Tổng hợp mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng môi trường do biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 51 - 57)

ở một số cây trồng chính

T

T Cây trồng

Theo điều tra nông hộ Theo khuyến cáo (*) Lƣợng N, P, K vƣợt mức

khuyến cáo

N P2O5 K2O N P2O5 K2O N P2O5 K2O

(kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha)

1 Lúa xuân 127,78 91,68 69,45 120-130 80-90 30-60 0 1.68 9.45 2 Lúa mùa 102,22 71,68 49,45 80-100 50-60 0-30 2.22 11.68 19.45 3 Ngô 191,67 107,51 83,34 150-180 70-90 80-100 11.67 17.51 0 4 Khoai lang 48,7 42,21 65,71 50- 60 40-50 60-90 -1.3 0 0 5 Dưa chuột 254,00 191,68 180,22 92-115 57-66 100-125 139 125.68 55.22 6 Bắp cải 351,67 258,77 232,56 175-210 100-137 100-150 141.67 121.77 82.56 7 Cà chua 141,1 182,2 289,1 60-80 120-150 120-150 61.1 32.2 139.1 8 Hành tỏi 198,12 141,37 145,12 80-100 60-80 100-120 98.12 61.37 25.12 9 Phật thủ 516 414 389 150-180 60-80 180-240 336 334 149 10 Nhãn 265,68 168,12 245,18 95-190 46-61 177-354 75.68 107.12 0 11 Táo 145,12 54,68 271,67 90-120 60-80 70-90 25.12 -5.31 181.67 12 Bưởi 335,12 344,68 291,67 150-180 60-80 180-240 155.12 264.68 51.67 13 Hoa cây cảnh 284,20 371,20 387,60 210-230 245-260 275-290 54.2 111.2 97.6

(* Theo khuyến cáo của Nguyễn Văn Bộ và Viện nghiên cứu rau quả)

Qua số liệu tổng hợp được chúng tôi nhận thấy lượng phân bón thực tế ở hầu hết các cây trồng chính trong huyện đều vượt mức khuyến cáo của các chun gia cũng như cơ quan chun mơn.

Nhóm cây lương thực lượng phân bón được sử dụng tương đối hợp lý, cân bằng giữa các thành phần và theo khuyến cao, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ở nhóm cây rau màu như bắp cải, cà chua... để nâng cao sản lượng, các nông hộ đã sử dụng lượng phân bón hóa học nhiều hơn so với khuyến cáo. Mức tăng nhiều nhất ở

cây cải bắp với lượng tăng như sau: N tăng 141,67 kg/ha, P2O5 tăng 121,77 kg/ha, K2O tăng 82,56 kg/ha. Việc sử dụng dư thừa phân bón sẽ gây lãng phí về mặt kinh tế, theo thời gian sẽ trở thành ngun nhân gây thối hóa đất, ơ nhiễm mơi trường.

Trong nhóm hoa cây cảnh và cây ăn quả phân bón cũng bị sử dụng lãng phí, thiếu cân đối giữa các thành phần. Thông qua bảng 15 chúng tôi nhân thấy lượng phân đạm, lân có tỷ lệ vượt mức khuyến cáo là cao nhất. Đặc biệt, ở cây phật thủ mức dư thừa phân bón vượt xa so với khuyến cao, trong đó N vượt 336 kg/ha, P2O5 vượt 334 kg/ha, K2O vượt 149 kg/ha.

Tóm lại: Việc bón phân cịn theo tỷ lệ chưa hợp lý, thiếu cân bằng, lãng phí, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đặc biệt ở một số cây có mức dư thừa phân lớn như: cây cải bắp, cây phật thủ, bưởi.

3.4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón đến mơi trường khi biến động ở một số kiểu sử dụng đất

Trong những năm qua việc biến động giữa các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện diễn ra khá phức tạp. Nhiều kiểu sử dụng đất sau khi biến động có mức dư thừa phân bón lớn gây ảnh hưởng tới mơi trường. Mức độ dư thừa phân bón sau khi biến động ở các kiểu sử dụng đất được thể hiện qua Bảng 16.

