng chảy theo hường đơng-nam và tạo với dịng chính sơng Hồng một góc nhọn phù hợp với quy luật phân nhánh của sông. Sau đó chảy về hướng đơng và có một đoạn (khoảng 10 km) là ranh giới tự nhiên giữa huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm, Sông Đuống vừa là tuyến giao thông đường thủy ra vùng biển đông - bắc, vừa là hành lang thốt lũ của sơng Hồng mỗi khi mùa mưa tới bởi vào mùa này có khoảng 23% nước từ sông Hồng được chuyển qua sông Đuống. Trong lịch sử đã có ít nhất 3 lần nạo vét sông Đuống ở đọan từ sông Hồng đến cầu Đuống và các năm 1515, 1729 (thời Lê) và 1860 (thời Nguyễn).

Theo các tư liệu hiện có, trước đây, sơng Hồng chảy đến Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây) thì rẽ một nhánh qua Phùng (Đan Phượng - Hà Tây) tạo thành sông Đáy, chảy qua các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, rồi đổ ra biển ở cửa Đáy. Con sông này dài khoảng 250 km.

Sông Nhuệ cũng là một chi lưu của sơng Hồng và cũng có vai trị nhất định trong việc thốt lũ khi mùa mưa tới. Vị trí sơng Nhuệ tách ra từ sông Hồng ở khu vực xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm. Hiện nay, ở đây cũng đã xây dựng hệ thống cống như cống Liên Mạc, vừa phục vụ tưới tiêu, đồng thời giúp cho việc tiêu thoát lũ vào mùa mưa. Trong địa phận Hà Nội, sông này chảy qua 2 huyện là Từ Liêm (từ bắc đến nam huyện) và Thanh Trì (ở phần phía tây huyện). Sau khi qua huyện Từ Liêm và trước lúc vào Thanh Trì, sơng có một đoạn sơng chảy qua thị xã Hà Đông nhưng sông chảy theo hướng nam là chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu tái hiện hệ thống lòng cổ sông đáy, sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)