Tổng hợp nội dung của quy hoạch môi trường của một số tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 43)

Tác giả QHBVMT đồng nhất với quy hoạch ngành

QHBVMT là hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề môi trƣờng,

quản lý môi trƣờng Trên thế giới Badwin (1984) Xem QHMT là QH rác thải Toner, Robert Everritt và Kimberly Pawley (2001), Nurit Alfasi (2006) Xem QHMT là QH sử dụng đất

Alan Gipin (1996) QHMT là sự xác định các mục tiêu

mong muốn đối với môi trường tự nhiên và đề ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó” Chapin và Kaiser (1985) QHBVMT là „„một kế hoạch toàn diện‟‟ Voogd và Woltjer (1999)

Quy hoạch có thể khơng có hiệu quả nếu nó khơng dựa trên lập kế hoạch tình báo. SusanBuckingham- Hatfield và Bob Evans (1992) QHMT có thể hiểu là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính sách mơi trường. William J. Petak (2000) Xây dựng chính sách và chương trình môi trường hiệu quả hơn đòi hỏi phải phối hợp nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng môi trường

Leo Lai Choo (1997)

Phải quy hoạch trên cơ sở những vấn đề về môi trường.

John M.Edington và M. Anh Edington (1977)

Giải quyết các vấn đề môi trường, đảm bảo khả năng chịu tải môi trường Anne R. Beer (1990) QHBVMT là cơ sở cho tất cả các quyết định phục vụ phát triển bền vũng cho vùng Andrew Blowers (1993,1997)

Là quy hoạch liên ngành: Quy hoạch nền, quy hoạch thành phố, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bền vững cấp địa phương, dự báo tương lai cho quy hoạch

Là cơ sở để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý môi trường.

Richard.D Margerum (1997)

Bao hàm QHBVMT tổng hợp

QHBVMT quản lý hệ sinh thái và quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên.

Tại Việt Nam Vũ Quyết Thắng

(2005)

Xác lập mục tiêu môi trường mong muốn, đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để cải thiện và phát triển một/những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường

Phùng Chí Sỹ (2003)

QHMT là q trình sử dụng các hệ thống kiến thức khoa học để xây

dựng các chính sách và biện pháp thực hiện khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đặng Trung Thuận (2002)

Quy hoạch liên ngành QHMT là sắp xếp, tổ chức không gian và sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện thiên nhiên, KTXH của vùng lãnh thổ theo định hướng PTBV

Nguyễn Cao Huần (2010)

Tổng hợp các không gian quy hoạch liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

QHBVMT nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển của từng vùng. QHBVMT có thể tạo ra những nền tảng để xem xét và điều chỉnh quy hoạch kinh tế trước đó cho khu vực.

Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về quy hoạch bảo vệ môi trường nhưng những nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung.

- Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch bảo vệ môi trường (QHBVMT) là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng theo hướng phát triển bền vững. Quy hoạch bảo vệ môi trường không thể tách rời quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Quy hoạch bảo vệ môi trường phải tôn trọng các quyền và giải quyết nhu cầu của cộng đồng địa phương.

1.1.2. Các nghiên cứu theo tiếp cận cảnh quan trong quy hoạch bảo vệ môi trường trường

Bất cứ một quy hoạch không gian nào cũng phải đưa ra được phân vùng theo chức năng. Rõ ràng phân vùng cảnh quan là một phương pháp phân vùng cơ bản mang tính tổng hợp. QHBVMT ngày nay kế thừa nguyên lý phân vùng cảnh quan và vận dụng nó gắn với chức năng mơi trường để định hướng quy hoạch không gian cũng như đề xuất giải pháp sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế - xã hội hợp lý. Cảnh quan tự nhiên và nhân sinh thể hiện rõ đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, địa chất, địa mạo cũng như quá trình tác động con người gây biến đổi địa bàn. Vì sự phát triển và biến đổi cũng như đặc điểm mỗi vùng là không giống nhau, phân vùng chức năng mơi trường dựa trên phân tích cảnh quan, phân vùng cảnh quan sẽ thấy rõ lịch sử phát triển của từng vùng và những vấn đề nổi cộm trong quá trình phát triển để đưa ra quy hoạch BVMT cũng như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội một cách đầy đủ nhất.

