Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 49 - 60)

(Nguồn: Nguyễn Hiệu, Luận văn thạc sĩ khoa học năm 2002, trường Đại học KHTN, ĐHQG HN)

Khu vực Thái Bình

Tiền Hải có diện tích tự nhiên 225,8 km2; Dân số 212.561 người, phần lớn là người Kinh. Thị Trấn Tiền Hải cách Thị xã Thái Bình 21 km theo quốc lộ số 39B; cách Thủ đô Hà Nội 130 km; cách thành phố cảng Hải Phòng 70 km; cách xã Nam Phú ở ven biển xa nhất là 15 km. Có điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa và là tiềm năng to lớn để phát triển ngành vận tải sơng - biển.

Tiền Hải có Thị trấn Tiền Hải và 34 xã, trong đó thì xã Nam Phú có hệ thống rừng ngập mặn phát triển nhất.

Khu vực Nam Định

Huyện Giao Thuỷ là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định, thuộc vùng châu thổ sơng Hồng với diện tích bãi bồi trên 10.000 ha.

Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long, Bạch Long, Giao Phong và Giao Lâm với 32 km đường bờ biển, nằm giữa hai cửa sông Ba Lạt (sông Hồng) và cửa Hà Lận (thuộc sơng Sị). Trong 9 xã giáp biển này thì xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc và Giao Xuân có hệ thống RNM phát triển mạnh nhất.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Khu vực Thái Bình

Tiền Hải là vùng đồng bằng ven biển được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của hai con sông là sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực học sơng - biển.

Q trình này đã tạo cho địa hình của huyện Tiền Hải có hình lịng chảo, gồm hai vùng khá rõ rệt là vùng đất trũng phía nội đồng và vùng đất cao ven biển, có cao trình biến thiên phổ biến từ 1,0 m đến 1,5 m so với mặt nước biển. Vùng trũng nội đồng có cao trình từ 0,5 đến 0,6 m; vùng phía trong ven biển các đê biển có cao trình 1,5 m đến 1,7 m. Phía ngồi đê biển từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt hình thành các cồn ngầm chắn lớn như Cồn Thủ, Cồn Vành, Cồn Đen, Cồn Ré... và nhiều bãi sú, vẹt, sậy, cói.

Là một huyện của tỉnh Thái Bình, đồng bằng Tiền Hải là sự phát triển kéo dài theo hướng biển lùi của đồng bằng sơng Hồng, có nguồn gốc biển và sơng Biển; được hình thành vào giai đoạn biển tiến cuối cùng Flandrian đến giữa Holocen trung. Những cồn cát cổ cịn lại là dấu tích của thời kỳ biển lùi này. Quá trình lao động, cải tạo thiên nhiên qua nhiều giai đoạn lịch sử của nhân dân Tiền Hải đã làm thay đổi hình thái vốn có của bề mặt đồng bằng Tiền Hải.

Khí hậu chí tuyến ẩm do lượng mưa tăng và nằm trên trục di chuyển của bão. Mùa đơng khơng rét, nhưng lại có hạn, đất đai chủ yếu được sử dụng làm ruộng hai vụ. Ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn, xuất hiện ruộng muối nhưng khơng nhiều. Phía Bắc huyện Tiền Hải giáp sơng Trà Lý, một nhánh của sơng Thái Bình. Đất đai mang tính chất phèn do bản chất chua phèn của phù sa sông Thái Bình tạo nên. Đất mặn trung bình và mặn ít thường có số muối tan dưới 0,5 đã được sử dụng

để sản xuất lúa. Đất có độ mặn trên 1% thường chỉ dùng để trồng cói là thích hợp, loại đất này chủ yếu ở ngoài đê.

Khu vực Nam Định

Vùng bãi triều có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9 m, đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình đặc trưng ở đây là các gờ sông, cồn cát nguồn gốc biển và các ơ trũng thấp,… làm cho địa hình bãi triều bằng phẳng bớt đi tính đơn điệu. Độ cao trung bình vùng bãi triều dao động từ 0-2,0 m.

Ngồi địa hình tự nhiên, một điểm đặc biệt ở khu vực nghiên cứu là các địa hình nhân tạo, tiêu biểu là hệ thống đê ngăn lũ và đê biển được đắp bằng đất qua nhiều giai đoạn trong khoảng một đến hai trăm năm trở lại đây, có tổng chiều dài lên tới gần 32.700 m.

