Các yếu tố thành tạo cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 52)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các yếu tố thành tạo cảnh quan

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển, cách thành phố Vinh khoảng 60 km và nằm về phía đơng bắc của tỉnh Nghệ An. Có tọa độ địa lý từ 19005‟ đến 19023‟ Vĩ độ Bắc, 105026‟ đến 105049‟ Kinh độ Đơng.

- Phía bắc và tây bắc giáp thị xã Hồng Mai và huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - Phía đơng giáp Biển Đơng.

- Phía nam và tây nam giáp ba huyện Diễn Châu, Tân Kỳ và Yên Thành,

- Phía tây giáp thị xã Thái Hồ và huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33 km. Huyện có diện tích 44.038,96 ha, gồm 32 xã và 1 thị trấn (thị trấn Cầu Giát). Với lợi thế về vị trí địa lý nằm trên các trục giao thơng trọng điểm hướng bắc – nam như Quốc lộ 1A, đường sắt bắc - nam (với hai ga nằm trên địa bàn huyện là Hoàng Mai và Cầu Giát) và hướng đông – tây như Quốc lộ 48 cùng các tuyến giao thông nội tỉnh quan trọng như đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn, tỉnh lộ 537 A và 537 B, huyện Quỳnh Lưu có vai trị chiến lược trong thế trận an ninh, quốc phòng và ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung (hình 2.1).

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Địa chất

- Thành tạo Kainozoi (KZ):

Hệ tầng không phân chia: Thành phần gồm: cuội, sỏi, sạn. Bề dày thành tạo trầm tích bồi tích, lũ tích, tàn tích thay đổi từ vài mét đến hàng chục mét. Tuổi của trầm tích từ Pleitocen đến Holocen. Hệ tầng này nằm chủ yếu trên địa phận xã Quỳnh Châu, Quỳnh Lam và xã Tân Sơn.

Holocen thượng: thành phần gồm: sét, bột, cát, cát bột, bột sét nằm chủ yếu dọc sông Hầu, đi qua các xã: Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng; các xã tây nam huyện Quỳnh Lưu gồm: Quỳnh Thọ, Quỳnh Diện, Quỳnh Giang, Quỳnh Lâm và Ngọc Sơn.

Holocen trung: thành phần gồm: sét, bột, cát, cát bột, bột sét, phân bố chủ yếu tại xã Quỳnh Văn, Quỳnh Thạch, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Đôi, Quỳnh Yên, Quỳnh Bá, Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, Quỳnh Giang.

Hệ tầng Vĩnh Phúc: thành phần gồm: sét, bột sét, cát bột, phân bố tập trung ở các xã phía Đơng Nam từ Quỳnh Văn đến Quỳnh Long:

Phun trào bazan: Chiếm tỉ lệ nhỏ với 0,33 % diện tích khu vực nghiên cứu, nằm tập trung ở xã Quỳnh Châu. Thành phần gồm Bazan olevin và sản phẩm phong hoá của chúng (đất đỏ). Dày 30-50m (hình 2.2).

Bảng 2.1: Tỷ lệ diện tích của các hệ tầng trong khu vực nghiên cứu

- Thành tạo Mezozoi:

Hệ tầng Đồng Trầu: Thành phần thạch học: cuội kết, bột kết, cát kết, đá phiến sét, sét vôi, đá vôi. Chiếm tỉ lệ lớn, với 50,81% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố tập trung tại các xã phía Bắc huyện Quỳnh Lưu gồm: Quỳnh Thắng, Quỳnh

Châu, Quỳnh Tân, Quỳnh Văn, Ngọc Sơn, Tân Sơn, Quỳnh Tâm, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Giang.

Hệ tầng Đồng Đỏ: Thành phần thạch học cuội kết, sạn kết, cát kết, đá phiến sét, than đá, bột kết, sét vôi. Chiếm tỉ lệ nhỏ với 1,09% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố rải rác ở Quỳnh Văn, Quỳnh Tân và Ngọc Sơn.

Hệ tầng Quy Lăng: thành phần thạch học gồm đá phiến sét, cát kết, bột kết, sét vôi, đá vôi. Chiếm tỉ lệ nhỏ với 1,56% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố ở xã Quỳnh Thắng và Tân Sơn.

2.1.2.2. Đặc điểm địa mạo

Quỳnh Lưu là huyện giáp biển, địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi thấp. Các kiểu địa hình chính gồm: địa hình bóc mịn tổng hợp, địa hình dịng chảy, địa hình bề mặt tích tụ nguồn gốc sơng, bề mặt tích tụ sơng biển, bề mặt tích tụ nguồn gốc biển (hình 2.3). Nhìn chung địa hình của huyện là đồng bằng, xen kẽ bởi các đồi thấp, địa hình nghiêng dần từ đơng bắc sang tây nam.