Như vậy, QHMT trên cơ sở tiếp cận cảnh quan là định ra các chức năng đối

với môi trường thành phần hay môi trường sinh thái tổng hợp của cảnh quan. Ở Tây Âu, công tác phân vùng và hoạch định sử dụng lãnh thổ rất được chú trọng vì diện tích hẹp, mức độ cơng nghiệp hóa cao, mức độ sử dụng lãnh thổ cao. Ở Ucraina, việc sử dụng và quy hoạch lãnh thổ đều dựa vào các bản đồ cảnh quan. Ở Liên Xô (cũ) các nhà quy hoạch phát triển vùng thường gắn với các vùng địa lý tự nhiên hay cảnh quan và các đơn vị nhỏ hơn của chúng. Ví dụ: vùng kinh tế lớn (tỷ lệ 1/500.000 đến 1/300.000) thì dựa vào cấp địa tổng thể là vùng địa lý tự nhiên, cảnh quan; miền kinh tế (tỷ lệ 1/300.000 đến 1/100.000) thì dùng các cảnh quan hoặc tiểu vùng địa lý; các vùng chăn nuôi, nơng nghiệp, cơng nghiệp, hành chính (tỷ lệ 1/100.000 đến 1/25.000) dùng các tiểu khu, dạng cảnh quan; vùng dân cư trung tâm điều dưỡng (tỷ lệ 1/5.000 đến 1/2.000) dùng các diện cảnh quan.

Ở Hà Lan, người ta chia ra 6 vùng sinh thái dựa vào các đặc điểm địa chất, địa mạo, nước ngầm và độ cao. Các vùng lại được chia ra 37 tiểu vùng và dựa vào

đó để quy hoạch các vùng phát triển. Tại hội nghị về CQST toàn thế giới tổ chức tại Canada năm 1991, các nhà khoa học Hà Lan đưa ra quan điểm “Quy hoạch bảo tồn như là cơ sở của sinh thái cảnh quan” (Conservation Planning as a Basic for Landscape Ecology).

Francoise Burel và Jacques Baudry trong cuốn “Landscape Ecology” có đề cập đến nghiên cứu các HST trong sinh thái cảnh quan đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển và quản lý các kiểu thảm thực vật và động vật. Từ năm 1983, IALE đã đề cập đến dùng các nghiên cứu về sinh thái cảnh quan trong việc quản lý đất đai và giới sinh vật trong các khu vực khác nhau. Các nghiên cứu về sinh thái cảnh quan cũng đã phục vụ cho việc tính tốn tính bền vững trong phát triển nơng nghiệp (Baudry, 1993).

Trong cuốn “Lập báo cáo hiện trạng môi trường – Sách tra cứu về phương pháp tiếp cận” của Bộ Môi trường Canada, Viện Y tế về Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM), Chương trình Mơi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) do Cục Môi trường (Việt Nam) dịch và xuất bản năm 1996 có đề cập đến ưu và nhược điểm của các khuôn khổ và tổ chức không gian trong việc lập báo cáo HTMT. Trong đó có nhấn mạnh tính ưu việt của phương pháp dùng bản đồ các HST làm gốc. Sự phân tích các đặc tính mơi trường như khơng khí, nước và đất đã được trình bày trong các đơn vị không gian và chức năng là vùng cảnh quan. Cần có sự phân loại theo khơng gian của các HST thực sự nhận biết được tổ hợp và tầm quan trọng của mọi yếu tố giải thích cho việc tồn tại và phân vùng các HST (Omernik, 1995).

Cảnh quan học giúp người QHMT nhận biết mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau giữa các đơn vị lãnh thổ thông qua trao đổi vật chất và năng lượng, để từ đó có các phương án bố trí việc sử dụng và chứa, phân hủy chất thải, ngun, nhiên liệu có hiệu quả. Mơ hình cổ điển nhất được các nhà địa lý quy hoạch lãnh thổ áp dụng nhiều là quan hệ giữa các hệ thống tự nhiên ở dạng chuỗi theo sườn dốc hoặc lưu vực. Khái niệm này đã được biết đến từ lâu và nghiên cứu kỹ (Milne - 1935; Vageler - 1955). Ở Việt Nam, Nguyễn Cao Huần, Phạm Hoàng Hải sử dụng cảnh

quan học trong sử dụng và bảo vệ mơi trường gắn với các cơng trình nghiên cứu tại ng Bí, Đơng Triều (Quảng Ninh). Các tác giả thống nhất quan điểm lấy các đơn vị CQST, vùng hay các đơn vị lãnh thổ có phân cấp và tính thống nhất về quan hệ tương tác như hệ thống các đơn vị CQST như chúng tơi đã trình bày để làm cơ sở phân tích cho cơng tác phân vùng CNMT và QHMT có cơ sở hơn.

