Cơng dụng một số lồi thực vật ở Bắc Quỳnh Lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 66)

TT Cơng dụng Số lồi Tỉ lệ %

1 Cây làm thuốc (M) 258 55,48

2 Cây cho gỗ (T) 53 11,40

3 Cây làm cảnh (Or) 32 6,88

4 Cây làm lương thực, thực phẩm (F) 71 15,27

5 Cây lấy tinh dầu (E) 41 8,82

6 Cây cho công dụng khác (Độc, nhựa, sợi, dầu béo,…) 10 2,15

Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên tại Việt Nam (IUCN) vào năm 2007 đã thống kê được ở Quỳnh Lưu có 8 lồi, chiếm 1,55% tổng số lồi thực vật bậc cao có mạch diện cần bảo vệ và có chính sách ưu tiên, các lồi là: Stemona saxorum (VU), Anoectochilus setaceus (EN và phụ lục II A), Melientha suavis (VU), Diospyros mun (EN), Sindora tonkinensis (EN). IUCN 2000 Sindora tonkinensis (DD), Diospyros mun (CR).

c. Các kiểu thảm thực vật nhân tác - Trên các sườn đất dốc vùng đồi núi:

Formatted: 5, Left, Line spacing: single,

+ Rừng trồng thuần loại cây lâm nghiệp: Bạch đàn các loại, Thơng, Keo … Quỳnh Lưu có diện tích rừng tương đối lớn 21.070,63 ha trong đó rừng sản xuất có 14.509,9 ha; rừng trồng chủ yếu là thơng, bạch đàn, keo lá chàm.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, huyện Quỳnh Lưu đã trồng được 1.475 ha rừng, chăm sóc 3.290 lượt ha, bảo vệ được gần 11.000 ha rừng/năm. Trong năm 2017, huyện Quỳnh Lưu sẽ trồng mới 600 ha rừng, trong đó vụ xn là 250 ha (theo Cổng thơng tin điện tử huyện Quỳnh Lưu) cho thấy địa phương rất quan tâm đến viêc xóa đất trống đồi trọc và phủ xanh rừng để bảo vệ môi trường kết hợp phát triển kinh tế gắn với rừng.

+ Thảm cây công nghiệp dài ngày: các loại cây ăn quả (cam, chanh) xa Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng

+ Thảm cây nông nghiệp: Lúa nương, Ngô, Sắn,… - Ở vùng đồng bằng:

+ Ở các khu dân cư: vườn cây ăn quả, vườn rau gia đình, hệ thống cây xanh, cây bóng mát.

+ Trên đất canh tác gồm: thảm cây công nghiệp dài ngày và cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, vừng, mía…), thảm cây lương thực (lúa, ngô, khoai…).

d. Lớp phủ sử dụng đất

Lớp phủ sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có sự phân bố từ Tây sang Đơng. Thảm thực vật ở đây cũng đã bị tác động của con người qua các hoạt động khai thác. Diện tích rừng đã bị suy giảm nhiều, bị thay thế bởi đất canh tác nông nghiệp, rừng trồng, cây cơng nghiệp. Sự phân hóa lớp phủ sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu thể hiện như sau:

+ Rừng phịng hộ (RPH) có diện tích là 3.693,89 ha. Phân bố chủ yếu tại vùng ranh giới bao quanh xã Quỳnh Thắng, phần rìa phía tây và nam của xã Tân Sơn.

+ Rừng sản xuất (rừng trồng) có diện tích là 11.352,26 ha. Thảm thực vật bao gồm rừng trồng, hoa màu, thảm thực vật ở khu dân cư, cây công nghiệp và cây ăn quả. Cấu trúc của rừng trồng thường đơn giản, chỉ có một tầng cây gỗ và khi tầng

cây gỗ nhỏ thường có tầng cỏ hay cây bụi. Độ cao của rừng trồng tuỳ thuộc vào lứa tuổi nhưng cũng ít khi vượt quá 15 - 20 m, độ che phủ của rừng trong trường hợp rừng tại Quỳnh Lưu có độ tuổi trung bình 8 năm đạt đến 80 - 90%. Các loài cây được trồng chủ yếu trong kiểu thảm này là keo, bạch đàn. Phân bố chủ yếu tại vùng núi xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu, Ngọc Sơn, Quỳnh Tân.

+ Lúa nước (LUC) có diện tích là 7.243,83 ha. Có diện tích khá lớn ở vùng nơng giang. Phân bố tại các xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Hậu, Quỳnh Bá, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Đôi, Quỳnh n, Quỳnh Ngọc. Ngồi ra, lúa nước cịn được trồng tại các thung lũng sông, suối nhỏ thuộc vùng núi thấp các xã Quỳnh Thắng, Tân Sơn và Quỳnh Tam.

+ Nuôi trồng thuỷ sản (NTS) có diện tích là 931,54ha. Thành phần lồi chủ yếu là rừng ngập mặn vùng ven biển, dọc vùng nhiễm mặn của sông Mai Giang. Thực vật trong vùng này còn được người dân sử dụng làm mơi trường ni một số lồi thủy sản (tôm, ngao). Phân bố chủ yếu tại các bãi bồi của sông Mai Giang thuộc các xã Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Yên, Quỳnh Ngọc, An Hòa và Quỳnh Thọ.

+ Làm muối (LMU) có diện tích là584,07ha. Thành phần chủ yếu của thực vật trong vùng này là cây dại và cây chịu mặn (đước, vẹt) nằm trong phạm vi các xã Quỳnh Lương, Quỳnh Yên, An Hịa, Sơn Hải.

+ Cây hằng năm (HNK) có diện tích là 342,63 ha. Được trồng trên đất có địa thế cao ở đồng bằng và trên vùng cát ẩm ven biển vùng Bãi Ngang. Các cây trồng chủ yếu là màu như: khoai, đậu, các loại rau, lạc, hành, cà chua. Các cây màu được trồng chủ yếu vào mùa mưa. Phân bố chủ yếu của cây hàng năm tại các xã ven biển và dọc sông Mai Giang: Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Tiến Thủy, An Hòa, Sơn Hải, Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Thọ; ngoài ra, cây hằng năm được trồng xen vụ với lúa tại các vùng thung lũng suối và ven hồ Vực Mấu của xã Quỳnh Thắng.

+ Đất ở nơng thơn (ONT) có diện tích là 5.108,92 ha. Quanh khu dân cư trồng chủ yếu gồm các lồi cây ăn quả như: dừa, mít, xồi, đu đủ, các lồi cam, chanh và bưởi, chuối, na, vải, hồng xiêm, trứng cá cùng các cây lâu năm, cây ăn

quả khác. Phân bố theo các điểm dân cư, mang tính truyền thống, phần lớn là các cây trồng theo thói quen và tập quán địa phương.

Ngoài những thảm thực vật trên, huyện Quỳnh Lưu còn một số kiểu thảm thực vật khác, tuy nhiên sự phân bố riêng lẻ, không đặc trưng, khơng thể sử dụng để đánh giá và tích hợp xây dựng các đơn vị cảnh quan nên không được thể hiện trong phần này.

2.1.3. Con người với các hoạt động khai thác tài nguyên a. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Đến năm 2013 dân số toàn huyện là 279.977 nhân khẩu, với75.582 hộ, quy mô hộ khoảng 4 người/hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 66)