Biện pháp 3: Xây dựng mô hình bán hàng trực tiếp một cách chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm phú yên (Trang 117 - 119)

b Nh ững mặt đạt được, hạn chế của các công cụ xúc tiến á nh àng

3.4 Biện pháp 3: Xây dựng mô hình bán hàng trực tiếp một cách chuyên nghiệp

3.4.1 Căn cứ đưa ra biện pháp

Hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty chưa được triển khai một cách thường xuyên chỉ có 3 đợt trên một năm và chỉ tập trung ở một số khu vực rải rác

như khu vực miền núi. Bên cạnh đó lực lượng bán hàng còn thiếu, và chưa có kinh nghiệm thực tế vì họ chưa được qua lớp đào tạo.

Mà muốn công việc kinh doanh được phát đạt, khách hàng sẽ là người quyết định đầu ra của mỗi doanh nghiệp, là đối tượng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải giao lưu, thuyết phục, lấy cảm tình, xây dựng lòng trung thành…Muốn quảng cáo rộng rãi nhằm quảng bá thương hiệu, làm cho nhiều người biết đến kể cả những người không phải là khách hàng tiềm năng thì bán hàng trực tiếp có thể giúp ta được vấn đề này. Vì vậy mà công ty nên xây dựng cho mình một mô hình bán hàng trực tiếp một cách chuyên nghiệp hơn.

3.4.2 Nội dung của biện pháp

 Trước hết ta cần xác định sẽ truyền thông điệp đến ai? Biết những ai quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ sẽ làm tăng khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Đây là những đối tượng thích hợp cho chiến dịch truyền thông và tiếp xúc trực tiếp của ta. Họ chính là mục tiêu của bán hàng trực tiếp tốt nhất đối với doanh nghiệp và cũng là những người có xu hướng gắn bó nhất.

 Chuẩn bị cũng là một phần của bán hàng trực tiếp. Phải qua đào tạo và kinh nghiệm mới có thể nên nói gì và nói lúc nào. Kiến thức có tác dụng mạnh mẽ trong mọi tình huống bán hàng. Hiểu biết về khách hàng, công ty nhu cầu của những vấn đề cần giải quyết và cả những vấn đề cần từ chối của khách hàng đều giúp cho nhân viên bán hàng giành được thành công.

 Người bán hàng phải khôn khéo và biết cách thuyết phục khách hàng mua nếu không thì quá trình bán hàng sẽ kéo dài. Họ phải là những người giỏi về lắng nghe và biết đặt câu hỏi tốt, đó cũng là một kỹ năng quan trọng trong tất cả cuộc tiếp xúc bán hàng. Lắng nghe những gì họ nói thể hiện sự quan tâm của ta đối với họ. Thể hiện, hứng thú và quan tâm sẽ mang lại cho công ty nhiều đơn đặt hàng hơn.

 Mối quan hệ tốt là một trong những lí do quan trọng nhất giúp ta thành công, liên lạc thường xuyên sẽ giữ khách hàng quay lại và trung thành. Vì vậy công ty nên tạo một mối quan hệ tốt đầu tư nhiều hơn vào hoạt động Marketing và bán hàng.

3.4.3 Điều kiện thực hiện

Công ty dành một khoản chi phí cho hoạt động bán hàng trực tiếp trong điều kiện có thể. Có thể trích bớt phần khuyến mãi để đầu tư nhiều hơn vào công cụ này được thực hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó cần hỗ trợ xe, các phương tiện bảng biển, ô dù, lô gô hay băng rôn… và các dụng cụ cần thiết trong mỗi chuyến đi bán hàng trực tiếp.

Ngoài ra, đội ngũ bán hàng phải thật chuyên nghiệp năng động và hoạt bát có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử nhanh. Các nhân viên phải có sổ sách theo dõi cũng như địa chỉ liên lạc từng khách hàng của công ty. Bởi lẽ họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và giúp cho công ty bán được nhiều sản phẩm hơn.

3.4.4 Hiệu quả đạt được

Làm được tất cả những công việc đó mặc dù là sẽ tốn rất nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại sẽ là rất lớn. Nó sẽ giúp cho công ty trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và hiểu họ đang muốn gì, cần gì? Làm hài lòng họ công ty sẽ có nhiều khách hàng hơn mong đợi và từ đó giúp cho doanh thu của công ty ngày càng cao hơn. Bên cạnh đó tăng cường hình ảnh, uy tín và lòng đam mê thương hiệu Phú Sen – Pita trong lòng người tiêu dùng trên cả nước.

3.5 Biện pháp 4 : Tăng cường chăm sóc khách hàng. 3.5.1 Căn cứ đưa ra biện pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm phú yên (Trang 117 - 119)