Quan điểm tiếp cận khác: quy hoạch cảnh quan (Landscape planing) đã được sử dụng khá phổ biến ở các nước Tây Âu, Mỹ bởi vì cảnh quan về bản chất tự nhiên là một đơn vị lãnh thổ. Việc quy hoạch, tái tạo, khôi phục chúng để sử dụng hợp lý là một việc làm cần thiết.

Theo quan điểm này, quy hoạch, khôi phục CQ là sự phân chia lãnh thổ ra các đơn vị CQ theo mục đích sử dụng, có tính đồng nhất tương đối về các yếu tố và quan hệ tương tác của chúng, để ra các biện pháp khơi phục CQ theo hướng có lợi cho con người mà vẫn đảm bảo sự PTBV. Có thể lấy các ví dụ như công tác trồng rừng trên đất trống đồi trọc là công việc khơi phục CQ bởi vì phải xác định rõ nguồn gốc của các CQ ở đây là gì thì cơng cuộc tiến hành trồng rừng theo cấu trúc tương tự mới có hiệu quả. Nói một cách khác, quy hoạch sinh thái cũng là một dạng của QHMT.

Các nhà khoa học Mỹ Joan Nassauer, Thome làm việc ở phòng cảnh quan kiến trúc đại học Minnesota và Pennsylvania đề cập nhiều đến “khôi phục cảnh quan” (Landscape Restoration) là q trình tái tạo mơi trường sống dựa trên cơ sở cấu trúc của các CQ nhân sinh cổ truyền (có nghĩa là có cấu trúc gần giống với tự nhiên). Khái niệm quy hoạch, tái tạo và khôi phục các cảnh quan thực chất là cải tạo các cảnh quan đã bị thay đổi theo hướng có lợi cho con người thông qua việc lập lại các cấu trúc tự nhiên để cân bằng sinh thái và các quy luật tự nhiên dần dần được lập lại, công việc này phải dựa vào nghiên cứu lịch sử và hiện trạng cảnh quan.

Ở Việt Nam, việc sử dụng các nghiên cứu về địa lý tự nhiên và cảnh quan học để xây dựng QHMT mới được áp dụng gần đây. Một phần do các nghiên cứu theo hướng này chưa sâu, phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ mơ tả. Sau này, một số cơng trình như “Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, 1993”; “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” NXB Giáo dục, Hà Nội, 1977”; “Phân vùng địa lý tự nhiên Tây Nguyên” (Hà Nội – 1986) cũng được trích dẫn khá nhiều. Một số cơng trình về phân vùng CNMT cho các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, huyện Cư Jut có sử dụng bản đồ CQ hoặc các nghiên cứu theo hướng này để thành lập bản đồ phục vụ cho QHMT.

Tuy nhiên trên thực tế, các tư liệu nguồn về các yếu tố, thành phần tự nhiên, KT-XH lãnh thổ lại không đồng bộ, hay số liệu thống kê không tuân thủ quy định của nhà nước, dẫn đến khơng ít khó khăn cho người làm cơng tác tổng hợp, thành lập các bản đồ cảnh quan cũng như các bản đồ quy hoạch, trong đó có bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường.

1.1.3. Các nghiên cứu về phân vùng cảnh quan và chức năng môi trường/ chức năng cảnh quan chức năng cảnh quan

Hoạt động phân vùng thường được tiến hành dựa vào tư liệu về các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội và các tư liệu liên quan khác, nhằm đưa ra một bức tranh tồn cảnh về sự phân hóa của vùng lãnh thổ đó, chỉ ra các khu chức năng sinh thái, tiềm năng sử dụng cho mục đích phát triển bền vững. Mỗi loại hình phân vùng có một mục đích riêng, dựa vào các tiêu chí, phương pháp và công cụ khác nhau để tiến hành.

