(Nguồn: Phịng Khí hậu, Viện Địa lý)
Yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Nhiệt độ (0C) 17,5 18,0 20,3 23,9 27,4 29,0 29,3 28,3 26,9 24,7 21,6 18,6 23,8 Lƣợng mƣa (mm) 17,9 23,2 30,4 54,3 109,2 133,1 115,9 222,6 413,6 341,0 83,5 33,7 1578,3
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm là 1.570-1580 mm/năm, lượng mưa
rơi tập trung vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) chiếm tới 75%, mưa nhiều nhất vào tháng 9, 10 (340-415 mm/tháng), mưa ít nhất vào tháng 1 (17,9 mm)
- Chế độ gió: Quỳnh Lưu nằm ở khu vực nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên
thường nhận được ba luồng gió:
• Gió mùa Đơng Bắc thường xuất hiện vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mang theo khơng khí lạnh làm nhiệt độ giảm xuống thấp hơn ngày thường. • Gió Tây Nam do ảnh hưởng của địa hình nên có hiện tượng phơn, cịn có tên gọi khác là gió phơn Tây Nam (gió Lào) có đặc trưng khơ nóng. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Quỳnh Lưu thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8, bình quân mỗi năm khoảng 10 - 15 ngày có cường độ gió mạnh. Gió Tây Nam đã gây ra khơ, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.
• Gió Đơng Nam mát từ biển Đơng thổi vào, thường gọi là gió Nồm mang theo lượng hơi nước lớn làm độ ẩm khơng khí tăng cao.
- Độ ẩm khơng khí: Trung bình hàng năm là 86%, độ ẩm khơng khí tháng cao
nhất là tháng 4 (90%), tháng thấp nhất là tháng 7 (80%). Cường độ bốc hơi từ 1.200 - 1.300 mm/năm.
b. Thủy văn:
Quỳnh Lưu có các hệ thống sơng lớn: Sơng Hồng Mai, sơng Thái và hệ thống kênh Bắc Đô Lương. Tuy nhiên, nước trong các hệ thống sông này tỷ lệ nhiễm mặn cao, đi sâu vào lục địa (sơng Hồng Mai dài 44 km, nước mặn lên quá 20 km).
Ngoài ra Quỳnh Lưu cịn có hệ thống kênh Nhà Lê nối các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu với mục tiêu dẫn nước ngọt, ngăn nước mặn và phục vụ giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện và một số huyện ven biển khác.
Huyện Quỳnh Lưu có bờ biển dài 20 km (chiếm 23% chiều dài bờ biển toàn tỉnh), có 2 cửa sơng đổ ra biển là: Cửa Quèn và Cửa Thơi thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa qua đường thủy.
Chế độ thủy triều ở dải ven biển là nhật triều không đều. Mùa đông triều thường lên nhanh về ban đêm, mùa hè lên nhanh về ban ngày.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu khá phong phú bới số lượng các hồ, đập trên địa bàn nhiều như hồ Vực Mẫu, hồ An Dương, hồ Khe Giang, đập An Nghĩa, nhưng hiện nay mới chỉ khai thác một lượng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chưa lớn. Hiện nay có một thực trạng nan giải là ở các xã khu vực ven biển của huyện Quỳnh Lưu tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt khá nghiêm trọng. Hầu hết nhân dân các xã vùng ven biển đều phải sử dụng nước mưa hứng được hoặc mua nước sạch với giá cao. Công suất bơm của nhà máy nước ở thị trấn Cầu Giát chỉ đáp ứng được khoảng 2000 m3/1 ngày đêm nên việc cấp nước cho các xã phải tiến hành luân phiên. Các nhà máy nước ở xã Quỳnh Thanh và xã Quỳnh Đôi chỉ được xây dựng với công suất đủ cấp nước cho nhân dân trong xã.
2.1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
* Nhóm đất cát
- Cồn cát trắng (Cc): Diện tích cồn cát trắng có 20 ha (0.03% diện tích đất của
huyện), phân bố dọc theo bờ biển từ Quỳnh Lập đến Quỳnh Thọ. Nhìn chung loại đất này kém, ít sử dụng cho nơng nghiệp. Hiện nay ngồi một số ít diện tích trồng màu
còn đa số chủ yếu sử dụng cho lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ ven biển) và sử dụng vào mục đích du lịch.
