Các vùng và tiểu vùng cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 74)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các vùng và tiểu vùng cảnh quan

2.3.1. Các tiêu chí xác định các đơn vị phân vùng cảnh quan

Đối với lãnh thổ cấp huyện không lớn, các cấp phân vị trong phân vùng cảnh quan được lựa chọn bao gồm vùng và tiểu vùng.

Vùng cảnh quan được xác định theo các tiêu chí (Phạm Hồng Hải, 1997): đồng nhất về mặt phát sinh, trên cơ sở đồng nhất về nền vật chất và hướng tác động của các quá trình tự nhiên chủ yếu, khá đồng nhất về chế độ nhiệt ẩm, đồng nhất về mức độ khai thác, sử dụng lãnh thổ và tập hợp các nhóm loại cảnh quan cụ thể.

Theo các dấu hiệu nêu trên, toàn bộ lãnh thổ huyện Quỳnh Lưu nằm trong vùng cảnh quan đồng bằng Nghệ An - Hà Tĩnh (Phạm Hoàng Hải, 1997). Như vậy đối với lãnh thổ huyện Quỳnh Lưu có thể trực tiếp phân chia thành cấp tiểu vùng.

Tiểu vùng cảnh quan là đơn vị dưới cấp vùng, được xác định theo các tiêu chí chính:

- Tổ hợp ưu thế về dạng địa hình, hình thái phát sinh và loại đất. - Tổ hợp các loại cảnh quan ưu thế.

2.3.2. Các nguyên tắc và cách thức phân vùng cảnh quan huyện Quỳnh Lưu Quỳnh Lưu

a. Các nguyên tắc và phương pháp

- Nguyên tắc: các nguyên tắc phân vùng CQ được áp dụng, bao gồm nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc cùng chung lãnh thổ.

+ Nguyên tắc phát sinh: Để phân vùng địa lý tự nhiên được hiệu quả cần nắm được các quy luật phát sinh, phát triển của các thể tổng hợp tự nhiên. Phân tích được các quy luật phân hóa hình thành nên đơn vị phân vùng đó và sự thay đổi của chúng trong q trình phát triển từ đó dự đốn được hướng phát triển trong tương lai và sử dụng chúng một cách hợp lý và hiệu quả.

+ Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Các vùng địa lý tự nhiên có sự phân hóa rất phức tạp nhưng cũng có tính đồng nhất ở một số chỉ tiêu nhất định. Một vùng địa lý tự nhiên bao gồm nhiều các đơn vị nhỏ trong đó lại có thể phân chia các đơn vị nhỏ này và ghép chúng thành các đơn vị lớn hơn trong vùng đó. Như vậy, trong phân vùng, cấp phân chia càng nhỏ thì lãnh thổ càng hẹp và thể hiện tính đồng nhất càng cao.

+ Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: Phân vùng địa lý tự nhiên chính là việc tìm kiếm, phát hiện và chỉ ra được những phạm vi lãnh thổ mà ở đó có những điều kiện, đặc điểm tự nhiên, TNTN, cảnh quan đặc trưng khác biệt với những phạm vi lãnh thổ cịn lại. Vì vậy, mỗi vùng địa lý tự nhiên đều có ranh giới khép kín, phân

biệt hẳn với các vùng lân cận khác. Nguyên tắc này cho phép ta phân biệt được sự khác nhau giữa phân vùng và phân kiểu.

- Các phương pháp

+ Phương pháp quan trọng nhất là phân tích liên hợp bản đồ cảnh quan và bản đồ địa mạo để xác định các tiểu vùng theo các tiêu chí.

+ Phương pháp GIS cùng phương pháp khảo sát thực địa được áp dụng để xác định ranh giới các tiểu vùng.

b. Cách thức thực hiện

Dựa theo các tiêu chí xác định các cấp vùng và tiểu vùng nêu trên, đối với huyện Quỳnh Lưu phân chia lãnh thổ trực tiếp thành cấp tiểu vùng cảnh quan. Khi phân vùng cảnh quan cần thực hiện theo các bước chính sau:

Bước 1: Phân chia các khu vực theo tổ hợp tính đồng nhất về địa mạo và thổ nhưỡng.

Bước 2: Phân chia các khu vực theo tổ hợp các loại cảnh quan

Bước 3: Liên kết các khu vực theo tổ hợp địa mạo – thổ nhưỡng và khu vưc theo tổ hợp các loại cảnh quan để xác định ranh giới phân vùng cảnh quan.