Theo Phạm Bình Quyền, Trần Yêm và nnk (2002) "vùng chức năng môi trường là một bộ phận lãnh thổ, trên đó các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với các điều kiện tự nhiên và tài ngun mơi trường. Mỗi vùng có một phạm vi xác định theo yếu tố tự nhiên (không theo ranh giới hành chính) có các đặc trưng riêng và giữ một vai trò nhất định trong nền kinh tế địa phương. Cơ sở

xác định các vùng chức năng môi trường là chất lượng môi trường của vùng nghiên cứu, đánh giá về năng lực chịu tải môi trường, đánh giá về mức độ nhạy cảm của các HST trước các yếu tố tự nhiên và các hoạt động KT-XH...". Theo quan điểm của các tác giả này thì vùng CNMT được quyết định bởi các hoạt động KT-XH với nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với ĐKTN và tài nguyên môi trường. Tuy nhiên quan điểm này là chưa thực sự phù hợp, bởi vì bản thân một đơn vị tự nhiên đã chứa đựng một chức năng môi trường riêng của nó, hoạt động KT-XH được tổ chức trên đơn vị tự nhiên mơi trường đó phải phù hợp với các chức năng của nó, nếu không sẽ làm biến đổi sự cân bằng tự nhiên của đơn vị lãnh thổ đó.

Lê Quý An [2] cho rằng: “Nghiên cứu phân vùng các đơn vị CNMT là khoanh gom các vùng lãnh thổ có đồng nhất các yếu tố mơi trường và là sự phân tích, đánh giá các biến đổi theo thời gian, khơng gian của tình hình mơi trường do quá trình phát triển KT-XH ở vùng lãnh thổ đó”. Để khoanh vùng các đơn vị CNMT có thể sử dụng một số đặc trưng có tính ngun tắc sau đây: các đặc điểm về điều kiện tự nhiên; Các đặc điểm về phát triển KT-XH; Các đặc điểm về môi trường và các đặc điểm về quản lý hành chính. Theo quan điểm này, việc sử dụng ranh giới các đơn vị hành chính (đồng bằng sơng Hồng: cấp vùng, ranh giới các huyện: cấp phụ vùng, ranh giới tự nhiên của các HST: cấp tiểu vùng) tuy nhiên, thông thường ranh giới vùng CNMT mang tính tự nhiên hơn là tính hành chính vì vậy ngun tắc phân vùng này chưa hợp lý.

Dựa vào bản chất của phân vùng địa lý tự nhiên, có thể xem “Phân vùng mơi trường” là việc phân chia lãnh thổ thành các vùng, tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng môi trường là một khu vực lãnh thổ cụ thể, được xem như một địa hệ thống bao gồm các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội và có tác động qua lại lẫn nhau tạo nên đặc trưng riêng cho phép định hướng, đề xuất giải pháp tổ chức không gian sử dụng tài nguyên và BVMT. Vùng bao gồm nhiều tiểu vùng được xác định theo các tiêu chí ở mức khái quát cao hơn so với tiểu vùng (Nguyễn Cao Huần, Trương

Quang Hải, 2006) [9]. Theo quan điểm của các tác giả này, nguyên tắc đánh giá là thơng qua các đặc điểm, tính chất hình thành của các tổng thể tự nhiên và các đặc tính thành phần phát sinh để xác định mức độ thích nghi của các thể tổng hợp tự nhiên cho các ngành sản xuất, kinh tế riêng biệt. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu này xem xét mỗi đơn vị CQ đã có những chức năng tự nhiên riêng, được hình thành bởi tổ hợp các chức năng của các thành phần tạo nên đơn vị CQ đó. Bên cạnh đó mỗi đơn vị CQ lại có thể đảm nhiệm các chức năng về KT-XH và môi trường khác nhau trong sự thống nhất và điều hòa giữa tất cả các chức năng mà nó có thể đảm nhiệm (Mai Trọng Thơng, Hồng Lưu Thu Thủy, 2004; Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, 2006) [9, 10, 25]. Nghiên cứu CNMT của các lãnh thổ tự nhiên – các đơn vị CQ vận dụng quan điểm hệ thống để xem xét mối quan hệ tương hỗ mật thiết của 3 hệ thống chức năng tự nhiên, KT-XH, môi trường trong lãnh thổ khép kín của đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)