- Đất cát biển (C): Diện tích 4.057 ha (chiếm 6,68% diện tích của huyện), phân bố ở các xã vùng Bãi Ngang, xã Quỳnh Lập, xã Quỳnh Lộc. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát mịn đến cát pha. Đất được hình thành do quá trình lắng đọng trầm tích biển, thường phân bố ở địa hình thấp hơn và sâu vào đất liền, có địa hình bằng phẳng, độ cao chênh lệch khơng nhiều, thành phần cơ giới rất nhẹ, hạt mịn, hàm lượng sét vật lý thấp..
* Nhóm đất mặn
- Đất mặn sú vẹt, đước (Mm): Diện tích 225 ha (chiếm 0.37 % diện tích của huyện), phân bố ở vùng ngoài đê biển (xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thọ), loại đất này bị ngập nước triều mặn quanh năm, đất ln bão hồ muối lẫn hữu cơ, bị glây mạnh. Loại đất này thường được cố định bởi thảm rừng ngập mặn (sú, vẹt, mắm, bần). Thành phần cơ giới thường là thịt trung bình.
Hiện nay đất mặn sú vẹt, đước dưới thảm rừng khác nhau ngoài việc bảo vệ vùng biển chắn sóng, chắn gió cịn bồi đắp phù sa. Để sử dụng có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học cần giữ thảm rừng, sử dụng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn.
- Đất mặn nhiều (Mn): Diện tích 1.048 ha (chiếm 1,73 % diện tích của huyện) phân bố ở địa hình thấp ven biển, ven sơng chưa thốt khỏi ảnh hưởng của môi trường nước biển, phân bố ở các xã: Quỳnh Phương, Quỳnh Lương, Tiến Thuỷ ... Đất thường bị ngập bởi thủy triều biển, hàm lượng muối tan trên 1%, hàm lượng Clo trên 0,25%. Loại đất này phần lớn diện tích hiện đang được khai thác nuôi trồng thuỷ sản và làm muối, cịn lại đang bỏ hoang hố. Hướng sử dụng trong tương lai đưa vào trồng cói, làm muối và ni trồng thuỷ sản.
- Đất mặn trung bình (M): Diện tích 2.170 ha (chiếm 3,57% diện tích của huyện)
phân bố chủ yếu ở xã Quỳnh Thanh. Đất có thành phần cơ giới là thịt trung bình, tỷ lệ các cấp hạt sét có xu hướng tăng theo chiều sâu. Loại đất này hiện đang trồng 2 vụ lúa,
những nơi cao trồng thêm một vụ rau màu, những vùng trũng sử dụng cho mục đích lúa - cá kết hợp.
- Đất mặn ít (Mi): Diện tích 469 ha (chiếm 0,77% diện tích của huyện), phân
bố ở hai bên sơng, nước mặn nhưng có địa hình cao hơn, mực nước ngầm thấp hoặc các chân ruộng nương được tưới nước thường xun, muối bị rửa trơi nhiều. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc thịt nặng.
* Nhóm đất phù sa
- Đất phù sa khơng được bồi khơng có tầng Glây và loang lổ (P):
Diện tích 9.319 ha (chiếm 15,35% diện tích của huyện), phân bố ở các xã đồng bằng của huyện, là địa bàn sản xuất trọng điểm lúa của huyện. Loại đất này hiện đang được sử dụng vào trồng 2 vụ lúa có năng suất cao nhất huyện, nơi có địa hình cao khơng chủ động về nguồn nước tưới thì sử dụng vào trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, khoai, lạc hoặc luân canh lúa màu.
- Đất phù sa Glây (Pg): Diện tích 1.644 ha (chiếm 2,71% diện tích của huyện). Loại đất này phân bố ở các xã: Quỳnh Thanh, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hồng, Quỳnh n, Quỳnh Đơi. Đất được hình thành từ những sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm khí, đã hình thành nên tầng glây từ mức độ trung bình đến mạnh, đất có màu xám xanh..
- Đất phù sa ngập úng (Pj): Diện tích 834 ha (chiếm 1,37% diện tích của huyện). Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Quỳnh Thanh, Quỳnh Xuân, Quỳnh Yên. Do bị ngập nước quanh năm, đất lầy thụt, có lớp bùn nhão từ 0,5 - 0,8 m. Thành phần cơ giới nặng (sú cao). Loại đất này hiện nay được sử dụng chủ yếu trồng một vụ lúa, một số vùng chuyển sang canh tác lúa - cá.
