Biểu đồ chất lượng khơng khí tại vị trí quan trắc D2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 80)

Chỉ số AQI tại mẫu D1 vào thời điểm nhiều xe, ít xe có giá trị cao hơn 300, đạt mức nguy hại (màu nâu).

 Kết luận: Nồng độ bụi tại các thời điểm lấy mẫu tại vị trí D1 đều vượt

QCVN 05:2013/BTNMT trong khoảng 1 đến 5 lần.

Chỉ số AQI tại các thời điểm lấy mẫu ban đêm cảnh báo đến mức kém (màu da cam).

Chỉ số AQI tại các thời điểm ban ngày, thời điểm nhiều xe, ít xe cảnh báo đến mức nguy hại (màu nâu).

Hình 3. 9. Biểu đồ chất lượng khơng khí tại vị trí quan trắc D2 + Đánh giá chỉ số AQI + Đánh giá chỉ số AQI

* Đánh giá chỉ số AQIx24h

Qua bảng kết quả tính tốn chỉ số AQIx24h so sánh với bảng về mức cảnh báo chất lượng khơng khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người cho thấy: Chỉ số AQI các thời điểm của vị trí D2 cao hơn 300, đạt mức nguy hại (màu nâu).

** Đánh giá chỉ số AQI thời điểm ban ngày, thời điểm ban đêm

- Chỉ số AQI mẫu ban đêm ngày 30/01/2015 có chỉ số 101<AQI < 200, chất lượng khơng khí kém (màu da cam).

Chỉ số AQI vào ban đêm ngày 3;4/02/2015 có giá trị > 300, đạt mức nguy hại (màu nâu).

- Chỉ số AQI vào các thời điểm ban ngày có chỉ số cao hơn 300, đạt mức nguy hại (màu nâu).

*** Đánh giá chỉ số AQI thời điểm nhiều xe, ít xe

Chỉ số AQI tại mẫu D1 vào thời điểm nhiều xe, ít xe có giá trị cao hơn 300, đạt mức nguy hại (màu nâu).

 Kết luận: Nồng độ bụi tại các thời điểm lấy mẫu tại vị trí D2 đều vượt

QCVN 05:2013/BTNMT trong khoảng 1 đến 4 lần.

Chỉ số AQI tại các thời điểm lấy mẫu ban đêm cảnh báo đến mức kém (màu da cam), mức nguy hại (màu nâu).

Chỉ số AQI tại các thời điểm ban ngày, thời điểm ít xe, nhiều xe đều cảnh báo đến mức nguy hại (màu nâu).

* Nhận xét đánh giá kết quả 05 vị trí bổ sung củng cố số liệu

Theo kết quả phiếu báo phân tích mẫu bụi, khí thải tại các điểm T1-T4, C1 khi so sánh QCVN 05:2013/BTNMT và 06:2010/BTNMT cho thấy:

Nồng độ bụi tại các thời điểm đo đạc đều vượt QCCP. Cụ thể:

Tại mẫu T1: thời điểm 23h5’ – 23h35’ ngày 02/02/2015 thông số bụi vượt QCCP 1,62 lần.

Tại mẫu T2: tại 02 thời điểm của ngày 2;3/2/2015 thông số bụi vượt QCCP từ 1,1 đến 1,4 lần.

Tại mẫu T3: lấy tại 01 thời điểm ngày 3/2/2015 nồng độ bụi vượt QCCP 1,27 lần.

Tại mẫu T4: lấy tại 02 thời điểm của ngày 3/02/2015; ngày 4/02/2015 nồng độ bụi vượt QCCP từ 1,5 đến 3,3 lần.

Nồng độ khí thải đạt QCCP.

* Qua bảng tổng hợp kết quả phân tích, biểu đồ so sánh AQI, bụi lắng tác giả đưa ra một số nhận định tổng quan như sau:

Kết quả phân tích cho thấy: thông số bụi lơ lửng tại các vị trí qua các thời điểm đo đạc đều vượt QCCP. Riêng tại 03 vị trí B1 (thời điểm 19h – 19h30’ ngày 30/01/2015), B2 (23h30’ – 23h50’ ngày 30/01/2015), B3 (thời điểm 8h – 8h20’ ngày 31/01/2015) nồng độ bụi đạt QCCP.

Tại các thời điểm đo ban ngày và ban đêm nồng độ bụi luôn vượt quy chuẩn cho phép, tuy nhiên nồng độ cao nhất đều vào thời điểm ban ngày khi tần suất lưu thông của các phương tiện giao thông nhiều, tập trung vào các thời điểm 5-10 h sáng; 17h đến 21h đêm. Trong đó nồng độ bụi vượt cao nhất tại thời điểm 5-10 h sáng vượt 4-6 lần; các thời điểm khác trong ngày vượt QCCP từ 1- 4 lần.

