(Ảnh Đặng KinhBắc,2010)
Hình 2.7: Thềm cấu tạo bởi trầm tích hệ
tầng Vĩnh Phúc tại Xuân Đỉnh với bề mặt khá phẳng (Ảnh Đặng KinhBắc,2010)
Cấu tạo nên bề mặt đồng bằng tương đối phẳng này là các trầm tích có sự chuyển tướng từ dưới lên khá rõ: Phần dưới cùng là các thành tạo hạt thô gồm cát bột lẫn sét màu xám vàng, xám đen nguồn gốc hỗn hợp sông biển. Phần giữa là trầm tích biển – vũng vịnh tương đối đồng nhất, được đặc trưng bởi các lớp sét, sét pha màu xám vàng, xám xanh loang lổ nhẹ. Trên cùng là thành tạo aluvi được hình thành vào mùa lũ lụt sau biển tiến cực đại Flandrian.
Trong phạm vi khu vực phía tây Hà Nội, bề mặt tích tụ sơng biển tuổi Holocen giữa phân bố ở khu vực Hoài Đức, Trung Hịa và Hồng Thành Thăng Long. Bề mặt tương đối bằng phẳng, đôi nơi có dạng trũng với những đầm hồ rộng. Những đầm lầy ven biển tương tự còn gặp được ở nhiều nơi, như tại các khu vực hồ Giảng Võ, hồ Thành công, khu đất thấp Yên Sở, nhưng chúng đều đã bị vùi lấp dưới lớp trầm tích bãi bồi sơng dày hơn 1m, vì vậy trên hầu hết các tài liệu, khu vực này đều được xếp vào thành tạo bãi bồi sông. Nhằm nhấn mạnh cấu trúc của đồng bằng, làm sáng tỏ các khu vực bị sông phân cắt sau biển tiến Holocen, phù hợp với lớp phủ trên bề mặt này chỉ một vài mét, tác giả đã phân chia bề mặt sơng biển được hình thành trong thời kỳ biển tiến cực đại trong cơng trình này.
c. Địa hình karst
Địa hình karst là nét độc đáo của địa mạo Hà Nội. Tại khu vực Chùa Thày, Quốc Oai, trên đồng bằng tích tụ bằng phẳng đơi nơi nổi lên các khối núi sót karst có độ cao vài chục mét. Địa hình karst nhiệt đới thể hiện khá rõ trên các sườn rửa lũa - hòa tan - đổ lở với các vách dốc đứng. Trong khối karst, hệ thống hang động khá phát triển. Các mức cửa hang có độ cao phù hợp với bề mặt thềm sơng phân bố ở rìa đồng bằng.
Nằm bao quanh các khối núi sót karst là bề mặt đồng bằng tích tụ với nhiều ơ trũng, lịng sơng. Các tài liệu khoan địa chất cơng trình mới nhất ở đây cho thấy bề mặt đáy đồng bằng ở đây có độ sâu khơng đồng nhất, dao động từ 30 - 50m, một số khu vực có độ sâu cục bộ trên 60 có thể giả thiết trùng với các phễu karst. Cấu tạo nên đồng bằng ven rìa khối karst thường gặp các tầng đất yếu, có nguy cơ ảnh hưởng tới các khu đơ thị và cạm dân cư khá dày ở đây.
d. Địa hình nhân sinh
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, một vùng đồng bằng nổi cao nằm cách không xa hệ thống sông nước, Hà Nội đã là nơi tụ cư khá lâu đời của người dân đồng bằng sông Hồng. Các hoạt động của con người đã cải tạo đáng kể địa hình tự nhiên, đặc biệt là ở khu vực nội thành Hà Nội. Các dạng địa hình nhân sinh đặc trưng ở đây là thành và hào thành, các khu dân cư với địa hình được đắp cao nhiều hay ít.
Hệ thống đê điều và cơng trình thủy lợi cũng là những cơng trình nhân sinh, làm thay đổi đáng kể đến hình thái địa hình và quá trình địa mạo của Hà Nội, nội dung chi tiết sẽ được đề cập tới ở các mục dưới đây.
2.3. Điều kiện khí hậu
2.3.1. Đặc trưng cổ khí hậu
Sự biến đổi lịng sơng Đáy, sơng Nhuệ và sơng Hồng trong điều kiện cổ khí hậu gắn liền với sự biến đổi khí hậu trong quá khứ, liên quan với sự nâng hạ của mực nước biển, được phản ánh qua trầm tích và địa hình. Qua nghiên cứu các tầng trầm tích sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng qt về sự biến đổi lịng sơng trong q khứ. Với cách tiếp cận này, chúng ta cần quan tâm đến sự thay đổi mực nước biển ảnh hưởng tới khu vực đồng bằng sơng Hồng, ảnh hưởng của nó tới sự phân bố dịng chảy trong các lưu vực sông trong lưu vực, đặc biệt là sông Hồng, sông Đáy.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự biến đổi khí hậu trên Trái Đất tương ứng với các đợt băng hà và gian băng. Các nghiên cứu đó cũng đã chứng minh rằng, vào thời kỳ băng hà, nhiệt độ trên tồn Trái đất giảm, thời kỳ gian băng thì Trái đất trở nên nóng ẩm. Vào các thời kỳ gian băng (như hiện nay), thiên nhiên nước ta cũng đã từng nhiều lần thay đổi khí hậu từ nhiệt đới ẩm (mà nhiều nhà khoa học gọi là các “thời kỳ mưa”) thành cận nhiệt đới ít mưa, ít ẩm hơn (mà nhiều người gọi là những “thời kỳ gian mưa”). Điều này cho thấy có sự xen kẽ giữa các thời kỳ mưa và gian mưa, giống hoặc tương ứng như băng hà và gian băng trong quá khứ. Sự thay đổi điều kiện khí hậu như
vậy làm thay đổi mực nước biển, tức là gốc xâm thực cơ sở. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình địa mạo trên lục địa.