- Địa hình bóc mịn tổng hợp: phân bố trải dài về phía tây, thuộc xã Quỳnh Thắng giáp ranh huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hoà, huyện Yên Thành và một số ít phân bố rừng pịng hộ ven biển xã Tiến Thủy. Địa hình chủ yếu là các ngọn đồi thấp và thung lũng bao gồm dạng bề mặt san bằng và bề mặt sườn.

Bề mặt san bằng là các dãy núi và đồi thấp bao gồm các dạng địa hình: bề mặt đỉnh san bằng bóc mịn cao 600-800m (diện tich 535,6 ha chiếm 1,21 %), bề mặt đỉnh san bằng bóc mịn cao 200-400m (diện tích 1096,4 ha chiếm 2,48%), bề mặt đỉnh san bằng bóc mịn cao 80-120m (diện tích 606 ha chiếm 1,37 %), bề mặt đỉnh san bằng bóc mịn cao 40-60m (diện tích 563,8 ha chiếm 1, 28%).

Bề mặt sườn: địa hình chủ yếu là các thung lũng nằm trong đới xâm thực rửa trôi cấu tạo bới các đá khác nhau, bị biến đổi bởi quan trình rửa trơi bề mặt. Bao gồm các dạng địa hình: sườn bóc mịn (diện tích 5535,2 ha chiếm 12,52%), sườn bóc mịn – xâm thực (diện tích 7571,2 ha chiếm 17,2 %), sườn xâm thực dọc khe suối (2272,2 ha chiếm 5,14%).

- Địa hình dịng chảy: phân bố ở xã Quỳnh Thắng và Quỳnh Tân, bao gồm địa hình thềm sơng (diện tích 112,7 ha chiếm 0,27%) và địa hình lịng sơng và bãi bồi khơng phân chia (diện tích 1625,4 chiếm 3,68%).

- Địa hình bề mặt tích tụ nguồn gốc sơng: phân bố xã Quỳnh Thắng, Quỳnh

Tân, Quỳnh Châu bao gồm địa hình bề mặt tích tụ song – lũ tích (diện tích 535 ha, chiếm 1,21%), bề mặt tích tụ sơng – sườn tích (5240 ha chiếm 11,86 %), bề mặt tích tụ sơng hồ (chiếm 1195,6 ha chiếm 4,52%).

- Địa hình tích tụ sơng biển: địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng phân bố ở các xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Thanh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Yên, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Hưng, Quỳnh Diện và thị trấn Cầu Giát. Bao gồm các dạng địa hình đồng bằng Delta (diện tích 6347 ha, chiếm 14,36%), lịng sơng và bãi bồi cửa sơng (diện tích 365,2 ha chiếm 0,83%).

- Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển (Bãi Ngang) phân bố ở xã từ Quỳnh Bảng,

Quỳnh Lương, QUỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, An Hịa, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, có hai cửa sông đổ ra biển, là vùng giao lưu kinh tế - xã hội quan trọng của huyện. Nơi đây có bờ biển dài, bãi cát thoải và mịn, nước trong…có thể hình thành được nhiều bãi tắm đẹp tạo điều kiện phát triển ngành du lịch - dịch vụ. Trên địa hình này, lớp thổ nhưỡng là đất cát với thành phần cơ giới nhẹ thuận lợi cho trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

2.1.2.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

a. Khí hậu:

Nằm ở ven biển khu vực Bắc Trung Bộ, khí hậu huyện Quỳnh Lưu mang sắc thái của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình từ 200C - 240C, có sự phân hóa rõ rệt theo mùa: mùa nóng và mùa lạnh. Màu nóng trùng với mùa mưa, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 7 (trên 380C ). Mùa lạnh thường trùng với mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau , tháng lạnh nhất là tháng 1 (dưới 170C) (bảng 2.2)

Bảng 2.2. Nhiệt độ và lượng mưa huyện Quỳnh Lưu

(Nguồn: Phịng Khí hậu, Viện Địa lý)

Yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Nhiệt độ (0C) 17,5 18,0 20,3 23,9 27,4 29,0 29,3 28,3 26,9 24,7 21,6 18,6 23,8 Lƣợng mƣa (mm) 17,9 23,2 30,4 54,3 109,2 133,1 115,9 222,6 413,6 341,0 83,5 33,7 1578,3

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm là 1.570-1580 mm/năm, lượng mưa

rơi tập trung vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) chiếm tới 75%, mưa nhiều nhất vào tháng 9, 10 (340-415 mm/tháng), mưa ít nhất vào tháng 1 (17,9 mm)

- Chế độ gió: Quỳnh Lưu nằm ở khu vực nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên

thường nhận được ba luồng gió:

• Gió mùa Đơng Bắc thường xuất hiện vào mùa đơng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mang theo khơng khí lạnh làm nhiệt độ giảm xuống thấp hơn ngày thường. • Gió Tây Nam do ảnh hưởng của địa hình nên có hiện tượng phơn, cịn có tên gọi khác là gió phơn Tây Nam (gió Lào) có đặc trưng khơ nóng. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Quỳnh Lưu thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8, bình quân mỗi năm khoảng 10 - 15 ngày có cường độ gió mạnh. Gió Tây Nam đã gây ra khơ, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi tồn huyện.