Cửa sông Ba Lạt, do động lực của sơng cũng mạnh thường có các dạng địa hình tích tụ của hỗn hợp sơng biển. Đó là các bãi triều, bãi lầy có ảnh hưởng của sơng với thành phần vật chất chủ yếu là bột sét màu nâu, nâu đen xen nâu hồng. Ở khu vực cửa các sông này cũng thường có các bar chắn mà dân địa phương thường gọi là các cồn cát. Đây là các bar cát hạt mịn thành tạo chủ yếu bởi sóng, chúng có tác dụng che chắn tạo điều kiện tích tụ vật liệu hạt mịn trong các bãi đầm lầy phía sau. Hiện nay, các bãi khu vực cửa sông luôn được quai đê khai hoang lấn biển để nuôi trồng thủy sản nên địa hình thường có dạng ơ trũng.

3.1.1.3. Điều kiện khí tượng, thủy văn, hải văn

Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng ven biển và mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí hậu miền Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm:

+ Mùa đơng – xn hay mùa khơ (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): khí hậu lạnh và khơ, ít mưa, gió có hướng chính là đơng bắc và đơng.

+ Mùa hè hay mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9): khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió có hướng nam và đơng nam là hướng chính, bão thường xuất hiện vào tháng 5- 6 và kết thúc vào tháng 10.

a. Nhiệt độ

Vùng nghiên cứu nằm ở vĩ độ thấp, chịu sự chi phối của chế độ mặt trời nội chí tuyến nên nhiệt độ vùng này khá cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 23- 24oC.

Nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ 29 - 31o

C, nhiệt độ trung bình vào mùa đơng từ 17- 18oC. Nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 1, có lúc nhiệt độ xuống đến 7oC.

b. Lượng mưa

Tổng lượng mưa trung bình của khu vực nghiên cứu từ 1.056 – 1.470 mm/năm. Lượng mưa cao nhất thường vào tháng 7 và tháng 8 (trung bình 227 mm – 315 mm/tháng) lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 (trung bình 25 mm/tháng). Nắng nóng và mưa nhiều tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Bảng 3.1: Các đặc trưng khí hậu trung bình tháng và năm tại trạm Văn Lý, tỉnh Nam Định từ năm 2009 – 2012 Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) Gió cực đại (m/s) 1 16,7 86 25 77,1 18 2 17,3 92 30,2 43,7 18 3 19,2 91 40,7 42,8 18 4 23,1 90 61 95,9 33 5 27,1 87 150,8 204,3 40 6 29 84 163,1 196 28 7 29,4 83 208 215,2 40 8 28,8 84 315,2 177,6 45 9 27,6 84 312 174,6 48 10 25,2 83 215,3 172,2 40 11 22 82 72,9 145,2 20 12 18,6 81 24,9 118,8 20 TB/năm 23,7 86 1472,2 1663,2 48

d. Sông ngịi

Sơng Hồng là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình, sơng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt. Mực nước sông Hồng thay đổi theo mùa rõ rệt, cao nhất là tháng 8 (481 cm), thấp nhất là tháng 4 (10cm). Ngồi ra, cịn có hệ thống sơng nhỏ, kênh tưới tiêu phục vụ mục đích sản xuất nơng nghiệp.

Sơng Sị là ranh giới tự nhiên giữa huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ và Hải Hậu bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra cửa Hà Lận.

Mạng lưới giao thông đường thuỷ của huyện Giao Thuỷ và Tiền Hải rất phát triển.

e. Chế độ sóng

Chiều cao sóng khoảng 2,3 – 2,6m (đối với bão cấp 7, cấp 8), cao 2,9 – 3,4m (đối với bão cấp 9, cấp 10).

g. Chế độ thủy triều

Khu vực cửa Ba Lạt có chế độ nhật triều khá thuần nhất, triều có chu kỳ trung bình 24h45‟. Biên độ dao động tối đa 3,0-3,5 m, trung bình 1,7-1,9 m và tối thiểu 0,3-0,5 m. Mực nước triều lớn nhất khoảng 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08 m. Hàng tháng trung bình có 2 kỳ nước lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 11 đến 13 ngày với biên độ ngày đêm từ 1,5 - 3,0 m và giữa chúng là các kỳ nước kém, mỗi kỳ kéo dài 2-3 ngày, với biên độ dao động nhỏ từ 0,5-0,8 m.

Bảng 3.2. Lịch thuỷ triều được tính theo lịch trăng (âm lịch). Chu kỳ con nước tính như sau:

Tháng ( âm lịch) Ngày (âm lịch)

Tháng giêng + Tháng bảy Tháng hai + Tháng tám Tháng ba + Tháng chín Tháng tư + Tháng mười Tháng năm Tháng sáu 5 3 13 11 9 7 19 17 27 25 23 21 29

15 ngày là một chu kỳ con nước. Ngày thứ nhất gọi là ngày sinh con nước, sau 13 con nước (tức sau 13 ngày) có một con nước ngén. Đến ngày 15, lại tiếp tục vào chu kỳ mới (ngày sinh con nước).

