Hướng gió chủ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 39)

Tháng I Tháng XII TT Năm

Hướng gió Tần Suất xuất hiện (%) Hướng gió Tần Suất xuất hiện (%) 1 2011 Bắc 43 Bắc 27 2 2012 Đông Bắc 31 Bắc 21 3 2013 Bắc 27 Tây Bắc 24 4 2014 Đông Bắc 14

Như vậy vận tốc gió trung bình gặp nhiều nhất trong tháng 1 là 1,0 m/s; tháng 12 là 2,0 m/s. Hướng gió chủ đạo trong tháng 1 là hướng Bắc (TS = 43%); tháng 12 là hướng Bắc (TS = 27%).

Điều kiện về thủy văn khu vực nghiên cứu

Theo Báo cáo tổng hợp dự án điều tra quy hoạch khai thác nguồn nước sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Thanh Hóa đến năm 2010 định hướng đến 2020 cho thấy, điều kiện thủy văn trong khu vực nghiên cứu có đặc điểm nổi bật sau:

- Về nước mặt: hệ thống sơng ngịi của Bỉm Sơn là sơng suối ngắn và nhỏ, nguồn nước mặt nghèo nàn biến động thất thường theo mùa: mùa mưa ngập úng, mùa khô thiếu nước.

+ Các suối: suối Sịng, suối chín Giếng, Cổ Đam, Ba Voi Khe Cạn đều đổ ra sông Hoạt, qua kênh Tam Điệp.

+ Lưu lượng nước mùa lũ: 1685000 m3 ngày/ đêm, về mùa kiệt 9513 m3 ngày/ đêm.

- Về nước ngầm: phong phú, do địa hình đá vơi Bỉm Sơn có nhiều hang động, các khe suối ngầm có thể cung cấp nước cho tồn thị xã. Kết quả thăm dị 56 km2 khu vực thị xã Bỉm Sơn của Đoàn Địa chất 47 khẳng định: khu vực Bỉm Sơn có trữ lượng nước ngầm khoảng 41300 m3/ngày đêm.

Chất lượng nước ngầm, nước mặt không đảm bảo do bị ô nhiễm hoặc nồng độ của các chất hoà tan trong nước quá tiêu chuẩn cho phép, phải xử lý khi đưa vào để sinh hoạt và sản xuất.

2.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm dân số 2.1.2.1. Đặc điểm dân số

Theo số liệu điều tra do Viện Quy hoạch Thanh Hóa thực hiện: trong khu vực nghiên cứu hiện có khoảng 1964 hộ, 7421 nhân khẩu [23]. Trong đó:

- Trên địa bàn phường Lam Sơn: Tổng số hộ là 593 hộ/2328 nhân khẩu; trong đó hộ cán bộ cơng chức nhà nước chiếm 1,5%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 7,8%; hộ công nhân chiếm 14,3%; hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 0,4%; hộ lao động tự do chiếm 32%; và hộ hưu trí chiếm 44,1%.

- Trên địa bàn phường Ba Đình: Tổng số hộ là 1371 hộ/5093 nhân khẩu; trong đó hộ cán bộ cơng chức nhà nước chiếm 0,5%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 7,3%; hộ công nhân chiếm 35,2%; hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 2,7%; hộ lao động tự do chiếm 36,2%; hộ hưu trí chiếm 18,2%.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu thuộc 02 phường Ba Đình và Lam Sơn với diện tích sử dụng đất như sau:

- Phường Ba Đình: Nghiên cứu trên 5 khu phố: 7,8,9,10,11 với diện tích 75,06ha, trong đó đất ở là: 11,55ha, đất vườn liền kề là 52,31ha, đất lâm nghiệp khác 11,22ha. Diện tích phân bổ đến các Khu phố như sau: Khu phố 7 chiếm 39,5%; Khu phố 8 chiếm 21,2%; Khu phố 9 chiếm 10,2%; Khu phố 10 chiếm 18,4%; Khu phố 11 chiếm 10,8%.

- Phường Lam Sơn: Nghiên cứu trên 02 Khu phố (6, 9) với diện tích: 23,55 ha,

trong đó đất ở là: 5,27 ha, đất vườn liền kề là 16,59ha, đất lâm nghiệp khác 1,69 ha. Trong đó Khu phố 6 chiếm 74,7% tổng diện tích; Khu phố 9 chiếm 25,2% tổng diện tích.

2.1.2.3. Tình hình cơ cấu bệnh tật trong khu vực nghiên cứu

Theo số liệu của trung tâm y tế phường Lam Sơn, phường Ba Đình và Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn, tình hình bệnh tật năm 2014 được thống kê như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)