- Đất dốc tụ (D): Diện tích 2.166 ha (chiếm 3,57% diện tích của huyện), phân
bố ở các đồi, núi tập trung ở các xã: Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Quỳnh Thắng,... Đất được hình thành do các sản phẩm phong hóa từ trên đồi núi bị nước mưa cuốn trôi xuống lắng đọng ở những thung lũng nhỏ dưới chân đồi núi. Thành phần cơ giới của đất thay đổi từ cát pha đến thịt trung bình hoặc nặng tuỳ thuộc vào sản
phẩm bồi tụ của từng vùng đất. Hiện nay, loại đất này được sử dụng trồng lúa và trồng rau màu cũng như cây công nghiệp.
* Nhóm đất bạc màu: Nhóm đất này chủ yếu là đất xám bạc màu trên phù sa
cổ, phân bố tập trung ở Quỳnh Tân và Quỳnh Lâm. Diện tích 2.421 ha (chiếm 3,99% diện tích của huyện). Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ thường có địa hình cao của đồng bằng về địa hình thấp của trung du tiếp giáp với các chân đồi núi. Đất bị ảnh hưởng của quá trình rửa trơi và tác động thối hóa bạc màu ở tầng đất canh tác. Đây là loại đất có độ phì kém, nhưng thành phần cơ giới lớp đất mặt nhẹ rất thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Nhóm đất đỏ vàng
- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Diện tích 466 ha (chiếm
0,77% diện tích của huyện), phân bố ở vùng đồi thoải gồm các xã: Quỳnh Châu, Quỳnh Tam. Thành phần cơ giới của đất nặng, tỷ lệ sét vật lý chiếm khoảng 70%, khả năng giữ nước và giữ phân bón rất tốt. Loại đất này hiện đang được sử dụng trồng cây công nghiệp lâu năm và các loại cây ăn quả.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): Diện tích 829 ha (chiếm 1,37% diện tích
huyện). Phân bố ở các xã Quỳnh Văn, Quỳnh Trang ... Đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá biến chất (philit, phiến thạch mica, gơnai). Loại đất này hiện có một số vùng đang trồng cây lâu năm, một số vùng có độ dốc 0 - 3o trồng các loại cây hoa màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Các vùng có độ dốc trên 25o chủ yếu được khoanh ni bảo vệ rừng và theo mơ hình nơng lâm kết hợp.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Diện tích 20.910 ha (chiếm 34,44% diện
tích huyện). Đất được hình thành trên sản phẩm phong hố của đá mẹ phiến sét, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét. Đây là loại đất tương đối tốt về mặt lý tính cũng như hố tính. Hiện nay đang được sử dụng để trồng cây công nghiệp dài ngày, hoa màu và trồng rừng.
- Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Diện tích 1.191 ha (chiếm 1,96% diện
tích), phân bố nhiều nơi ở sườn đồi các xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu, Quỳnh Tam,... Đất được hình thành trên sản phẩm phong hoá của macma axit (granit,
riolit). Đất có màu xám, xám nâu hoặc xám vàng, có tầng dầy 50 - 70 cm. Nhìn chung loại đất này phần lớn diện tích đã được trồng rừng; khoanh ni rừng; trồng cây ăn quả; cây công nghiệp và hoa màu.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 6.062 ha (chiếm 9,99% diện tích huyện). Đất được hình thành trên sản phẩm phong hố của đá cát, cấu trúc của đất thường là hạt rời rạc.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 706 ha, (chiếm 1,16%
diện tích huyện), phân bố tập trung ở các xã bán sơn địa và miền núi. Đất được hình thành trên nền đất ferralit, trên các loại đá mẹ khác nhau như: Đá phiến sét, đá biến chất, đá sa thạch,... được con người khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước hàng năm đã làm thay đổi chất đất.
- Đất xói mịn trơ sỏi đá (E): Diện tích 2.837 ha (chiếm 4,67% diện tích huyện), loại đất này được phân bố trên khắp các đồi núi chạy dọc ven theo đồng bằng và nơi đồi núi tiếp xúc với đồng bằng từ Quỳnh Lâm đến Quỳnh Lập. Đây là loại đất rất xấu, năng lực sản xuất kém. Hiện nay trên các loại đất này một số đã được trồng rừng, một số nơi đang là trảng cây bụi thưa hoặc trảng cỏ.
Ngoài ra trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu cịn có nhóm đất đen thuộc nhóm đất địa thành chiếm diện tích nhỏ khoảng 128 ha (chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên của huyện). Phân bố chủ yếu ở Quỳnh Bảng. Hiện nay loại đất này đang sử dụng chủ yếu vào trồng lúa và một ít được trồng cây ăn quả nhưng năng suất không cao.
