Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 58 - 60)

TT Diện tích (km2) Số hộ Dân số (ngƣời) Mật độ (ngƣời/km2 ) 1 Giao Thiện 11,8 2.862 11.230 952 2 Giao An 8,35 2.909 10.761 1.288 3 Giao Lạc 7,05 2.651 10.680 1.515 4 Giao Xuân 7,58 2.869 10.519 1.388 5 Giao Hải 5,55 2.187 7.447 1.342 Tổng 40,33 13.478 50.637 1.256

(Nguồn: Thống kê từ các xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy năm 2013)

Tình hình phát triển kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của Giao Thủy đang chuyển dịch dần từ kinh tế nông nghiệp vốn từ lâu đời, sang thương mại và dịch vụ: như phát triển ngành du lịch biển.

Bảng 3.5: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Giao Thuỷ (Đơn vị: %)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp 49,90 48,68 49,70 53,07 52,80

Công nghiệp – xây dựng 13,95 13,62 13,55 11,91 10,15

Thƣơng mại – dịch vụ -

du lịch 36,15 37,7 36,85 35,02 38,05

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Giao Thủy)

Kinh tế từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tổng sản lượng lương thực bình quân: 101,16 ngàn tấn/năm. Giá trị sản xuất /ha canh tác năm 2012 đạt 64,6 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nơng lâm – ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình qn 15,5%/năm.

Tại xã Giao Lạc: diện tích đất tự nhiên là 704,67 ha, dân số 10.435 người, tập trung ở 22 xóm dân cư. Số hộ là 2.375 hộ, trong đó số hộ nghèo là 202 hộ (chiếm 8,5%) .

Hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đóng vai trị chủ đạo trong hoạt động kinh tế địa phương, Sản lượng khai thác và đánh bắt hàng năm ước đạt 4.000 tấn/năm. Ngành nghề chăn nuôi cũng đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng hàng năm đạt trên 250 tấn. Lúa là cây lương thực chính, năng suất lúa hàng năm đạt 135 tạ/ ha, bình quân lương thực đầu người là 600 kg/người/năm.

Diên tích nuôi trồng thủy sản ̣̀̉ của toàn xã đạt 690,7 ha. Hiện nay, xã đang đầu tư xây dựng và phát triển du lịch biển gắn với du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy, được huyện lựa chọn là điểm xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010- 2015. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 111,4 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt 11 triệu đồng/năm.

Việc các mơ hình chăn ni thủy sản ngày càng mở rộng như vậy là nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng ngập mặn tại Ba Lạt – Nam Định bị suy giảm trầm trọng, vấn đề cấp bách hiện nay.

Tình hình phát triển văn hố - xã hội:

Trải qua nhiều năm tháng phát triển, dân cư địa phương đã tạo lập nên những làng quê trù phú ven biển. Các mơ hình sinh thái như: ni trồng thủy sản, nghề cá và những cơng trình kiến trúc độc đáo của cư dân như: nhà bổi, hay cơng trình tơn giáo chùa chiền và nhà thờ pha trộn hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại, sự giao thoa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, cùng với tập quán nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản từ hệ thống đầm tơm vây rộng hàng nghìn ha đã tạo nên những nét văn hóa riêng.

Khu vực cửa Ba Lạt cịn tiêu biểu cho nền văn hóa mở đất của cư dân ven biển vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh lúa nước. Những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cộng đồng như: chèo cổ, chầu văn, bơi chải, múa lân, chọi gà hay đấu vật… khi lễ hội, cùng với sinh hoạt thường nhật của cộng đồng đã gắn kết mọi người với nhau trong mối quan hệ mật thiết “tình làng, nghĩa xóm”.

Hình 3.2.Thu hoạch ngao trong vùng đệm tại cửa Ba Lạt ở xã Giao Xuân

Các xã thuộc khu vực nghiên cứu đã từng bước phát triển để phổ cập tiểu học, các loại hình đạt trên 70%. Phong trào xây dựng nhà văn hố xóm, xây dựng cơ quan, gia đình văn hố phát triển mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực.

3.2. Tƣ liệu sử dụng cho đề tài

Đề tài sử dụng ảnh vệ tinh LANDSAT TM độ phân giải 30m chụp năm 1984, ASTER độ phân giải 15m chụp năm 2001, ảnh ASTER độ phân giải 15m chụp năm 2006, Landsat 8 độ phân giải 30m khu vực cửa Ba Lạt chụp vào tháng 8/2013. Ta phải chọn ảnh cùng thời điểm chụp để loại bỏ những ảnh hưởng mùa lên lớp thảm thực vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 58 - 60)