Đánh giá biến động trên GIS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 79 - 82)

3.1.1 .Điều kiện tự nhiên

3.3. Các bƣớc tiến hành

3.3.7. Đánh giá biến động trên GIS

Sau khi đã có kết quả phân loại qua các năm(hiện trạng sử dụng đất) ta tiến hành cộng ảnh giữa các thời kì để đánh giá sự biến động rừng ngập mặn, trên đó thể hiện diện tích rừng mất đi và rừng thêm mới. Các bước tiến hành như sau:

Từ thực đơn chính của ENVI chọn: Overlay/ Classification

Xuất hiện thực đơn Interactive Class Tool Input File chọn: Options/Edit

class colors

Chuyển đổi tất cả các lớp phủ (trừ lớp rừng ngập mặn) sang màu đen, lưu kết quả dưới dạng arc view.

Trên phần mềm ArcGIS mở ảnh acr view chuyển dữ liệu sang dạng GRID.

Hình 3.11: Cơng cụ chuyển đổi dữ liệu sang dạng Grid trên GIS

Sau khi chuyển dữ liệu sang GRID ta chỉ mở 1 band, đưa 0 về no color, ta thu được kết quả ảnh lúc này chỉ còn lớp phủ rừng ngập mặn, thể hiện rõ nét nhất sự biến động qua các năm.

Do ảnh dữ liệu của đề tài bao phủ trên phạm vi rất rộng so với vùng cửa Ba Lạt vì thế sẽ dẫn đến những ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh đến quá trình đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn cửa Ba Lạt, do vậy ta tiến hành cắt ảnh theo ranh giới khu vực cửa Ba Lạt trên phần mềm ENVI.

Quy trình thực hiện như sau: Trước tiên ta số hóa bản đồ trên phần mềm Arc GIS, vẽ ranh giới khu vực Ba Lạt, chọn đường dẫn để lưu kết quả số hóa. Mở lớp ranh giới (rg) đó trên phần mềm ENVI.

Từ thực đơn chính của ENVI: Basis tool/Masking/ Apply mask / chọn ảnh cần cắt, trong mục Select Mask band chọn ranh giới đã số hóa, Mask value ta

chọn 1, chọn đường dẫn để lưu, nhấn ok ta được kết quả ảnh đã cắt theo ranh giới. Sau khi đã cắt theo ranh giới Ba Lạt ta thu được kết quả hiện trạng lớp phủ qua rừng ngập mặn qua các năm 1984 – 2013.

Hình 3.12: Hiện trạng lớp phủ rừng ngập mặn Ba Lạt qua các thời kì

Sau khi thu được bản đồ trạng lớp phủ rừng ngập mặn qua các thời kì, ta tiến hành dùng phương pháp lập trình để tính tốn số lượng pixel rừng ngập mặn mất đi và tăng lên trên mỗi cảnh ảnh, qua đó ta có thể tính được diện tích rừng ngập mặn mất đi và thêm mới qua các năm.

Thực nghiệm trên kết quả hiện trạng rừng ngập mặn năm 2001 và 1984, ta thu được số điểm pixel rừng mất đi là 44429, số điểm pixel rừng tăng lên là 49319 và ảnh biến động 0184.raw. 3.12 a. Hiện trạng lớp phủ rừng ngập mặn Ba Lạt 1984 3.12 b. Hiện trạng lớp phủ rừng ngập mặn Ba Lạt 2001 3.12 c. Hiện trạng lớp phủ rừng ngập mặn Ba Lạt 2006 3.12 d. Hiện trạng lớp phủ rừng ngập mặn Ba Lạt 2013

Dùng phần mềm ENVI để kiểm tra ảnh biến động và hiện trạng lớp phủ mất đi và thêm mới: Từ thực đơn chính của ENVI: mở ảnh biến động vừa thành lập (.raw) xuất hiện hộp thoại Header info, điền các thông số tương ứng vào hộp thoại. Nhấn OK ta được kết quả là ảnh biến động (hình 3.13)

Overlay\ Density Slice\ clear ranges\ options\Add new ranges Data 1: rừng mất đi (red)

Data 2: rừng thêm mới (green)

Hình 3.13: Kiểm tra kết quả biến động rừng ngập mặn trên ENVI

Thực hiện tương tự trên từng cặp ảnh 2001-2006 và 2006 – 2013 ta thu được 3 bản đồ biến động qua các thời kì: 1984 – 2001, 2001 – 2006, 2006 – 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 79 - 82)