.Bảng thống kê diện tích biến động rừng ngập mặn thời kì 2001-2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 91 - 94)

(Đơn vị: ha)

Thời kì Rừng mất đi Rừng thêm mới

2001 – 2006 891,68 453,29

Hình 3.17.Biểu đồ thể hiện biến động diện tích rừng mất đi và diện tích rừng thêm mới thời kì 2001 – 2006( Đơn vị: ha)

Cũng tương tự như trên, trong thời kì này:

Tại khu vực Thái Bình: phía Nam và Tây nam của khu vực Thái Bình tồn bộ diện tích RNM năm 2001 đã chuyển thành diện tích chăn ni thủy sản trong năm 2006, chỉ một phần rất nhỏ chuyển thành đất cát ven biển do tác động của thủy triều dâng.

Tại khu vực Nam Định: vùng ven biển phía Đơng Nam của khu vực Nam Định diện tích rừng ngập mặn giảm, nguyên nhân chủ yếu do thủy triều dâng mạnh cùng với các cơn bão lũ trong thời kì từ năm 2001 đến năm 2006 dẫn đến một phần diện tích rừng ngập mặn ven biển chuyển thành đất cát ven biển. Năm 2005, cơn bão Damrey (cơn bão số 7) với sức gió giật trên cấp 12 và nước biển dâng lên 2,65

m nhiều đoạn đê biển đã bị phá vỡ và xói lở nặng (nguồn: Valution of mangrove forest in

sea –dylce protection: A care study in Xuan Thuy of Nam Dinh Provice. Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà). Cịn khu vực phía Bắc và Đơng Bắc Nam Định thì gần như 90% diện

tích rừng ngập mặn đã chuyển thành đất canh tác nuôi trồng thủy sản.

Rừng ngập mặn phát triển rộng khắp Cồn Lu. Ở Cồn Ngạn RNM chỉ cịn sót một dải hẹp ven sơng Trà (sơng nhánh chảy giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu) và những vạt nhỏ ở phía trong giữa các đầm ni thủy sản. Tại Bãi Trong, nhờ phong trào trồng mới RNM nên Diện tích RNM ở đây phát triển đáng kể.

- Đầm nuôi tơm phát triển diện tích so với năm 1984, chủ yếu ở Cồn Ngạn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001-2006, đã hình thành một số đầm ni tơm quảng canh ở trong khu vực RNM tại Cồn Lu.

- Cồn Mờ mở rộng diện tích và phát triển thành doi cát chạy dài song song với Cồn Lu. Khi các bãi cát nổi của cồn Mờ và Cồn Xanh, phát triển rộng dần, kéo dài về phía Tây Nam và nhơ cao lên khỏi mặt nước thì sẽ tạo thành một cánh cung bảo vệ các cồn Lu và cồn Ngạn (cũng giống như thế của cồn Lu đang bảo vệ bãi trong và cồn Ngạn hiện nay). Do đó, cồn Lu và cồn Ngạn sẽ có thể đi vào thế ổn định và được bồi tụ cao lên.

Trong thời kì này tổng diện tích rừng mất đi toàn khu vực Ba Lạt là 891,68 ha, tổng diện tích rừng thêm mới là 453,29 ha (bằng 1/2 tổng diện tích rừng mất đi), biến động diện tích rừng ngập mặn thời kì này giảm 507 ha. Như vậy, thời kì 2001 – 2006 này diện tích RNM giảm mạnh. Thời kì này cũng là thời kì đầu của dự án trồng rừng của Hội chữ thập đỏ Nhật Bản và Đan Mạch. Nhiều cán bộ Ban chỉ đạo dự án trồng RNM của Nam Định cho biết: „„Do tính chất mới lạ của dự án nên lúc đầu triển khai gặp khơng ít khó khăn. Khơng chỉ có người dân mà cả cán bộ một số nơi chưa thực sự tin tưởng. Họ cho rằng: trồng rừng trên biển khác nào “Dã tràng xe cát biển đông”. Hơn nữa, lúc ấy đời sống của nhân dân địa phương đang gặp nhiều khó khăn và nhận thức của họ về việc bảo vệ rừng cũng chưa cao.

3.4.3. Thời kì 2006 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 91 - 94)