Ngoài ra để củng cố thêm số liệu nhằm đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất Trung tâm quan trắc & bảo vệ mơi trường Thanh Hóa đã tiến hành lấy 04 điểm bổ sung vào các thời điểm các phương tiện đi lại tần suất ít nhất. 04 vị trí đều tiếp giáp nhà máy xi măng bỉm Sơn. Qua kết quả phân tích cho thấy, nồng độ các chất SO2, CO, NO2 đều đạt QCCP, riêng bụi lơ lửng vượt QCCP từ 1-3,3 lần. Như vậy ngồi ảnh hưởng từ hoạt động giao thơng vận tải tại các vị trí đo cịn chịu ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy.

Để đánh giá mức độ chất lượng mơi trường khơng khí, đặc biệt là thơng số bụi lơ lửng, chúng tơi đã tiến hành tính tốn chỉ số AQI theo giờ và AQI theo ngày, theo buổi đêm, khi nhiều xe, ít xe, qua kết quả tính tốn cho thấy:

Hầu hết các vị trí quan trắc đều có chỉ số AQI phản ánh chất lượng khơng khí đạt mức kém (da cam) đến nguy hại (màu nâu). Trong đó tại vị trí N1, N2, N3, B1, D1, D2 giá trị chỉ số AQI cao hơn cả, đưa ra mức cảnh báo người dân nên hạn chế ra ngoài hoặc khơng nên ra ngồi. Tuy nhiên chỉ số AQI giữa ban ngày và ban đêm, thời điểm nhiều xe, ít xe có sự chênh lệch, chỉ số AQI ban ngày và thời điểm nhiều xe thường cao hơn ban đêm và khi ít xe. Trong đó chỉ số AQI thời điểm ban ngày có giá trị tương đồng thời điểm nhiều xe; thời điểm ban đêm có giá trị tương đồng thời điểm ít xe.

Để có nhận định chính xác hơn về kết quả quan trắc tác giả tham khảo thêm các chuỗi số liệu quan trắc mơi trường tỉnh Thanh Hóa đo được qua các năm từ 2012 -2014 tại điểm nút giao thông ngã tư Bỉm Sơn, phường Ngọc Trạo. Các số liệu được thống kê tại bảng sau:

Bảng 3. 3. Bảng tổng hợp kết quả quan trắc bụi và các chất lơ lưng tại Ngã tư Bỉm Sơn

Vị trí Chỉ tiêu Thời điểm QT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 QCVN 05:2013/ BTNMT Tháng 1 175 350 217 Tháng 3 265 223 208 Tháng 5 340 213 218 Tháng 7 370 217,6 265 Tháng 9 301 365 526,6 Bụi lơ lửng (μg/m3) Tháng 11 450 289 248 300 Tháng 1 140 172 143 Tháng 3 159,1 158 103,6 Tháng 5 195 167,3 341,4 Tháng 7 134 185,3 271,6 Tháng 9 162,5 137,7 20,7 SO2 (μg/m3) Tháng 11 163,7 140,3 12,89 350 Tháng 1 2.548 8.573 2.520 Tháng 3 4.706 2.600 4.134 Tháng 5 4.920 2.520 5.236 Tháng 7 3.870 2.230 4.576 Tháng 9 2.237 1.294 9.800 Nút giao thông ngã tư Bỉm Sơn, phường Ngọc Trạo CO (μg/m3) Tháng 11 4.980 3.882 4.871,4 30.000 Tháng 1 100,2 130,1 128,6 Tháng 3 119 132 140,2 Tháng 5 107 139,5 162,8 Tháng 7 124,9 119 151,5 Tháng 9 86,31 95,8 2,4 NO2 (μg/m3) Tháng 11 109,6 147,3 23,94 200

Qua các số liệu quan trắc thống kê qua các năm cho thấy tại cùng thời điểm đo tháng 1/2012; 2013; 2014 nồng độ các khí thải, bụi đa phần đều đạt QCCP (riêng tại thời điểm đo năm 2014 vượt QCCP), tại các thời điểm quan trắc khác trong năm nồng độ bụi vượt QCCP chiếm 40%, nồng độ bụi đạt QCCP chiếm 60%. Như vậy có thể thấy: Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông trên tuyến đường Trần Hưng Đạo cao hơn so với nút giao thông ngã tư Bỉm Sơn.