Nước dâng ở vùng ven biển cửa Ba Lạt xảy ra chủ yếu dưới tác động của gió trong các cơn bão. Ngoài ra trong mùa Đơng dưới tác động của gió mùa Đơng Bắc có tốc độ cao và thổi ổn định ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, khu vực này thường xảy ra hiện tượng nước dâng, tuy nhiên trị số nước dâng do gió mùa Đơng Bắc khơng cao, trung bình khoảng 25-30 cm. Vùng ven biển cửa Ba Lạt sóng có tác động khá mạnh đến sự phân bố lại bùn cát trong sơng đưa ra hình thành nên các bãi bồi ven biển cửa sông như cồn Ngạn.

3.1.1.4. Thổ nhưỡng

Đất cát của cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy có thành phần cơ giới rất nhẹ (chủ yếu là cát), có phản ứng trung tính, nghèo dinh dưỡng và dung tích trao đổi cation thấp.

Đất phù sa của huyện Giao Thủy đặc trưng bởi sự biến động của thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, hàm lượng chất đạm và đạm, lân tổng số giàu kali trung bình. Phản ứng của đất phù sa biến động từ trung tính ít chua đến kiềm nhẹ, tồn bộ diện tích đất phù sa bị nhiễm mặn nhẹ.

3.1.1.5. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng Ba Lạt

Qua khảo sát vùng RNM các xã ven biển ở vùng nghiên cứu, đã thống kê được tổng số 184 loài thuộc 137 chi của 60 họ thực vật có mạch. Lớp Hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 124 loài (chiếm 67,4% tổng số loài) thuộc 47 họ.

Ngành Dương xỉ có số lồi chiếm tỷ lệ ít nhất, 8 lồi (4,3%) thuộc 6 chi của 5 họ. Các loài thuộc lớp Một lá mầm mặc dù chỉ có 52 loài (chiếm 28,3%) thuộc 8 họ nhưng chúng là những lồi có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ.

Ở những bãi bồi cao nhưng vẫn ngập triều trung bình có bùn sâu thì trang (Kandelia obovata) chiếm tỷ lệ cao. Sau đó là sú (Aegiceras corniculatum) mọc xen, có chiều cao bằng trang, có rất ít đâng (Rhizophora stylosa) và vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) có tán dày và màu thẫm hơn. Xen lẫn với các lồi trên là mắm biển

(Avicennia marina) có lá nhỏ màu lục nhạt, thân không thẳng nhưng vươn cao hơn các loài khác. Tuy nhiên số lượng khơng lớn và thường tập trung thành những khóm nhỏ. Bốn lồi sau đều là những loài tái sinh tự nhiên sau khi rừng trang được bảo vệ.

Tại Vườn quốc gia, do phù sa cửa sông Ba Lạt bồi đắp hàng ngày nên bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh nhanh và chiếm lĩnh các mép sông tạo ra những viền có mật độ khác nhau.

Các quần xã rừng ngập mặn: Khác với các quần xã RNM tự nhiên ở Tây Nam Bộ, RNM Giao Thủy có nguồn gốc là rừng trang (Kandelia obovata) trồng để bảo vệ đê biển. Sau mỗi lần khai hoang lấn biển đắp đê mới thì dân địa phương lại trồng các dãy rừng trang ở trên đất bãi bồi mới để bảo vệ đê. Ở những nơi bảo vệ tốt rừng trồng như VQG Xuân Thủy thì sau một số năm đất nâng cao lên, có nhiều lồi khác nhau đến định cư như sú (Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), mắm biển (Avicennia marina). Còn dọc theo bờ sông, các bãi ven cồn, bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh tự nhiên tạo ra kiểu rừng hỗn giao giữa trang trồng và các cây ngập mặn hoang dại.

Ở Vườn Quốc Gia quan sát thấy 2 kiểu quần xã chính:

+ Quần xã sú (Aegiceras corniculatum) - bần (Sonneratia caseolaris) - mắm biển (Avicennia marina) - ơrơ (Acanthus ilicifolius) phân bố tại phía bắc vườn, các loài cây này mọc hỗn giao xen kẽ nhau.