2.1.2.5. Thảm thực vật
a. Thảm thực vật tự nhiên
Lãnh thổ Quỳnh Lưu là nơi giao lưu, hội tụ không chỉ của ba khu vực gió mùa Đơng Bắc Á, Đơng Nam Á và Nam Á mà còn là nơi giao thoa của sinh vật bản địa với các sinh vật di cư từ các khu hệ sinh vật phía Bắc từ Nam Trung Hoa xuống (khu hệ sinh vật á nhiệt đới và ôn đới ẩm) từ Malaixia – Indônêxia lên (khu hệ sinh vật nhiệt đới phương Nam) với luồng từ Ấn Độ - Mianma sang (theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2008), Đa dạng thực vật miền núi Nghệ An).
- Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng: Loại rừng này vẫn cịn có cấu trúc 3-4 tầng, trong đó có đó 1-2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng cỏ phân bố ở xã Quỳnh Thắng
- Rừng hỗn giao tre nứa - cây lá rộng: Loại rừng này hình thành do rừng bị khai phá làm nương rẫy, được hình thành sau vài năm bị bỏ hoang hố. Các lồi cây lá rộng mọc xen với tre nứa như: Re, Dẻ, Bứa, Trám, Gội, Hu đay, v.v.
- Rừng tre nứa: Chủ yếu gồm hai quần xã: quần xã Nứa và quần xã Mét. - Rừng ngập mặn: rừng ngập mặn có diện tích hầu như khơng đáng kể mà phần lớn là trảng cây ngập mặn với chiều cao 2-5 m. Các loài cây ngập mặn thường gặp như: Ơ rơ trắng, Sam biển, Mắm quắn, Mắm biển, Quao nước, Cóc vàng, Giá, Sú, Ráng, Vẹt dù, Trang, Đước, Cóc kèn, Tra biển, v.v Thực vật phù du đa dạng và có xu hướng tăng dần từ trong sơng ra ngồi cửa sơng tập trung ven biển Cửa Lạch Quèn, Lạch Cờn. Ví dụ: Cửa lạch Cờn: Thực vật nổi có 17 lồi thuộc 4 ngành tảo (tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo giáp). Trong đó tảo silic có 8 lồi (41,7%), tảo lục có 3 lồi (17,6%), tảo lam có 2 lồi (11,8%). Mật độ đạt 0,94 x 106 TB/m3..
- Trảng cây bụi, trảng cỏ: được hình thành bởi sự phá rừng để lấy đất canh tác, sau vài năm đất bị xói mịn mạnh trở nên bạc màu khơng có khả năng canh tác, đất bị bỏ hoá tạo nên trảng cây bụi, trảng cỏ với các loài cây chịu hạn mọc tiên phong.
Thảm thực vật tự nhiên ở dưới 300m phổ biến là rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm với ưu thế của các họ thuộc khu hệ bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa trong đó có lồi Erythrofohbeceon fordii (Lim xanh) [46]. Đây là một lồi có nguồn gốc ở Việt Nam hình thành trong đại Tân sinh [69,70,71]. Về phân bố không gian chúng phổ biến ở miền Bắc đến Nghệ An và số cá thể ít dần về phía Nam.
Ở độ cao 300-800m, trong rừng đã có sự thay đổi về thành phần lồi, các loài Vatica spp. (Táu) thuộc họ Dầu (Dipterocapaceae) chiếm ưu thế [46] đặc trưng cho
khu hệ thực vật Malaysia – Indonesia. Chúng di cư sang Việt Nam vào kỷ Đệ Tam, lan dần ra phía Bắc [70].
b. Tính đa dạng thực vật
Hệ thực vật Bắc Quỳnh Lưu gồm 516 loài, 304 chi, 98 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch; trong đó, ngành Mộc lan là đa dạng nhất, chiếm tới 97,29% tổng số loài. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố xã Tiến Thủy có sự đa dạng với nhiều loại động thực vật thủy sinh 37 loài, 32 chi.
Hệ thực vật Bắc Quỳnh Lưu có nhiều lồi cây có giá trị kinh tế cao và cho nhiều cơng dụng, cây làm thuốc có số lồi cao nhất với 258 loài, chiếm 55,48%; cây cho lương thực, thực phẩm với 71 lồi, chiếm 15,27%. Thấp nhất là cây cho cơng dụng khác với 10 loài chiếm 2,15 %.