Đặc điểm các đơn vị phân loại của cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan huyện Quỳnh Lưu

2.2.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại của cảnh quan

Huyện Quỳnh Lưu là vùng giao thoa và tương tác mạnh mẽ giữa biển và lục địa và là một trong những vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên đa dạng và phân hóa sâu sắc. Cảnh quan huyện Quỳnh Lưu được phân chia thành 2 lớp: lớp cảnh quan núi và lớp cảnh quan đồng bằng. trong đó, (i) Lớp cảnh quan núi có 3 phụ lớp, 5 hạng và 33 loại CQ; (ii) Lớp cảnh quan đồng bằng có 2 phụ lớp, 2 hạng và 15 loại cảnh quan.

a. Lớp cảnh quan

Huyện Quỳnh Lưu có 2 lớp cảnh quan: Lớp cảnh quan núi, lớp cảnh quan đồng bằng.

+ Lớp cảnh quan núi: phân bố độ cao trên 200m, là vùng núi nằm ở rìa phía

Tây của huyện Quỳnh Lưu, tiếp giáp với Nghĩa Đàn. Có sự phân hóa đa dạng và phức tạp về địa hình, địa mạo và các đặc trưng về tự nhiên, diện tích 24.687,02ha, chiếm 56,41% diện tích tồn huyện. Lớp cảnh quan này gồm 3 phụ lớp (phụ lớp CQ núi thấp, phụ lớp CQ đồi cao, phụ lớp CQ đồi thấp), 5 hạng CQ và 33 loại CQ khác nhau.

+ Lớp cảnh quan đồng bằng: phân bố ở phía Đơng, dọc dải ven biển và sông

Mai Giang. Lớp cảnh quan này chiếm 15.323,08 ha (35,01%). Được hình thành trên địa hình khá bằng phẳng, độ cao dao động từ 0 - 20 m, độ dốc nhỏ, đất có tầng dày lớn và được trồng cây hàng năm, lúa nên sự phân hóa của các loại CQ khơng quá phức tạp như lớp cảnh quan núi thấp.

b. Phụ lớp cảnh quan

Khu vực nghiên cứu có 5 phụ lớp cảnh quan:

+ Phụ lớp cảnh quan núi thấp: có diện tích 8723 ha bao gồm 2 hạng gồm đỉnh

bóc mịn tổng hợp cao trên 200m, sườn bóc mịn tổng hợp. Phụ lớp này phân bố rải rác toàn địa bàn nghiên cứu tại các bề mặt đỉnh núi nằm ở khu vực phía Bắc xã Quỳnh Thắng, ven hồ Thái Lai xã Quỳnh Tam, một số đỉnh núi xã Ngọc Sơn, Quỳnh Lâm, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hoa. Bề mặt đỉnh tương đối bằng phẳng nên độ

dốc sườn khoảng 0o - 3o, tuy nhiên diện tích mỗi bề mặt khơng rộng. Hiện trạng là rừng và cây bụi mọc chủ yếu là nền thổ nhưỡng đất đỏ vàng trên đá sét.

+ Phụ lớp cảnh quan đồi cao: phân bố tại khu vực thung lũng hoặc sườn thoải

tích tụ của núi trên địa bàn các xã Quỳnh Thắng, ven hồ Vực Mấu, xã Ngọc Sơn, Quỳnh Mỹ. Có 2 hạng CQ gồm đỉnh bóc mịn tổng hợp cao 50 - 200m, bề mặt rửa trơi, diện tích của phụ lớp này chiếm số lượng khá nhiều 7265,15 ha (chiếm 16,65% DTTN).

+ Phụ lớp cảnh quan đồi thấp: phân bố tại khu vực phía Nam ven hồ Vực

Mấu thuộc các xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân. Có 1 hạng CQ là bề mặt tích tụ sơng - sườn tích, diện tích 8673,84 ha (chiếm 19,82% DTTN).

+ Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao: diện tích 6666,73 ha (chiếm 15,23% DTTN), phân bố tại khu vực tương đối bằng phẳng dọc sông Mai Giang tại các xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Hưng, Quỳnh Diện. Có 1 hạng CQ là phù sa sông biển. Đây là dải đồng bằng hẹp nằm chuyển tiếp giữa vùng đồi và biển, Đồng bằng có nguồn gốc do q trình tích tụ vật chất sơng kết hợp với quá trình biển.

+ Phụ lớp đồng bằng ven biển thấp: Có 1 hạng CQ là bề mặt trầm tích nguồn

gốc biển, diện tích 8.656,35 ha (chiếm 19,78 % DTTN). Đây là dải đồng bằng có thành phần vật chất được thành tạo từ quá trình của biển, phân bố dọc sông Mai Giang và dải đất cát ven biển thuộc các xã vùng Bãi Ngang (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, Tiến Thủy, An Hòa, Sơn Hải, Quỳnh Thuận, Quỳnh Thọ). Hiện trạng sử dụng đất trong phụ lớp cảnh quan này chủ yếu là trồng hoa màu, rau sạch và một phần làm muối và nuôi trồng thủy sản ven sông Mai Giang tại các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Liên, Quỳnh Thanh.

c. Hạng cảnh quan

Khu vực nghiên cứu bao gồm 7 hạng CQ. Sự phân bố và phạm vi của các hạng cảnh quan có sự khác biệt.