2.4. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan huyện Quỳnh Lƣu

Trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp và tiêu chí xác định các tiểu vùng đã nếu cũng như phân tích bản đồ cảnh quan huyện Quỳnh Lưu, lãnh thổ huyện được phân thành 4 tiểu vùng, bao gồm: tiểu vùng đồng bằng tích tụ sơng biển phía đơng nam; tiểu vùng đồi thấp và thềm sông hồ Vực Mẫu; tiểu vùng đồi - núi thấp Quỳnh Tân – Quỳnh Tam; tiểu vùng núi thấp và trung bình Quỳnh Thắng.

- Tiểu vùng cảnh quan đồng bằng tích tụ sơng biển phía đơng nam huyện

Quỳnh Lưu (I): Diện tích 14.860,80 ha (chiếm 33,96%), kéo dài dọc ven biển từ

Quỳnh Văn, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hoa, Quỳnh Lâm đến các xã ven biển, được hình thành do hoạt động bồi đắp của biển là chính, sơng Mai Giang tham gia thành tạo đồng bằng dọc theo hai bên bờ sơng và vùng cửa sơng, có độ nghiêng dần từ Tây sang Đơng, có độ cao từ 0-6 m. Đặc trưng của tiểu vùng này là bị chia cắt bởi hệ thống sông Mai Giang chảy theo chiều Bắc Nam. Bờ biển vùng này tương đối thấp,

bằng phẳng. Các dải cồn cát chạy dọc ven biển, hình thành bãi tắm nổi tiếng Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Nghĩa, thuận lợi để phát triển du lịch. Độ sâu mực nước biển ven bờ khơng lớn, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng. Thành phần vật chất trong tiểu vùng này được hình thành dưới tác động của chế độ dịng chảy sơng, biển và hỗn hợp sông biển nên phần lớn vật chất bề mặt mịn và thích nghi đối với cây trồng hàng năm, hoa màu và rừng phòng hộ ven biển. Đây là khu vực chịu sự tác động đan xen của hàng loạt các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội nên đất đai rất phong phú về chủng loại nhưng lại rất phức tạp về tính chất. Nhóm đất phù sa được bồi tụ hàng năm phân bố dọc theo sơng Mai Giang có diện tích rất nhỏ. Bên cạnh đó, trong tiểu vùng này xuất hiện nhóm đất mặn, đất cát ở ven biển.Vùng có thảm thực vật chủ yếu là lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương. Ở các dải cồn cát ven biển chủ yếu là rừng phi lao, cây bụi và cỏ các loại. Ngoài ra, tại các xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Bá, Sơn Hải, An Hịa thì hoạt động diêm nghiệp diễn ra phổ biến.

Đây là vùng ven biển tập trung nhiều khu dân cư bao gồm huyện lị là thị trấn Cầu Giát vì vậy có thể nói đây là vùng trung tâm kinh tế – xã hội của huyện với sự phát triển các hoạt đông nông nghiệp cũng như công nghiệp, dịch vụ với tính chun mơn hóa khá cao. Hoạt động phát triển kinh tế của vùng chủ yếu là trồng lúa và hoa màu, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, du lịch.

Vấn đề môi trường của tiểu vùng cảnh quan này liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh tế: ô nhiễm môi trường nước sông vùng nuôi trồng thủy sản thuộc xã Quỳnh Bảng khiến hàm lượng chất rắn lơ rửng (TSS) trong nước tăng cao, ô nhiễm môi trường nước vùng cảng lạch Quèn và lạch Thơi do hoạt động tàu thuyền ra vào làm nhiễm dầu mỡ, hàm lượng coliform tăng cao vượt quá giới hạn cho phép, nhà máy chế biến bột cá Hải An xả thải trực tiếp ra vùng cửa lạch Quèn gây ô nhiễm môi trường nước và mơi trường khơng khí, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của ngư dân địa phương.

Tiểu vùng đồng bằng sông biển tập trung chủ yếu là các loại cảnh quan đồng bằng bào mịn xâm thực tích tụ. Tiểu vùng đồng bằng này là khu vực tập trung dân cư, phát triển nơng nghiệp chính của huyện Quỳnh Lưu. Ngồi ra cịn phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