Để đưa ra đánh giá chính xác hơn về tác động từ hoạt động của KCN, hoạt động từ giao thông chúng tôi so sánh kết quả đo đạc, phân tích tại khu vực nghiên cứu với một số các nghiên cứu khác của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai) và của Tổng cục Môi trường thấy rằng kết quả này về cơ bản cũng phù hợp với các kết quả quan trắc tương tự như:

+ Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai) cho biết qua quan trắc tại 16 khu cơng nghiệp đóng trên địa bàn 6 huyện, thành phố. Cụ thể, qua quan trắc tự động tại 34 vị trí của 16 khu cơng nghiệp đã cho kết quả các thơng số mơi trường khơng khí khơng đạt quy chuẩn, vượt từ 1 đến hơn 9 lần so với quy định. Tại khu công nghiệp tập trung Nhơn Trạch (huyện Nhơn Trạch) thông số bụi tổng hợp vượt 2,56 lần; quan trắc tại khu công nghiệp Long Thành cho thấy chỉ số bụi tổng hợp vượt 1,15 lần; khu công nghiệp Xuân Lộc vượt 1,23 lần; khu công nghiệp Hố Nai vượt 1,16 lần; khu công nghiệp Tam Phước vượt 1,19 lần; khu công nghiệp Amata vượt 1,35 lần; khu cơng nghiệp Biên Hồ 1 vượt 1,37 lần, khu cơng nghiệp Biên Hịa 2 vượt 1,34 lần so với quy chuẩn cho phép. Ngoài ra, qua quan trắc tại khu vực bãi rác tạm Đồng Mu Rùa - huyện Nhơn Trạch cho thấy chỉ số môi trường về bụi tổng hợp tại khu vực này vượt quy chuẩn 9,19 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

+ Theo số liệu thống kê của Tổng cục Mơi trường thì ơ nhiễm tại Hà Nội đã vượt QCCP chủ yếu là hàm lượng bụi cao hơn 1 – 2 lần tiêu chuẩn. Đặc biệt, tại các nút giao thông và cơng trình xây dựng mức độ ơ nhiễm khơng khí cao hơn gấp 5 – 6 lần tiêu chuẩn. Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường Hà Nội cho biết: Ở Hà Nội, tại nhiều nút giao thơng như Kim Liên, Giải Phóng, Phùng Hưng (Hà Đơng)… những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép có lúc lên gấp 7 lần.

Nhận xét chung: Tại tất cả các điểm quan trắc thông số gây ảnh hưởng lớn nhất là bụi lơ lửng. Tại hầu hết các vị trí nồng độ bụi đều vượt QCCP, nguyên nhân đều do tác động cộng gộp của hoạt động phương tiện giao thông vận tải và hoạt động sản xuất của một số nhà máy, trong đó tần suất xuất hiện nồng độ vượt QCCP cao đều tại các vị trí N1, N2, N3, B1, D1, D2. Qua so sánh kết quả quan trắc hiện trạng mơi trường tỉnh Thanh Hóa qua các năm tại nút giao thông ngã tư Bỉm Sơn cho thấy mức độ ảnh hưởng của phương

tiện giao thông (nhất là phương tiện vận chuyển nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất) trên tuyến đường Trần Hưng Đạo là rất lớn.

- Đối với bụi lắng: đo đạc trong 24h/ngày, thiết bị đặt đo trong 03 ngày cho kết quả tại các vị trí đều vượt QCCP, vượt QC nhiều nhất tại điểm N1 (15,27 lần); thấp nhất tại vị trí B2 (2,56 lần), qua đó cho thấy kết quả quan trắc bụi lắng tại các vị trí cũng tương đồng kết quả quan trắc bụi lơ lửng.

Qua bảng số liệu trên cho thấy tại tất cả các điểm quan trắc đều có lượng bụi vượt quá QCVN. Điều này cho thấy chất lượng khơng khí tại thị xã Bỉm Sơn đang bị ơ nhiễm nặng. Nằm ở mức báo động về lượng bụi phát tán ra môi trường xung quanh. Do chỉ quan trắc tại các điểm đặc trưng nên chưa thể hiện hết được mức độ ô nhiễm tại thị xã. Bán kính nghiên cứu tại từng điểm quan trắc bụi là 100m. và đều cho ra kết quả bụi phát tán ra xa cịn hơn cả bán kính nghiên cứu. Được thể hiện tại bản đồ như sau:

Hình 3. 10. Bản đồ phân bố bị vị trí quan trắc bụi ở thị xã Bỉm Sơn thu từ tỷ lệ 1:25.000

Kết quả chụp ảnh thực địa tại các vị trí quan trắc bụi

Ngồi kết quả phân tích từ dữ liệu và thành lập bản đồ. Việc nghiên cứu ô nhiễm bụi tại thị xã Bỉm Sơn. Hay nói cách khác là tại các vị trí quan trắc cịn được nghiên cứu qua hình ảnh chụp vào thời điểm hoạt động dân sinh diễn ra bình thường.

- Hình ảnh ghi nhận được tại điểm quan trắc N1:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)