- Hạng CQ trên địa hình đỉnh bóc mịn tổng hợp ở độ cao trên 200m: chiếm 3,6 % diện tích tồn huyện (1574,59 ha), phân bố rải rác tại các bề mặt đỉnh núi

nằm ở khu vực phía Bắc xã Quỳnh Thắng, ven hồ Thái Lai xã Quỳnh Tam, một số đỉnh núi xã Ngọc Sơn, Quỳnh Lâm, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hoa. Bề mặt đỉnh tương đối bằng phẳng nên độ dốc sườn khoảng 0o - 3o, tuy nhiên diện tích mỗi bề mặt không rộng.

Hạng CQ phát triển trên nển 2 loại đá mẹ: magma axit, phiến sét, hiện trạng là rừng và cây bụi mọc chủ yếu là nền thổ nhưỡng đất đỏ vàng trên đá sét. Bao gồm 6 loại cảnh quan: rừng tự nhiên (1), rừng trồng(2), đất trống (3) trên đất Fa và rừng tự nhiên (4), rừng trồng (5), đất trống (6) trên đất Fs.

- Hạng CQ trên địa hình sườn bóc mịn tổng hợp: chiếm 16,34 % diện tích tự

nhiên (7149,8 ha); phân bố rải rác tồn vùng nghiên cứu, có dạng đồi sót giữa đồng bằng, nằm ở khu vực phía nam xã Quỳnh Tam và một số đồi tại xã Quỳnh Mỹ. Bao gồm 10 loại cảnh quan phát triển trên 3 loại thổ nhưỡng: Fa, Fs, Fq: rừng tự nhiên (7,9), rừng trồng (10,13), cây bụi (8), đất ở (14), cây lâu năm (11,15), lúa (16), cây hàng năm (12).

- Hạng CQ trên địa hình đỉnh bóc mịn tổng hợp ở độ cao 50-200m: 15,2 %

diện tích tự nhiên (6652,15 ha). Địa hình tương đối dốc 8-15º, chủ yếu là rừng phòng hộ và đất trống thuộc phân bố ở vùng thung lũng của các xã Tân Sơn, Quỳnh Tam, Quỳnh Châu, Quỳnh Lâm, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Vân, Quỳnh Hoa và phần ranh giới phía bắc xã Quỳnh Tân.

Bao gồm 4 loại cảnh quan phân bố trên 3 loại thổ nhưỡng Fj, Fq, E: rừng trồng (17,19), cây bụi (20), cây lâu năm (18).

- Hạng CQ trên bề mặt rửa trôi: chiếm 1,45 % diện tích tự nhiên (636,64

ha). Bao gồm 2 loại cảnh quan (lúa (21), hàng năm khác (22) trên thổ nhưỡng là đất phù sa cổ. Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là đất trồng hoa màu, rau, cây ngắn ngày thuộc thung lũng Khe Sái của xã Ngọc Sơn.

- Hạng CQ trên bề mặt tích tụ sơng - sườn tích: chiếm 19,89 % diện tích

(8673,84 ha) phân bố tại khu vực phía Nam ven hồ Vực Mấu thuộc các xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân. Có 11 loại CQ phân bố trên 4 loại thổ nhưỡng: Fs, Fq, Fl, Fk:

rừng trồng (23,29), cây bụi (24,33), đất ở (25,30,32), cây lâu năm (26,31), lúa (27), cây hàng năm (28).

- Hạng CQ trên bề mặt tích tụ nguồn gốc sơng - biển: chiếm 15,23 % diện tích tự nhiên (6666,73 ha). Đây là dải đồng bằng hẹp nằm chuyển tiếp giữa vùng đồi và biển, phân bố tại khu vực tương đối bằng phẳng dọc sông Mai Giang tại các xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Hưng, Quỳnh Diện. Đồng bằng có nguồn gốc do q trình tích tụ vật chất sơng kết hợp với quá trình biển. Bao gồm 5 loại CQ phân bố trên 2 loại nền thổ nhưỡng P,Mi: đất ở (34,36), lúa (35,37), NTTS (38).

- Hạng CQ trên bề mặt trầm tích nguồn gốc biển: chiếm 19,78 % diện tích tự nhiên tồn huyện (8656,35 ha). Đây là dải đồng bằng có thành phần vật chất được thành tạo từ quá trình của biển, phân bố dọc sông Mai Giang và dải đất cát ven biển thuộc các xã vùng Bãi Ngang (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, Tiến Thủy, An Hòa, Sơn Hải, Quỳnh Thuận, Quỳnh Thọ). Hiện trạng sử dụng đất trong hạng cảnh quan này chủ yếu là trồng hoa màu, rau sạch và một phần làm muối và nuôi trồng thủy sản ven sông Mai Giang tại các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Liên, Quỳnh Thanh. Bao gồm 9 loại cảnh quan phân bố trên 3 nền thổng nhưỡng Pj, Mn,M và C: rừng tự nhiên (44), đất ở (39,41,45), lúa (40), cây hang năm (46), làm muối (42), chưa sử dụng (47), NTTS (43).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 71 - 74)