- Tiểu vùng cảnh quan đồi và bậc thềm sông hồ Vực Mẫu (II): Đây là

vùng CQ mang tính chất chuyển tiếp giữa vùng núi thấp phía Tây và vùng đồng bằng Bãi Ngang đặc trưng là cảnh quan hồ Vực Mẫu ở vị trí trung tâm là vùng có nguồn tài nguyên nước ngọt dồi dào nhất huyện Quỳnh Lưu. Diện tích tiểu vùng này là 8736,23 ha. ( chiếm 19,82 % DTTN) bao gồm lãnh thổ của các xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu phân bố dưới dạng các dải đồi, thung lũng bậc thềm sơng. Dạng địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là đồi thấp có dạng bát úp, đỉnh bằng, độ dốc sườn thoải và độ cao trung bình 100 - 200 m, độ dốc 8 - 10oC, độ phân cắt sâu từ 15 - 30m được hình thành trên nền địa chất là đá sét bột, bột cát màu sắc loang lổ có độ dày từ 5 - 25m. Tiểu vùng có nền thổ nhưỡng chủ yếu là đất màu mỡ được bồi bởi sơng và hồ, phân hóa đa dạng với nhiều nhóm đất khác nhau trong đó nhóm đất đỏ vàng (Fs) chiếm 48% tổng diện tích đất tự nhiên tồn vùng, ngồi ra cịn có các nhóm đất khác: đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất bạc màu trên phù sa cổ (B). Thảm thực vật phổ biến của tiểu vùng là hệ thống rừng trồng: keo, tre, nứa, cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng, mía) và cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, mít) trồng xen lẫn trong các khu dân cư. Lúa cũng được trồng một phần trong khu vực thung lũng. Môi trường của tiểu vùng cảnh quan bị chi phối bởi các hiện tượng tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người. Trong đó, các hiện tượng tự nhiên bao gồm lũ, hạn hán còn tác động của con người đến môi trường là khối lượng chất thải rắn từ sinh hoạt và chất thải từ chế biến lâm sản chưa qua xử lý của huyện Quỳnh Lưu tập trung tại xã Ngọc Sơn gây ô nhiễm mơi trường khơng khí, mơi trường đất, nước của người dân trong xã và các xã vùng lân cận.

- Tiểu vùng cảnh quan đồi - núi thấp Quỳnh Tân - Quỳnh Tam (III): Diện tích là 15724,25 ha (35,66%). Địa hình phần lớn có độ dốc từ 15º - 25º nên thuận

lợi cho cây lâm nghiệp và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Ngồi địa hình núi thấp, thung lũng nhỏ hẹp cũng là dạng địa hình khá phổ biến trong tiểu vùng này.Hiện trạng lớp phủ thực vật của tiểu vùng này chủ yếu là cây bụi và cây tầng thấp. Khu vực chân núi và thung lũng Tân Sơn là hoạt động canh tác của người dân, cây trồng chủ yếu là cây lấy gỗ, cây công nghiệp. Vấn đề môi trường chung của tiểu vùng là hiện tượng xói mịn dọc sơng suối từ hồ Khe Gỗ đến hồ Thái Lai, ngoài ra hiện tượng sạt lở đất khu vực miền núi phía tây do mưa bão sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và diện tích canh tác của người dân vùng thung lũng.

- Tiểu vùng cảnh quan núi thấp và núi trung bình Quỳnh Thắng (IV): Diện tích là 4650,66 ha (14,57% diệ tích tự nhiên). Đặc trưng địa mạo là các sườn núi bóc mịn với cấu tạo chủ yếu là đá cuội kết, cát kết, bột kết, đá phun trào axit có độ dày từ 1000 – 1100 m. Ngồi ra, kiểu địa mạo cũng đặc trưng trong tiểu vùng này với dãy núi xâm thực bóc mịn, sườn dốc đến dốc thoải với quá trình sườn thống trị (rửa trôi bề mặt). Dưới tác động của con người thì hiện trạng lớp phủ bề mặt của vùng này có nhiều biến đổi từ rừng tự nhiên sang trồng rừng sản xuất và cây lâu năm, cây công nghiệp.

Tiểu kết chƣơng 2

1. Quỳnh Lưu là một huyện có diện tích khơng lớn, song đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, thủy văn đã làm cho các yếu tố thành tạo CQ ở đây có sự phân hóa đa dạng và khá phức tạp. Các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện Quỳnh Lưu gồm 2 nhóm yếu tố: yếu tố tự nhiên (vị trí, địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu, thảm thực vật), yếu tố nhân tác (con người và các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên). Qua phân tích các nhân tố thành tạo, có thể thấy CQ huyện Quỳnh Lưu có sự phân hóa rõ rệt từ tây sang đơng từ đồi đến đồng bằng và vùng ven biển với điểm đặc biệt là huyện có rất nhiều hồ tự nhiên, đường bờ biển kéo dài tác động lớn trong thành tạo cảnh quan. Mặt khác các hoạt động khai thác tài nguyên còn nhiều bất cập đang ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của các vùng cảnh quan. Đây là cơ sở để xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện theo hướng bền vững, sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

2. Qua nghiên cứu các nguyên tắc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, luận văn phân chia cảnh quan huyện Quỳnh Lưu gồm: 2 lớp, 5 phụ lớp, 7 hạng, 48 loại cảnh quan. Những kết quả trên đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện phân vùng CQ cũng như đánh giá CQ cho mục đích xác định chức năng mơi trường theo tiểu vùng cảnh quan từ đó định hướng quy hoạch BVMT huyện.