• Gió Đơng Nam mát từ biển Đơng thổi vào, thường gọi là gió Nồm mang theo lượng hơi nước lớn làm độ ẩm khơng khí tăng cao.

- Độ ẩm khơng khí: Trung bình hàng năm là 86%, độ ẩm khơng khí tháng cao

nhất là tháng 4 (90%), tháng thấp nhất là tháng 7 (80%). Cường độ bốc hơi từ 1.200 - 1.300 mm/năm.

b. Thủy văn:

Quỳnh Lưu có các hệ thống sơng lớn: Sơng Hồng Mai, sơng Thái và hệ thống kênh Bắc Đô Lương. Tuy nhiên, nước trong các hệ thống sông này tỷ lệ nhiễm mặn cao, đi sâu vào lục địa (sơng Hồng Mai dài 44 km, nước mặn lên quá 20 km).

Ngoài ra Quỳnh Lưu cịn có hệ thống kênh Nhà Lê nối các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu với mục tiêu dẫn nước ngọt, ngăn nước mặn và phục vụ giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện và một số huyện ven biển khác.

Huyện Quỳnh Lưu có bờ biển dài 20 km (chiếm 23% chiều dài bờ biển tồn tỉnh), có 2 cửa sơng đổ ra biển là: Cửa Quèn và Cửa Thơi thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa qua đường thủy.

Chế độ thủy triều ở dải ven biển là nhật triều không đều. Mùa đông triều thường lên nhanh về ban đêm, mùa hè lên nhanh về ban ngày.

Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu khá phong phú bới số lượng các hồ, đập trên địa bàn nhiều như hồ Vực Mẫu, hồ An Dương, hồ Khe Giang, đập An Nghĩa, nhưng hiện nay mới chỉ khai thác một lượng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai thác để phục vụ sản xuất nơng nghiệp là chưa lớn. Hiện nay có một thực trạng nan giải là ở các xã khu vực ven biển của huyện Quỳnh Lưu tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt khá nghiêm trọng. Hầu hết nhân dân các xã vùng ven biển đều phải sử dụng nước mưa hứng được hoặc mua nước sạch với giá cao. Công suất bơm của nhà máy nước ở thị trấn Cầu Giát chỉ đáp ứng được khoảng 2000 m3/1 ngày đêm nên việc cấp nước cho các xã phải tiến hành luân phiên. Các nhà máy nước ở xã Quỳnh Thanh và xã Quỳnh Đôi chỉ được xây dựng với công suất đủ cấp nước cho nhân dân trong xã.

2.1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng

* Nhóm đất cát

- Cồn cát trắng (Cc): Diện tích cồn cát trắng có 20 ha (0.03% diện tích đất của

huyện), phân bố dọc theo bờ biển từ Quỳnh Lập đến Quỳnh Thọ. Nhìn chung loại đất này kém, ít sử dụng cho nơng nghiệp. Hiện nay ngồi một số ít diện tích trồng màu

cịn đa số chủ yếu sử dụng cho lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ ven biển) và sử dụng vào mục đích du lịch.

- Đất cát biển (C): Diện tích 4.057 ha (chiếm 6,68% diện tích của huyện), phân bố ở các xã vùng Bãi Ngang, xã Quỳnh Lập, xã Quỳnh Lộc. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát mịn đến cát pha. Đất được hình thành do q trình lắng đọng trầm tích biển, thường phân bố ở địa hình thấp hơn và sâu vào đất liền, có địa hình bằng phẳng, độ cao chênh lệch không nhiều, thành phần cơ giới rất nhẹ, hạt mịn, hàm lượng sét vật lý thấp..

* Nhóm đất mặn

- Đất mặn sú vẹt, đước (Mm): Diện tích 225 ha (chiếm 0.37 % diện tích của huyện), phân bố ở vùng ngoài đê biển (xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thọ), loại đất này bị ngập nước triều mặn quanh năm, đất ln bão hồ muối lẫn hữu cơ, bị glây mạnh. Loại đất này thường được cố định bởi thảm rừng ngập mặn (sú, vẹt, mắm, bần). Thành phần cơ giới thường là thịt trung bình.

Hiện nay đất mặn sú vẹt, đước dưới thảm rừng khác nhau ngoài việc bảo vệ vùng biển chắn sóng, chắn gió cịn bồi đắp phù sa. Để sử dụng có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học cần giữ thảm rừng, sử dụng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn.

