CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3. Quan điểm, phương pháp và các bước nghiên cứu
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu
a. Quan điểm tổng hợp và hệ thống
Môi trường là một chỉnh thể thống nhất. Mỗi tác động vào một hợp phần tự nhiên hay kinh tế - xã hội ở các mức độ khác nhau đều dẫn tới những biến đổi liên hồn ở tất cả các hợp phần cịn lại của chỉnh thể, trên những phạm vi rộng lớn và
trong thời gian kéo dài, nhiều khi vượt ra khỏi giới hạn không gian và thời gian mà các hoạt động đó đã diễn ra. Chính vì thế không thể tiếp cận đánh giá từng thành phần riêng biệt của thể tổng hợp mà cần xem xét tổng hợp toàn bộ địa tổng thể với các thành phần và mối quan hệ phức tạp của một hệ thống.
Trong Quy hoạch BVMT huyện Quỳnh Lưu cần coi huyện như một hê thống thống nhất và hoàn chỉnh các hợp phần, năng tự nhiên (địa chất – địa hình, khí hậu- thủy văn, đất – sinh vật), các hợp phần kinh tế - xã hội đặc trưng mang tính nhân sinh (cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất) và các mỗi liên hệ giữa các hợp phần đó làm biến đổi dịng vật chất, năng lượng và tiền tệ của hệ thống (các quá tình tự nhiên, các tai biến thiên nhiên và nhân sinh, chu trình vật chất và năng lượng, chu trình kinh tế tài nguyên) với vai trò trung tâm là con người cùng cá tác động của họ. Việc xem xét tổng thể thị xã như 1 hệ thống nhấn mang lợi ích chung của vùng là quan trọng hơn lợi ích của ngành hay 1 lĩnh vực riêng lẻ. Do vậy, bất kì hoạt động nào gây tơn hại lợi ích chung của vùng đều cần được cân nhắc về vị trí, quy mô, thời gian phát triển.
b. Quan điểm phát triển bền vững
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng của thế hệ tương lai” theo báo cáo Brundtland năm 1987 của Ủy ban môi trường và Phát triển Thế giới – WCED. Thực hiện theo quan điểm phát triển bền vững địi hỏi Bảo vệ mơi trường phải gắn với phát triển kinh tế, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường.
Trong QHBVMT huyện Quỳnh Lưu, phát triển bền vững giúp các nhà hoạch định có cái nhìn tổng thể về môi trường sinh thai (tự nhiên và nhân văn) trên lãnh thổ ủa mình dưới quan điểm các nhà mơi trường học, từ đó đề ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung trên cơ sở tích hợp các chính sách phát triển chuyên ngành khác. Trong trường hợp các quy hoạch chuyên ngành đã được xây dựng trước thì QHBVMT giúp cảnh báo, điều chỉnh và đưa ra phương án đề phòng đảm bảo kết hợp hài hòa kinh tế - xã hội – môi trường.
c. Tiếp cận cảnh quan
Dựa trên tiếp cận cảnh quan, trong luận văn thực hiện phân loại và phân vùng cảnh quan. Thơng qua phân tích, đánh giá các vấn đề môi trường và diễn biến
từng tiểu vùng, thành lập định hướng không gian quy hoạch bảo vệ môi trường. Mỗi một vùng, tiểu vùng cảnh quan bao gồm các đơn vị kiểu loại CQ có chung khu vực phân bố. Mỗi vùng hoặc tiểu vùng cảnh quan sẽ có một hoặc hơn một chức năng, cịn mỗi đơn vị kiểu loại cảnh quan chỉ có một chức năng thuộc các chức năng của vùng/ tiểu vùng mà nó phân bố.
d. Tiếp cận sinh thái
Áp dụng tiếp cận sinh thái, luận văn tập trung cho đối tượng thực vật (tự nhiên và nhân tác) - một hợp phần của CQ trong mối quan hệ với yếu tố môi trường, nhất là nền nhiệt ẩm thông qua sự biến đổi độ cao và hướng của địa hình và nền dinh dưỡng đất. Theo cách tiếp cận này, các yếu tố sinh thái trong CQ được lựa chọn và phân cấp dựa trên mối quan hệ của thực vật với chúng. Trong phân loại CQ, một cách gián tiếp, lấy yếu tố nhiệt ẩm và tính mùa để xác định kiểu CQ, mọi cấp phân vị nằm dưới cấp kiểu (lớp, phụ lớp, hạng, loại CQ) đều bị chi phối bởi tính nhiệt ẩm trong kiểu.
e. Tiếp cận môi trường
Bản chất của tiếp cận môi trường dựa vào khả năng chịu tải của đơn vị cảnh quan. Mọi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên muốn bền vững đều phải xem xét tiêu chí này để hạn chế nguy cơ xảy ra các vấn đề môi trường trong các hoạt động phát triển.