3. Phân vùng cảnh quan huyện Quỳnh Lưu được thực hiện dựa trên các tiêu chí địa mạo - thổ nhưỡng cũng như bản đồ cảnh quan huyện. Quỳnh Lưu chia thành 4 tiểu vùng: TV đồng bằng tích tụ sơng biển phía đơng nam; TV đồi thấp và thềm sông hồ Vực Mẫu; TV đồi - núi thấp Quỳnh Tân - Quỳnh Tam; TV núi thấp và trung bình Quỳnh Thắng. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành quy hoạch không gian phục vụ QHBVMT huyện Quỳnh Lưu

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DIẾN BIẾN MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN

QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Hiện trạng môi trƣờng và các vấn đề môi trƣờng nổi cộm

3.1.1. Hiện trạng môi trường

a. Hiện trạng môi trường nước

Đối với môi trường nước mặt, tiềm năng gây rủi ro cao đối với môi trường nước mặt là các chỉ tiêu COD, BOD, NH4, TSS, coliform ; rủi ro trung bình đối với mơi trường nước biển là các chỉ tiêu NO2, NO3-.

Bảng 3.1. Mức độ rủi ro môi trường nước ven biển Quỳnh Lưu

Mức độ rủi ro MT nƣớc Yếu tố

Rủi ro cao Rủi ro thấp Ít rủi ro

MT nước mặt COD, BOD, NH4,

TSS, Coliform

NO2, NO3

MT nước dưới đất Coliform, Ecoli NO2, NO3

(Nguồn: Võ Trọng Hồng, đề tài Đánh giá rui ro mơi trường tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An, Viện địa lý, 2015)

Nguồn gây ô nhiễm nước mặt chủ yếu là các nhà máy sản xuất thủy hải sản và bao bì. Hiện tại trên sơng Mai Giang, địa giới phía Đơng Bắc xã Quỳnh n có nhà máy xay cá bột và cơng ty bao bì xả thải, rửa bao bì bẩn trên sơng gần cầu nối 2 xã Quỳnh Minh và Quỳnh Yên, hàng trăm hộ nuôi tôm dùng nước sông Mai Giang bị 2 đơn vị trên làm ô nhiễm nguồn nước dẫn đến nuôi tôm bị bệnh liên tục từ năm 2014 đến nay, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhân dân…

Đối với môi trường nước dưới đất, tiềm năng gây rủi ro cao đối với môi trường nước dưới đất là các chỉ tiêu E coli, coliform; rủi ro trung bình đối với mơi

trường nước biển là các chỉ tiêu TSS, NO3-. Các mẫu trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu cũng như các huyện lân cận đều có dấu hiệu ơ nhiễm vi sinh nặng. Nước dưới đất tại các làng nghề đều cho thấy đã bị ô nhiễm vi sinh ở mức đáng báo động (nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Quỳnh Lưu năm 2015, UBND huyện Quỳnh Lưu). Các vi khuẩn gây bệnh này nếu không được xử lý triệt để sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như bệnh dịchtả, tiêu chảy … Mặt khác, hàng nghìn hộ dân xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang đứng trước nguy cơ phải hứng chịu hậu quả ô nhiễm từ một bãi rác thải nằm ở đầu nguồn nước sinh hoạt. Để giải quyết nguồn rác thải trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, năm 2007 UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt đề án và bắt đầu xây dựng một bãi rác chơn lấp lộ thiên có quy mơ khoảng 5,4ha tại xóm 5, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu. đến năm 2011 bãi rác này mới chính thức đi vào hoạt động. Mỗi ngày bãi rác Ngọc Sơn “tiếp nhận” khoảng 40-50 tấn rác thải từ các khu dân cư của 32 xã trên địa bàn huyện, cộng với lượng rác thải khổng lồ từ thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) dồn dập đổ về. Tuy nhiên bãi rác thải Ngọc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 74)