Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 50 - 51)

3.1.1 .Điều kiện tự nhiên

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Khu vực Thái Bình

Tiền Hải là vùng đồng bằng ven biển được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của hai con sông là sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực học sơng - biển.

Q trình này đã tạo cho địa hình của huyện Tiền Hải có hình lịng chảo, gồm hai vùng khá rõ rệt là vùng đất trũng phía nội đồng và vùng đất cao ven biển, có cao trình biến thiên phổ biến từ 1,0 m đến 1,5 m so với mặt nước biển. Vùng trũng nội đồng có cao trình từ 0,5 đến 0,6 m; vùng phía trong ven biển các đê biển có cao trình 1,5 m đến 1,7 m. Phía ngồi đê biển từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt hình thành các cồn ngầm chắn lớn như Cồn Thủ, Cồn Vành, Cồn Đen, Cồn Ré... và nhiều bãi sú, vẹt, sậy, cói.

Là một huyện của tỉnh Thái Bình, đồng bằng Tiền Hải là sự phát triển kéo dài theo hướng biển lùi của đồng bằng sơng Hồng, có nguồn gốc biển và sơng Biển; được hình thành vào giai đoạn biển tiến cuối cùng Flandrian đến giữa Holocen trung. Những cồn cát cổ còn lại là dấu tích của thời kỳ biển lùi này. Q trình lao động, cải tạo thiên nhiên qua nhiều giai đoạn lịch sử của nhân dân Tiền Hải đã làm thay đổi hình thái vốn có của bề mặt đồng bằng Tiền Hải.

Khí hậu chí tuyến ẩm do lượng mưa tăng và nằm trên trục di chuyển của bão. Mùa đơng khơng rét, nhưng lại có hạn, đất đai chủ yếu được sử dụng làm ruộng hai vụ. Ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn, xuất hiện ruộng muối nhưng khơng nhiều. Phía Bắc huyện Tiền Hải giáp sơng Trà Lý, một nhánh của sơng Thái Bình. Đất đai mang tính chất phèn do bản chất chua phèn của phù sa sơng Thái Bình tạo nên. Đất mặn trung bình và mặn ít thường có số muối tan dưới 0,5 đã được sử dụng

để sản xuất lúa. Đất có độ mặn trên 1% thường chỉ dùng để trồng cói là thích hợp, loại đất này chủ yếu ở ngoài đê.

Khu vực Nam Định

Vùng bãi triều có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9 m, đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình đặc trưng ở đây là các gờ sông, cồn cát nguồn gốc biển và các ô trũng thấp,… làm cho địa hình bãi triều bằng phẳng bớt đi tính đơn điệu. Độ cao trung bình vùng bãi triều dao động từ 0-2,0 m.

Ngồi địa hình tự nhiên, một điểm đặc biệt ở khu vực nghiên cứu là các địa hình nhân tạo, tiêu biểu là hệ thống đê ngăn lũ và đê biển được đắp bằng đất qua nhiều giai đoạn trong khoảng một đến hai trăm năm trở lại đây, có tổng chiều dài lên tới gần 32.700 m.

Cửa sông Ba Lạt, do động lực của sơng cũng mạnh thường có các dạng địa hình tích tụ của hỗn hợp sơng biển. Đó là các bãi triều, bãi lầy có ảnh hưởng của sơng với thành phần vật chất chủ yếu là bột sét màu nâu, nâu đen xen nâu hồng. Ở khu vực cửa các sông này cũng thường có các bar chắn mà dân địa phương thường gọi là các cồn cát. Đây là các bar cát hạt mịn thành tạo chủ yếu bởi sóng, chúng có tác dụng che chắn tạo điều kiện tích tụ vật liệu hạt mịn trong các bãi đầm lầy phía sau. Hiện nay, các bãi khu vực cửa sơng luôn được quai đê khai hoang lấn biển để nuôi trồng thủy sản nên địa hình thường có dạng ơ trũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 50 - 51)