Bảng 16: Mức độ dư thừa chất dinh dưỡng sau khi biến động ở một số kiểu sử dụng đất. LUT trƣớc biến động Tổng lƣợng dƣ thừa

HCBVTV (l/ha) LUT sau

biến động

Tổng lƣợng dƣ thừa

HCBVTV (l/ha) Sau biến động

N P2O5 K2O N P2O5 K2O N P2O5 K2O

2 Lúa 2.22 13.36 28.9

Rau màu 150.09 119.51 100.67 147.87 106.15 71.77

Hoa cây

cảnh 54.20 111.20 97.60 51.98 97.84 68.70

Cây ăn quả 147.98 175.12 95.59 145.76 161.76 66.69

2 lúa -

màu 7.405 30.87 28.9

2 lúa 2.22 13.36 28.90 -5.19 -17.51 0.00

Cây ăn quả 147.98 175.12 95.59 140.58 144.25 66.69

Rau màu 150.08 119.51 100.66 142.68 88.64 71.76

Qua bảng 16 chúng tơi nhận thấy: tất cả các kiểu, loại hình sử dụng đất đều làm dư thừa lượng phân bón, hầu hết các kiểu biến động sử dụng đất đều làm gia tăng các chất dinh dưỡng N, P, K trong đất. Trong đó, kiểu sử dụng đất 2 lúa chuyển đổi sang cây ăn quả, rau màu và hoa cây cảnh mức dư thừa phân bón rất lớn. Mức dư thừa ít nhất là chuyển từ kiểu rau màu sang cây ăn quả. Chính sự dư thừa chất dinh dưỡng này gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới mơi trường. Có thể kể đến một số ảnh hưởng như sau:

- Với mơi trường đất: Phân bón bị rửa trơi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất. Ngồi phân đạm đi vào nguồn nước ngầm cịn có các loại hóa chất cải tạo đất như vơi, hợp chất lưu huỳnh. Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước. Phân bón trong q trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ơ nhiễm khơng khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và động vật. [18]

+ Ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất: Làm mất cấu trúc của đất, làm đất chai cứng, giảm khả năng giữ nước của đất, giảm tỷ lệ thơng khí trong đất [18].

+ Ảnh hướng đến tính chất hóa học của đất: Phân vơ cơ có khả năng làm mặn hóa do tích lũy các muối như CaCO3, NaCl, … Cũng có thể làm chua hóa do bón quá nhiều phân chua sinh lý như KCl, NH4Cl, (NH2)2SO4, … do sự có mặt của các anion Cl-, (SO4)2- hoặc do trong phân có dư lượng axit tự do lớn. [18]

+ Ảnh hưởng đến tính chất sinh học của đất: Phân vơ cơ sẽ gây hại đến hệ vi sinh vật trong đất do làm thay đổi tính chất của đất như pH, độ thống khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất. [18]

- Ảnh hưởng đến môi trường nước: Một lượng lớn phân bón bị rửa trơi từ

đất vào nước làm nước bị ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường nước. Anion NO3- trong phân bón có tính linh động cao nên dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu hoặc xuống các ao hồ, kênh rạch, ô nhiễm các mạch nước ngầm, thủy vực. Từ đó có cơ hội gây bệnh cho người và động vật. Hàm lượng N, P, K thường cao trong phân bón vơ cơ

nên khi bị rửa trôi vào môi trường nước hoặc thấm qua các tầng đất tới các mạch nước ngầm làm làm lưu vực đó bị phì dưỡng, nước ngầm thì bị ơ nhiễm. Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như: Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước. Hiện tượng tăng độ phì trong nước (cịn gọi là phú dưỡng) làm cho tảo và thực vật cấp thấp sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh trong toàn bộ chiều sâu nhận ánh sáng mặt trời của nước. Lớp thực vật trôi nổi này làm giảm trầm trọng năng lượng ánh sáng đi tới các lớp nước phía dưới, vì vậy hiện tượng quang hợp trong các lớp nước phía dưới bị ngăn cản, lượng oxy được giải phóng ra trong nước bị giảm, các lớp nước này trở nên thiếu oxy. Mặt khác, khi tảo và thực vật bậc thấp bị chết, xác của chúng bị phân hủy yếm khí, tạo nên các chất độc hại, có mùi hơi, gây ơ nhiễm nguồn nước. Nồng độ Nitrat trong nước cao (do phân đạm chứa Nitrat) làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi. Trong đường ruột, các Nitrat bị khử thành Nitrit, các Nitrit được tạo ra được hấp thụ vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả năng chuyên chở oxy của máu bị giảm. Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng. [18]

- Ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và con người:

Phân bón vơ cơ có thể chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Các yếu tố vi lượng như Đồng, Kẽm… rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc. [18]

Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột

nguy hiểm. Phân bón có chứa kim loại nặng và vi sinh vật gây hại thường gặp trong những hợp sau đây:

- Phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Để tận dụng nguồn hữu cơ, đồng thời giải quyết những vấn đề về môi trường cho các đô thị, các trại chăn nuôi tập trung, các nhà máy chế biến nông sản... hiện nay đã có một số nhà máy sử dụng các nguồn nguyên liệu nêu trên để sản xuất ra các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh để bón trở lại cho cây trồng. Các loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu nêu trên sẽ gây nên sự ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nơng hố từ năm 2004 -2007 cho thấy trong số các kim loại nặng thì Thuỷ ngân, cịn đối với các vi sinh vật gây hại thì Coliform là những yếu tố thường vượt quá mức cho phép ở nhiều mẫu phân bón được kiểm tra thuộc nhóm trên.

- Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ nước ngồi do có chứa hàm lượng Cadimi quá cao, vượt quá mức quy định được phép sử dụng. Đã có rất nhiều tài liệu cho thấy nguồn phân lân từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.

- Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic (GA3), NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật được phép sử dụng trong phân bón để kích thích q trình tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mức quy định hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng khơng được vượt q 0,5% khối lượng có trong phân bón. Tuy nhiên trên thực tế một số tổ chức, cá nhân khi sản xuất, nhập khẩu đã không tuân thủ theo các quy định trên, đưa ra thị trường các loại phân bón có chứa hàm lượng các chất kích thích sing trưởng vượt quá mức quy định, gây tác hại cho sản xuất và ảnh hưởng tới chất lượng nơng sản. Việc sử dụng phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng khơng

đúng theo hướng dẫn về liếu lượng, đối tượng cây trồng cũng làm thiệt hại tới sản xuất. Do thiếu hiểu biết, hơn 20 ha mạ vụ Đông xuân 2007/2008 ở Phú Xuyên Hà Nội (Hà Tây cũ) đã bị thiệt hại do sử dụng phân bón Tăng trưởng AC GABA CYTO có chứa chất kích thích sinh trưởng mà chỉ khuyến cáo dùng cho chè và rau xanh nhưng đã sử dụng cho mạ, do dùng sai đối tượng cây trồng. Cần thiết phải có những điều tra tổng thể về hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng trong phân bón để đưa ra những quy định, các biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với đối tượng này, tuy nhiên việc điều tra đòi hỏi tiêu tốn khá nhiều kinh phí vì mẫu phân tích các chỉ tiêu về chất kích thích sinh trưởng thường rất đắt, số lượng phịng phân tích có khả năng phân tích được các chỉ tiêu này trên cả nước cịn rất ít.

3.4.2. Thực trạng và ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường.

3.4.2.1. Con đường phát tán của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật có thể khuếch tán bằng nhiều con đường khác nhau. Trong mơi trường khơng khí: khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khơng khí bị ơ nhiễm dưới dạng bụi, hơi. Dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, gió… và tính chất hóa học, thuốc trừ sâu có thể lan truyền trong khơng khí. Lượng tồn lưu trong khơng khí sẽ khuếch tán và có thể di chuyển xa đến nơi khác. [20]

Trong mơi trường nước: Ơ nhiễm mơi trường đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác động của mưa và rửa trơi sẽ tích lũy, lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, hồ, ao… sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong các giếng, ao, hồ, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km. [20]

Trong môi trường đất: Thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì trong đó có đến khoảng 50% rơi xuống đất, sẽ tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, một lớp lắng gọi là dư lượng gây hại đáng kể cho cây trồng. Sự tồn dư của thuốc trừ sâu trong đất là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường và trồng. [20]

3.4.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các kiểu sử dụng đất

nghiệp tại huyện Hoài Đức cho thấy phần lớn các kiểu sử dụng đất chính đều sử dụng dư thừa thuốc bảo vệ thực vật. Thực tế cho thấy rằng vẫn còn một bộ phận hộ gia đình vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện dẫn đến khơng thể kiểm sốt được mức độ ảnh hưởng xấu đến mơi trường. Có thể nhận xét như sau:

- Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tương đối nhiều.

- Đa số các loại thuốc được sử dụng theo đúng chủng loại và có xuất xứ rõ ràng.

- Phần lớn các nông hộ trồng cây hàng năm sử dụng liều lượng và số lần phun theo hướng dẫn của cán bộ hợp tác nông nghiệp hoặc cán bộ bảo vệ thực vật của địa phương, do đó liều lượng sử dụng khơng vượt qua nhiều tiêu chuẩn cho phép. Đối với cây ăn quả và hoa, cây cảnh khơng ít các hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá liều lượng cho phép, không theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.

Qua điều tra thực tế cho thấy:

- Đối với cây lúa: khi điều tra các nông hộ chúng tôi thấy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa tùy thuộc vào thời tiết, tình hình sâu bệnh, thường các hộ phun trung bình 1-2 lần/vụ, mỗi lần phun có thể kết hợp 1-2 loại thuốc. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủ yếu như: MegaShield 525EC, Rocksai Super 525SE, Atulvil 5SC, Kasumin 2SL…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng môi trường do biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)