+ Quần xã rừng trồng trang (Kandelia obovata) – sú (Aegiceras corniculatum): sau 14 năm trồng và được bảo vệ, cây có độ cao trung bình 4-5m phân bố ở phía nam Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Rừng có 2 tầng, cây trang trồng (Kandelia obovata) cùng với sú (Aegiceras corniculatum) tái sinh tự nhiên chiếm ưu thế ở tầng trên, tầng dưới là ô rơ (Acanthus ilicifolius) và cói (Cyperus malaccensis).

Ngồi ra, trên một số bãi đất cát Cồn Lu phía ngồi biển của khu vực xã Giao Xuân xuất hiện một quần thể tương đối thuần loại mọc tự nhiên là mắm biển (Avicennia marina) dạng cây bụi. Mặc dù với diện tích khơng lớn nhưng chúng là điển hình cho các quần xã tiên phong trên đất ngập triều, cần được bảo vệ và phát triển.

Đáng chú ý nhất là có tới 19 loài cây được sử dụng bảo vệ các vùng đất bồi, các bờ đầm và khu vực nuôi trồng thủy sản. Mặc dù tỷ lệ nhóm cây này thấp, chỉ 10,3% nhưng hầu như khơng tìm được các cây nội địa trồng thay thế. Trong đó tiêu biểu là các cây thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), cây mắm biển (Avicennia marina), bần chua (Sonneratia caseolaris)… Các quần xã thực vật ngập mặn ở đây là nơi dừng chân của nhiều loài chim nước, đặc biệt là lồi chim mỏ thìa (Platalea minor) lồi q hiếm của thế giới đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Trước năm 1991, RNM xã Giao Lạc và xã Giao Thủy, tỉnh Nam Định chủ yếu là rừng tự nhiên nhưng đã bị chặt phá hoàn toàn, điều này ảnh hưởng nhiều tới đời sống người dân ven biển mỗi khi thủy triều dâng cao hay có gió bão. Năm 1994, chính quyền địa phương đã phát động nhân dân trồng rừng bảo vệ đê biển.

Được sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và sự giúp đỡ về kĩ thuật của Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái RNM thì diện tích rừng đã tăng lên đáng kể. Hiện nay, xã có khoảng 407,7 ha rừng RNM. Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cây Trang (Kandelia obovata) được trồng với mật độ trung bình 0,7m x 0,7m, thành từng khu ở các độ tuổi khác nhau (gồm rừng 9 tuổi, rừng 10 tuổi, rừng 11tuổi, rừng 12 tuổi và rừng 13 tuổi), thỉnh thoảng xen lẫn ô rô (Acanthus ilicifolius), bần chua Sonneratia caseolaris), sú (Aegiceras corniculatum), đước (Rhizophora stylosa). Khu vực các bãi cát sát mép nước còn gặp cây mắm biển mọc rải rác.

RNM tại xã Giao Lạc được trồng kéo dài 2,75 km dọc đê biển, hiện nay rừng đang phát triển rất tốt bởi có phù sa bồi đắp cho vùng ven biển tạo nên những dải cát, bãi bồi, các lạch triều lầy thuận lợi cho phát triển rừng phòng hộ ven biển.

Bảng 3.3: Đặc điểm rừng trang trồng khu vực nghiên cứu (tháng 10/2013)

cm và đường kính trung bình của cây là 4 cm - 6 cm, rừng 12 tuổi với mật độ 21.000 cây/ha chiều cao và đường kính trung bình của cây là 200 cm – 320 cm và 4 cm – 7 cm, rừng 13 tuổi với mật độ 13.200 cây/ha chiều cao và đường kính trung bình của cây là 300 cm - 420 cm và 5 cm - 8 cm.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Khu vực Thái Bình:

Phía Bắc cửa Ba Lạt thuộc xã Nam Phú huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, Xã có diện tích 9,85 km², dân số năm 1999 là 4.161 người,mật độ dân số đạt 422 người/km² tính đến năm 2012.

Khu cơng nghiệp Tiền Hải là một trong những khu công nghiệp đầu tiên được hình thành tại tỉnh ta và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào danh mục các khu công nghiệp của Việt Nam để kêu gọi đầu tư. Tiền Hải được coi là cái nơi của nền cơng nghiệp dầu khí Việt Nam.

Với chiều dài 23 km bờ biển, Tiền Hải là địa phương có thế mạnh về phát triển ni trồng thủy sản. Năm 2013, huyện có tổng diện tích ni trồng là 4.073 ha, tăng 0,1% so với năm 2012. Trong đó: diện tích ni nước ngọt: 907 ha; diện tích ni nước lợ: 2.046 ha; diện tích ni nước mặn: 1.120 ha với tổng sản lượng đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa ba lạt (Trang 49 - 60)