TT LUT Hiệu quả KT Hiệu quả XH
1 Chuyên lúa Rất thấp Thấp
2 Lúa - màu Thấp Trung bình
3 Chuyên màu Cao Rất cao
4 Cây ăn quả Rất cao Rất cao
5 Hoa cây cảnh Cao Cao
Qua bảng 14 ta thấy:
- Các loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao như loại hình sử dụng đất chuyên màu, cây ăn quả. Loại hình sử dụng đất này đang có xu hướng phát triển trong những năm gần đây.
- Loại hình sử dụng chuyên lúa và 2 lúa – màu cho hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội thấp. Đây là loại hình sử dụng đất đặc trưng cho vùng đồng của huyện. Tuy nhiên trong quá trình canh tác cần áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và giá trị sản xuất.
Từ kết quả trên, chúng tôi đi đến một số nhận xét như sau:
hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tương đối cao. Một số LUT điển hình khơng những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra nhiều việc làm với giá trị ngày cơng lao động lớn, đó là: LUT cây ăn quả, LUT hoa cây cảnh.
- Hiện nay, công thức luân canh của nông dân rất phong phú đa dạng, cơ cấu mùa vụ thay đổi. Diện tích trồng 3 vụ, cây ăn quả ngày càng tăng góp phần nâng cao mức thu nhập và mức sống của nhân dân. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, một số mơ hình sản xuất đã và đang được phát triển nhân rộng và có hiệu quả kinh tế rất cao, được nông dân các xã vùng bãi phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng, điển hình như: rau an tồn tập trung tại Tiền Yên, Vân Côn; cây phật thủ tại Đắc Sở, Yên Sở; bưởi đường Quế Dương (Cát Quế) và Đông La. Nơng nghiệp Hồi Đức bắt đầu phát triển theo hướng hàng hóa nhưng cịn mang tính tự phát. Mới có 02 sản phẩm Nhãn chín muộn và bưởi đường Quế Dương đã được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ khoa học và Cơng nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể. Thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ cho các xã xây dựng vùng chuyên canh, mở rộng diện tích cây rau màu đưa nơng nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu tập thể cho phật thủ Đắc Sở. Đây là tiền đề để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân.
- LUT hoa cây cảnh, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao nhưng việc áp dụng LUT này chưa rộng rãi do 2 loại sử dụng đất này yêu cầu đầu tư lớn về cả vốn lẫn trình độ khoa học kỹ thuật.
Tóm lại, các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội là loại hình cây ăn quả, hoa cây cảnh và chuyên rau.
3.4. Ảnh hƣởng môi trƣờng do biến động sử dụng đất nơng nghiệp tại huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Hiện nay, đất nơng nghiệp của huyện có nhiều biến động, gây tác động không nhỏ đến mơi trường, ở các mức độ khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề quan trọng và phức tạp, địi hỏi phải có số liệu phân tích về các tác động của đất, nước, khơng khí và mẫu nơng sản. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến một số ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu sau:
- Ảnh hưởng do sử dụng phân bón.
- Ảnh hưởng do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Ảnh hưởng của các phương pháp canh tác.
Số liệu được thu thập thông qua các phiếu điều tra nông hộ.
3.4.1. Thực trạng và ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến mơi trường
3.4.1.1. Thực trạng sử dụng phân bón ở các kiểu sử dụng đất
Theo số liệu tính tốn của các chun gia trong lĩnh vực nơng hố học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, cịn 60 - 65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55 - 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.
Điều này cho thấy, việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Nơng dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng phân vơ cơ mà cịn ít quan tâm đến phân hữu cơ, phân vi lượng khác. Phân vô cơ dược sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất bởi những ưu việt như tiện dụng, đáp ứng chính xác nhu cầu của cây trong từng thời kỳ nhưng loại phân này cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về làm gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí [31]. Do vậy cần phải có những hiểu biết nhất định về mức độ bón phân thích hợp cho từng loại đất và từng loại cây trồng.
Qua kết quả điều tra tại huyện Hoài Đức tỷ lệ các hộ dân nắm được quy trình kỹ thuật sử dụng phân bón theo cơ cấu hợp lý là không nhiều, phần lớn sử dụng phân mất cân đối. Loại phân đạm được bón chủ yếu từ phân urê, lân chủ yếu từ supe lân, kali chủ yếu từ kaliclorua. Mức sử dụng phân bón thực tế ở địa phương cho các cây trồng chính được thể hiện qua Bảng 15.