- Đất mặn nhiều (Mn): Diện tích 1.048 ha (chiếm 1,73 % diện tích của huyện) phân bố ở địa hình thấp ven biển, ven sơng chưa thốt khỏi ảnh hưởng của môi trường nước biển, phân bố ở các xã: Quỳnh Phương, Quỳnh Lương, Tiến Thuỷ ... Đất thường bị ngập bởi thủy triều biển, hàm lượng muối tan trên 1%, hàm lượng Clo trên 0,25%. Loại đất này phần lớn diện tích hiện đang được khai thác ni trồng thuỷ sản và làm muối, còn lại đang bỏ hoang hoá. Hướng sử dụng trong tương lai đưa vào trồng cói, làm muối và ni trồng thuỷ sản.

- Đất mặn trung bình (M): Diện tích 2.170 ha (chiếm 3,57% diện tích của huyện)

phân bố chủ yếu ở xã Quỳnh Thanh. Đất có thành phần cơ giới là thịt trung bình, tỷ lệ các cấp hạt sét có xu hướng tăng theo chiều sâu. Loại đất này hiện đang trồng 2 vụ lúa,

những nơi cao trồng thêm một vụ rau màu, những vùng trũng sử dụng cho mục đích lúa - cá kết hợp.

- Đất mặn ít (Mi): Diện tích 469 ha (chiếm 0,77% diện tích của huyện), phân

bố ở hai bên sơng, nước mặn nhưng có địa hình cao hơn, mực nước ngầm thấp hoặc các chân ruộng nương được tưới nước thường xun, muối bị rửa trơi nhiều. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc thịt nặng.

* Nhóm đất phù sa

- Đất phù sa khơng được bồi khơng có tầng Glây và loang lổ (P):

Diện tích 9.319 ha (chiếm 15,35% diện tích của huyện), phân bố ở các xã đồng bằng của huyện, là địa bàn sản xuất trọng điểm lúa của huyện. Loại đất này hiện đang được sử dụng vào trồng 2 vụ lúa có năng suất cao nhất huyện, nơi có địa hình cao khơng chủ động về nguồn nước tưới thì sử dụng vào trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, khoai, lạc hoặc luân canh lúa màu.

- Đất phù sa Glây (Pg): Diện tích 1.644 ha (chiếm 2,71% diện tích của huyện). Loại đất này phân bố ở các xã: Quỳnh Thanh, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hồng, Quỳnh n, Quỳnh Đơi. Đất được hình thành từ những sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm khí, đã hình thành nên tầng glây từ mức độ trung bình đến mạnh, đất có màu xám xanh..

- Đất phù sa ngập úng (Pj): Diện tích 834 ha (chiếm 1,37% diện tích của huyện). Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Quỳnh Thanh, Quỳnh Xuân, Quỳnh Yên. Do bị ngập nước quanh năm, đất lầy thụt, có lớp bùn nhão từ 0,5 - 0,8 m. Thành phần cơ giới nặng (sú cao). Loại đất này hiện nay được sử dụng chủ yếu trồng một vụ lúa, một số vùng chuyển sang canh tác lúa - cá.

- Đất dốc tụ (D): Diện tích 2.166 ha (chiếm 3,57% diện tích của huyện), phân

bố ở các đồi, núi tập trung ở các xã: Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Quỳnh Thắng,... Đất được hình thành do các sản phẩm phong hóa từ trên đồi núi bị nước mưa cuốn trôi xuống lắng đọng ở những thung lũng nhỏ dưới chân đồi núi. Thành phần cơ giới của đất thay đổi từ cát pha đến thịt trung bình hoặc nặng tuỳ thuộc vào sản

phẩm bồi tụ của từng vùng đất. Hiện nay, loại đất này được sử dụng trồng lúa và trồng rau màu cũng như cây cơng nghiệp.

* Nhóm đất bạc màu: Nhóm đất này chủ yếu là đất xám bạc màu trên phù sa

cổ, phân bố tập trung ở Quỳnh Tân và Quỳnh Lâm. Diện tích 2.421 ha (chiếm 3,99% diện tích của huyện). Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ thường có địa hình cao của đồng bằng về địa hình thấp của trung du tiếp giáp với các chân đồi núi. Đất bị ảnh hưởng của quá trình rửa trơi và tác động thối hóa bạc màu ở tầng đất canh tác. Đây là loại đất có độ phì kém, nhưng thành phần cơ giới lớp đất mặt nhẹ rất thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày.

* Nhóm đất đỏ vàng

- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Diện tích 466 ha (chiếm

0,77% diện tích của huyện), phân bố ở vùng đồi thoải gồm các xã: Quỳnh Châu, Quỳnh Tam. Thành phần cơ giới của đất nặng, tỷ lệ sét vật lý chiếm khoảng 70%,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 52)